Wednesday, May 30, 2012

Đảng CS cần "lạp.... xưởng"



HLV đội tuyển Pháp dự đoán Tây Ban Nha vô địch EURO 2012


Huấn luyện viên đội tuyển Pháp Laurent Blanc cho rằng đội tuyển Pháp không có nhiều cơ hội ở Euro năm nay bởi phong độ không tốt tại hai giải đấu gần đây.

 Nhiều bình luận viên cho rằng Tây Ban Nha là đội mạnh nhất, trong khi cũng có không ít người đặt niềm tin vào đội bóng áo lam. Tại Euro tới Pháp ở chung bảng với Anh, Ukraine và Thụy Điển.

 Tuy nhiên, HLV Blanc khẳng định sẽ là ngớ ngẩn nếu đánh giá cao đặt nhiều hy vọng vào Pháp. Tại hai giải đấu lớn gần nhất là Euro 2008 và World Cup 2010, những chú “gà trống Gaulois” đã không thể vượt qua vòng bảng.

 “Tôi có thể nhìn thấy trước chiến thắng của Tây Ban Nha”, Blanc chia sẻ trong buổi họp báo hôm thứ năm. “Nhưng tôi không nhìn thấy điều tương tự cho Pháp. Tây Ban Nha ở đẳng cấp cao hơn các đội bóng còn lại. Tất nhiên sau vòng bảng hay sau mỗi trận đấu mọi thứ đều có thể xảy ra. Đức và Hà Lan không kém Tây Ban Nha quá nhiều”.
 HLV Laurent Blanc bắt đầu nắm đội tuyển sau thất bại tại World Cup 2010.


 Đánh giá về đội tuyển Pháp, HLV Blanc cho rằng mục tiêu thực tế nhất là vượt qua vòng bảng. Những chú “gà trống” cần vượt qua chủ nhà Ukraine và Thụy Điển trong khi Anh được đánh giá là ứng cử viên.

 “Tôi hi vọng có thể vào đến tứ kết. Đây là mục tiêu đầu tiên của chúng tôi”, Blanc nói. “Tôi xin nhắc lại rằng ở hai giải đấu gần đây, Pháp đã không vượt qua vòng bảng. Đó là thực tế”.

 Tại Euro, Pháp sẽ đá trận đầu với Anh vào ngày 11/6. Đây cũng là cuộc đối đầu đáng chú ý nhất ở bảng D.

Hùng Cường (Vnexpress)

Vợ chủ nhân mạng FACEBOOK là người Việt gốc Hoa

Priscilla Chan và Mark Zuckerberg

Cha của cô dâu Priscilla Chan mà Mark Zuckerberg, chủ nhân của trang mạng xã hội Facebook, vừa mới cưới hồi tuần trước, cho biết ông từng là người tị nạn Việt gốc Hoa trước đây sống ở Việt Nam, theo tường thuật của Daily Mail. Như vậy cô Chan cũng có giòng máu Việt trong người. Theo lời ông Napat Sriwannavit, người mua lại nhà hàng Taste of Asia của ông Dennis Chan hồi năm 2006, rồi đổi thành tiệm phở Pho & I đã cho biết như trên. Sriwannavit nói ông Chan là người tốt, cư xử rất tử tế. Ông nói ông từng là người tị nạn và sống ở Việt Nam trước đây.

Ông ấy là người Hoa nhưng sống ở Việt Nam. Cha của Priscilla đến Mỹ hồi cuối thập niên 1970. Ông và vợ dọn lên sống ở Massachusetts vào đầu thập niên 1980. Priscilla và hai em gái Elaine và Michelle đều sinh ra ở Mỹ. Báo chí Trung Hoa tiết lộ gia đình ông Dennis Chan gốc ở Từ Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Cộng. Priscilla từng giới thiệu về gốc gác Á Châu của mình với Zuckerberg và tháng 12 năm ngoái, hai người cùng làm một chuyến về Việt Nam, rồi sang Trung Cộng hồi Tháng Ba.

Priscilla Chan 27 tuổi, và Mark Zuckerberg 28 tuổi, là bạn lâu năm hồi học cùng trường ở Harvard và từng hẹn hò nhau trong suốt 9 năm. Peter Swanson, 66 tuổi, giáo sư môn khoa học kiêm huấn luyện viên tennis cho Priscilla trước đây, nhận xét nhiều người nói cô ấy lấy được Zuckerberg là quá may mắn nhưng cậu ấy lại cho cậu mới là người may mắn. Priscilla là câu chuyện của giấc mơ Mỹ Quốc trở thành sự thật. Cha mẹ cô đến Mỹ với hai bàn tay trắng và nay cô lấy một người tự mình trở thành tỉ phú.

(SBTN)

Đơn tố cáo dì ghẻ của con gái ruột Nông Đức Mạnh


( DanLamBao's Blog) Dân Làm Báo nhận được đơn tố cáo của bà Nông Thị Bích Liên, con gái ruột ông Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Việt Nam. Bức đơn được gửi cho báo Người Cao Tuổi, nội dung tố cáo những việc làm vi phạm pháp luật của Đại biểu Quốc Hội Đỗ Thị Huyền Tâm (Vợ mới cưới của ngài Nguyên Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh). Nay xin đăng lại nguyên văn để rộng đường dư luận và cũng để mọi người cùng theo dõi.

Saturday, May 26, 2012

Người mẫu, diển viên bán dâm giá 1.500 USD

Hồng Hà từng góp mặt trong các bộ phim như: Ai, Giấc mơ biển, Một thời ta đuổi bóng, Pha lê không dễ vỡ của đạo diễn Trương Dũng và Mùa thu đi một nửa của đạo diễn Võ Việt Hùng.

Chiều 24/5, nữ diễn viên, người mẫu Hồng Hà bị cảnh sát hình sự bắt quả tang khi đang bán dâm tại một địa điểm ở ngoại thành Hà Nội. Từ đây, một đường dây gái gọi cao cấp bị phanh phui. Người mẫu kiêm diễn viên này khai mức giá bán dâm của cô là 1.500 USD/lần.

Hồng Hà chỉ là nghệ danh của "chân dài" này. Cô này tên thật là Hà Thị Hồng, sinh năm 1989, quê ở Thái Bình và từng góp mặt trong các bộ phim như: Ai, Giấc mơ biển, Một thời ta đuổi bóng, Pha lê không dễ vỡ của đạo diễn Trương Dũng và Mùa thu đi một nửa của đạo diễn Võ Việt Hùng.

Điều đặc biệt là khi bị bắt, cô gái này khai với cơ quan điều tra rằng mình là người mẫu của công ty Elite. Tuy nhiên, bà Thúy Hằng – Giám đốc điều hành công ty người mẫu Elite, đã phủ nhận điều này. “Đó không phải là sự thật. Thậm chí tôi còn chưa nhìn thấy mặt cô này bao giờ. Tối hôm qua tôi cũng đã có cuộc trao đổi ngắn với bên công an khi nhận được thông tin này. Mỗi người mẫu thuộc công ty tôi đều có ký đầy đủ hợp đồng lao động, có mã số thuế và được trả lương hàng tháng. Không có ai tên là Hồng Hà trong danh sách này cả. Tôi thậm chí còn rà soát lại toàn bộ khối PG và sinh viên hay làm việc, hoàn toàn không có tên cô này trong danh sách của chúng tôi. Cần thiết tôi sẵn sàng ra đối chứng”, bà Thúy Hạnh nói.

Cơ quan điều tra cũng đã bắt giữ một tú ông tên Kiên, biệt danh Kiên pê đê, là phụ trách một CLB người mẫu ở Hà Nội. "Chân dài" trong đường dây của Kiên chủ yếu là người mẫu, diễn viên, thí sinh thi hoa hậu tại Hà Nội, TP HCM và các cô gái hoạt động nghệ thuật. Sau khi có mối quan hệ và tạo được niềm tin với khách mua dâm, Kiên cho họ số điện thoại và mật khẩu liên lạc. Nếu có "nhu cầu", khách gọi cho Kiên sẽ được thông báo giá, hẹn địa điểm.

Nơi bán dâm thường tại các khách sạn hạng sang tại Hà Nội và TP HCM với giá từ 4 đến 6 triệu đồng một lượt; hoặc 400-600 USD một đêm. Nếu theo tour du lịch giá từ 1.000 đến 1.500 USD. Tiền mua dâm được khách thanh toán trực tiếp cho kiều nữ. "Chân dài" sau đó chuyển 20-30% tiền hoa hồng cho Kiên vào tài khoản ngân hàng.

Sau đây là hình ảnh "người mẫu" Hồng Hà đã được đăng trên một số trang báo:



Lục Bình

Wednesday, May 23, 2012

Dân Bắc Triều Tiên giết người ăn thịt vì quá đói

Nạn nhân đầu tiên của nạn đói tại Bắc Triều Tiên thường là trẻ em

Le Figaro chú ý đến thảm trạng của người dân Bắc Triều Tiên qua bài viết « Những người Bắc Triều Tiên đói kém phải ăn thịt người ». Mặc dù chưa hẳn đã là phổ biến, sự xuất hiện của các hành động giết người ăn thịt cho thấy mức độ trầm trọng của nạn đói tại Bắc Triều Tiên.

Viện Nghiên cứu Hàn Quốc vì Thống nhất Quốc gia - Kinu (Korea Institut for National Unification) tại Seoul, trong một báo cáo được công bố ngày hôm qua 17/05/2012, cho biết trong những năm gần đây, chính quyền Bắc Triều Tiên đã xử tử ít nhất ba phạm nhân, vì tội giết người để ăn thịt. Đây là lần đầu tiên mà các chứng cứ cụ thể về hành động ăn thịt người tại Bắc Triều Tiên đã được công bố trong một báo cáo chính thức.

Vào năm 2009, một người đàn ông đã bị hành quyết tại thành phố Hyesan, giáp với biên giới Trung Quốc, vì đã giết một bé gái 10 tuổi. Trước đó vào năm 2006, tại thành phố Dokson, một người đàn ông và con trai cũng đã bị tử hình, vì tội ăn thịt người. Câu chuyện này là do một trong những người dân Bắc Triều Tiên tị nạn kể lại với Viện Nghiên cứu Kinu. Gần đây là vào năm 2011, một vụ ăn thịt người khác lại xảy ra ở thành phố Musan. Câu chuyện này cũng là do một nhân chứng trong số những người tị nạn đến từ miền bắc kể lại.

Báo cáo của Viện Kinu cũng tương đối hóa mức độ của hiện tượng giết người để ăn thịt tại Bắc Triều Tiên, và khẳng định rằng đây chỉ là những trường hợp cá biệt, chỉ được khoảng mười người trong số 230 người tị nạn được phỏng vấn kể lại. Ông Daniel Pinkston – một chuyên gia của tổ chức International Crisis Group cũng không tin rằng việc ăn thịt người ở Bắc Triều Tiên diễn ra trên quy mô lớn và được tiến hành có tổ chức.

Mặc dù chưa hẳn đã là phổ biến, sự xuất hiện của các hành động giết người ăn thịt cho thấy mức độ trầm trọng của nạn đói tại Bắc Triều Tiên. Bất chấp việc hệ thống phân phối lương thực đã được cải thiện, sau khi các nạn đói lớn trong những năm 1990 chấm dứt, nhiều khu vực tại Bắc Triều Tiên vẫn đói triền miên.

Cuối năm 2007, một người mẹ bị chính quyền kết tội đã ăn thịt đứa con gái 9 tuổi của mình, đã thanh minh : « Đói khiến tôi mất cả lý trí, tôi đã nghe thấy tiếng nói rằng thịt người còn ngon hơn cả thịt lợn và tôi tự nhủ, đằng nào thì chúng ta cũng sẽ chết cả mà thôi ».

Câu chuyện này đã được một người tị nạn kể lại với tổ chức nhân quyền North Korean Human Rights (NKHR), sau khi anh đến được Hàn Quốc vào năm 2009. Hiện tượng này xảy ra vào giai đoạn nạn đói khủng khiếp khiến hơn một triệu người chết. Kim Eunsun, thiếu nữ Bắc Triều Tiên đào thoát khỏi miền Bắc, trong hồi ký vừa xuất bản, đã kể lại chuyện một người đàn ông tại một tỉnh vùng cực bắc, bị kết tội vì đã giết con gái để ăn. Cô Kim giải thích: « Những người xung quanh đã tỏ ra thương cảm ông ấy, bởi vì nạn đói khiến người ta phát điên, khiến con người bị biến thành súc vật ». Bản thân cha của Kim Eunsun cũng đã bị chết vì đói.


Trọng Thành (RFI)



Nguy cơ nghèo đói gia tăng ở Việt Nam

Ủy ban Kinh tế-Xã hội Châu Á-Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc (gọi tắt là ESCAP) vừa công bố bản điều tra kinh tế xã hội khu vực năm 2012 vào trung tuần tháng 5.

Một người nghèo bán rau tại một chợ nhỏ ngoại thành Hà Nội.

Ảnh hưởng bởi lạm phát

Bản báo cáo có một số bằng chứng cho thấy Việt Nam đang phải đối diện với nguy cơ nghèo đói sau lần lạm phát đỉnh điểm năm 2008.
Trao đổi với đài RFA về bản báo cáo của Ủy ban kinh tế-Xã hội Châu Á-Thái Bình Dương thuộc Liên Hiệp Quốc vừa công bố, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận định:

“Báo cáo của ESCAP về tình hình kinh tế và nghèo đói của Việt Nam là một báo cáo có căn cứ và là một báo cáo có giá trị khoa học. Ở đấy người ta nêu lên nhiều vấn đề trong đó thì có về vấn đề hiện là tượng đói nghèo đã quay trở lại. Bởi vì điều ấy cũng dễ hiểu, trong thời gian từ 2008 cho đến nay thì tăng trưởng kinh tế là chậm lại và lạm phát thì tăng cao. Vì vậy cho nên một số người dân đã bị ảnh hưởng vì tình trạng lạm phát.”

Trong bài thuyết trình về bản điều tra kinh tế-xã hội khu vực năm 2012, Tiến sĩ Shuvojit Banerjee của ESCAP và Tiến sĩ Phạm Lan Hương, trưởng ban Chính sách Kinh tế Vĩ mô thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương nhấn mạnh mối quan ngại hàng đầu là mức lạm phát hai chữ số tại Việt Nam với đỉnh điểm 23% vào tháng 8 năm 2011 hiện nay tuy có giảm xuống, tính đến cuối tháng 3 ở mức 14,1% và chính phủ đang nỗ lực để kiềm chế lạm phát xuống mức một chữ số vào nửa cuối năm nay.

Với tình trạng lạm phát cao nhất vào năm 2008 và trở lại hai chữ số như hiện nay khiến cho bộ phận không nhỏ người dân ở Việt Nam phải đối mặt với hoàn cảnh đói nghèo. Lực lượng lao động chủ yếu của Việt Nam là tầng lớp công nhân với mức lương thu nhập chỉ đảm bảo được hơn 50% mức sống căn bản tối thiểu.

Từ 1/5, chỉ có hơn 6 triệu người dân nhận mức lương căn bản được điều chỉnh trong khi giá cả mọi mặt hàng tăng cao. Hầu như các mặt hàng quan trọng, thiết yếu như xăng dầu, lương thực thực phẩm, thuốc men ý tế gia tăng liên tục.


Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết bên cạnh nguyên nhân lạm phát, tình hình thiên tai trong những năm gần đây cũng tác động rất nhiều đến đời sống của người dân. Có nhiều hộ gia đình thuộc diện thoát nghèo thì nay quay trở lại diện nghèo khiến tỉ lệ hộ gia đình nghèo gia tăng một cách đáng kể. Những người nghèo nhất là ở vùng nông thôn phải chi 70%-80% thu nhập cho thực phẩm theo mức trượt giá.
Trong khi đó, Ủy ban An ninh Thực phẩm Thế giới thuộc tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc cho rằng quyền sở hữu đất đai không phù hợp và không được bảo vệ khiến đói nghèo gia tăng.

Tiến sĩ Banerjee và Tiến sĩ Phạm Lan Hương nhận định dù chỉ số tiêu dùng CPI giảm trong tháng 3 và tháng 4 nhưng đó không phải là dấu hiệu tốt. Một số nhà kinh tế cho rằng chỉ số CPI giảm nhanh dù giá cả một số loại nguyên vật liệu đầu vào chính vẫn tăng cho thấy các doanh nghiệp đang trong tình trạng rất khó khăn mà báo chí sử dụng từ ngữ “chết lâm sàng” để mô tả. Cho đến nay đã có gần 82 ngàn doanh nghiệp giải thể, chiếm gần 30%, đã phá sản hoặc ngừng hoạt động do thiếu vốn.

Doanh nghiệp chết "lâm sàng"

Trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ phải đối diện với tình trạng khó khăn về vốn, khó khăn về lựa chọn tìm khách hàng, đối tác có tài chính ổn định để bán hàng hay dịch vụ. Trong tình hình khó khăn chung, khách hàng không có khả năng thanh toán nên khách hàng chiếm dụng vốn. Nếu doanh nghiệp không bán hàng thì không thể đảm bảo doanh thu cho chi phí của công ty. Trái lại, khách hàng nợ thì tồi tệ hơn. Những dự án liên quan đến nhà nước hiện tại thì hầu như ngưng lại hay được chỉ định thầu hoặc khó tiếp cận. Khách hàng tư nhân thì khó tìm.

Về vay vốn, dù chính phủ có can thiệp nhưng thực tế vẫn tồn tại nhiều khó khăn và đầy bất cập cho doanh ngiệp trong quá trình vay vốn để kinh doanh sản xuất. Bà Thanh, chủ một doanh nghiệp có quy mô nhỏ tại TP. HCM cho đài RFA biết:

“’Doanh nghiệp chết lâm sàng’, dùng từ như vậy vì là công ty không có hoạt động. Giải thể công ty thì không thể được vì vẫn muốn giữ những business để làm nên tạm thời ngưng hết, giảm bớt tất cả hoạt động để qua được giai đoạn khó khăn này, để hoạt động tiếp. Còn không duy trì được vì tình hình năm nay khó, sang năm sẽ khó thì một số doanh nghiệp dài hơi sẽ không chịu được. Việc công ty ngưng hoạt động hoặc giảm hoạt động nhưng vẫn phải duy trì khoản chi phí cho nhân sự, cho văn phòng, cho tất cả các chi phí hoạt động thì một số doanh nghiệp sẽ ‘chết thiệt’ chứ không phải ‘chết lâm sàng’.”

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận định tình trạng ngày càng nhiều doanh nghiệp giải thể, phá sản có tác hại rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội ở đô thị. Ông nói:

“Điều này trước hết là làm giảm thu nhập của người dân, thứ hai nữa là làm giảm cơ hội của những thanh niên tốt nghiệp năm nay có thể có được công ăn việc làm. Và thứ ba nữa là làm tăng thêm tình trạng đói nghèo ở đô thị chứ không phải chỉ có đói nghèo ở nông thôn.”

Chuyên gia Lê Đăng Doanh cho rằng từ trước đến nay thường chú ý nhiều đến hiện tượng đói nghèo ở vùng sâu vùng xa, ở vùng miền núi, ở các vùng đồng bào dân tộc mà điều kiện sản xuất kinh doanh có khó khăn. Tuy nhiên, với tình trạng nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động hoặc là đã không hoạt động nữa thì hiện tượng thiếu công ăn việc làm và giảm thu nhập ở các thành phố sẽ trở thành vấn đề không thể xem thường.

Trong thời gian từ 2008 cho đến nay thì tăng trưởng kinh tế là chậm lại và lạm phát thì tăng cao. Vì vậy cho nên một số người dân đã bị ảnh hưởng vì tình trạng lạm phát.
CCKT Lê Đăng Doanh

Trong phần diễn giải về bản báo cáo của ESCAP, tiến sĩ Phạm Lan Hương cho biết tình hình chi ngân sách của Việt Nam được cải thiện, mức thâm hụt chỉ ở 4%. Tương tự, thâm hụt thương mại của Việt Nam xuống ở mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua là 3,8%. Xuất khẩu giảm và nhập khẩu giảm nhiều hơn. Do đó, những số liệu này không chứng minh cho bức tranh kinh tế Việt Nam được sáng sủa mà chỉ chứng tỏ mức tăng trưởng kinh tế rất chậm.

Trước kết quả bản điều tra kinh tế xã hội khu vực năm 2012 vừa công bố, các chuyên gia kinh tế nhận định nguy cơ đói nghèo gia tăng ở Việt Nam. Người dân cũng như các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cùng những nhà chuyên môn luôn hy vọng chính phủ sẽ kịp thời tiến hành những giải pháp tích cực có hiệu quả thực tiễn để hỗ trợ hữu ích cho đời sống an sinh của cộng đồng trong giai đoạn khó khăn hiện nay chứ không phải những thông tư, nghị quyết đúng và đẹp trên giấy mà thôi.


Hòa Ái (RFA)

Sunday, May 20, 2012

Cuộc sống vợ chồng của Hồ Chí Minh và Nguyễn Thị Minh Khai ở Nga



Đề cập các tài liệu liên quan tới ông Hồ được Quốc Tế Cộng Sản lưu giữ ở Nga, bà tiến sĩ Quinn-Judge cho biết:

“Đống hồ sơ này cũng chẳng có được bao nhiêu, sắp xếp lộn xộn, đôi khi in lại hoặc đánh máy, cũng có khi nguyên bản như một lá thư, một vài tài liệu có chữ ký của ông Hồ Chí Minh hoặc ký tắt với danh xưng là Quak, Quac, NAQ hoặc với bí danh là Lee hay là Lin. Sau này khi tra khảo tới các hồ sơ lưu trữ về thuộc địa của Pháp tại Aix-en-Provence, tôi thấy có được lợi ích là góp phần để sắp đặt cho các tài liệu về Quốc Tế Cộng sản theo thứ tự hợp lý hơn dựa vào các tài liệu tại hai nơi thường khi cùng ghi nhận đến các diễn biến như nhau.”


Liên quan tới ông Hồ và bà Minh Khai, bà Quinn-Judge cho biết:

“Một tiết lộ khác được khám phá qua các tài liệu này là có hai sự kiện liên quan đến thời kỳ hoạt động của bà Nguyễn Thị Minh Khai chứng tỏ bà là vợ của ông Hồ Chí Minh. Một sự kiện thể hiện qua lá thư được viết vào năm 1934 của ông Hà Huy Tập gửi tới Ban Bí Thư Miền Đông, nêu tên đại biểu được cử đi tham dự Đại Hội Quốc Tế Cộng sản lần thứ bảy, trong đó có một người nói là ‘vợ của Quốc,’ còn sự kiện kia là ở một chỗ khác thấy nói tới danh xưng người đàn bà đó là bà Vãi (bà Minh Khai vào thời gian những năm đầu hoạt động có làm nghề hàng vải). Vì trong phái đoàn chỉ có một phụ nữ cho nên dĩ nhiên đó phải là có ý nói tới bà Nguyễn Thị Minh Khai.




Nguyễn thị Minh Khai (1910-1941)


“Sau này tại Mạc Tư Khoa, khi phải làm tờ khai lý lịch cá nhân, khi điền vào câu hỏi về tình trạng gia đình bà đã ghi là có chồng và kể tên chồng là Lin. Đó cũng là danh xưng của ông Hồ tại Mạc Tư Khoa kể từ năm 1934 cho đến năm 1938.

“Ngược trở lại vào năm 1931, người ta thấy trong một lá thư ông Hồ Chí Minh có nói đến bà vợ đang chuẩn bị để đón khách vào dịp Tết. Đây có thể là một cách nói để ám chỉ bao che cho các hoạt động chính trị, nhưng nếu xét đến những điều vào năm 1934 hàm ý là bà Nguyễn Thị Minh Khai, tôi e rằng quả có thêm phần xác đáng hơn.

“Vì một vài lý do nào đó các giới chức tại Hà Nội vẫn chưa chịu đả động gì đến những điều tiết lộ theo đó ông Hồ có liên hệ tình cảm thực sự với những người thuộc phái nữ. Mặc dầu giờ đây phía Trung Quốc đã trình bày trước công luận cả một bức ảnh và một bài viết nói về việc ông Hồ kết hôn với một phụ nữ vào tháng Mười, năm 1926 (*), nhưng Hà Nội vẫn chưa chính thức xác nhận.”


Mặt khác, trong dịp chương trình Việt ngữ của đài BBC Luân Đôn phỏng vấn bà Quinn-Judge (hôm 20 tháng Năm, 2003) về cuốn sách đời ông Hồ nêu trên, bà đã đề cập rõ hơn về cuộc sống vợ chồng của ông Hồ và bà Minh Khai:

“Năm 1930 Nguyễn Thị Minh Khai đến Hồng Kông và làm việc trong văn phòng của ông Hồ. Và khi đó quan hệ giữa hai người đã bắt đầu. Trong năm 1931, một lá thư của ông Hồ báo cáo rằng ông sẽ lấy Nguyễn Thị Minh Khai làm vợ. Người ta có thể coi đó là một cách nói để giữ bí mật nhưng toàn bộ nội dung lá thư cho thấy ông nói thẳng về sự kiện đó. Rồi đến năm 1934, trước ngày Quốc Tế Cộng Sản lần bảy tổ chức thì trong các tài liệu về các đại biểu tham gia đại hội đều nói về Nguyễn Thị Minh Khai là vợ của Quốc tức Hồ Chí Minh. Và trong toàn bộ thời gian sau đó khi hai người sống ở Mạc Tư Khoa hai người ở chung như là vợ chồng.”


Giải thích của tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu


Trong các tài liệu chính thức về tiểu sử ông Lê Hồng Phong do đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra, chẳng hạn như trong cuốn Lê Hồng Phong – Người Cộng Sản Kiên Cường (hồi ký) do nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia ở Hà Nội đưa ra vào năm 2002, không hề đề cập tới các chi tiết về cuộc sống vợ chồng của ông Phong, chẳng hạn như họ cưới nhau ở đâu, vào năm nào, có con cái với nhau không ... nhà sử học Vũ Ngự Chiêu giải thích:

“Việc chưa ai tìm thấy một tài liệu hộ tịch nào về cuộc hôn nhân giữa ông Lê Hồng Phong (tên thật Lê Huy Doãn, 1902-1942, còn có tên Nga Mikhail Litvinov) và bà Nguyễn Thị Minh Khai (tên thật Nguyễn Thị Vịnh, 1910-1941) thật dễ hiểu. Họ cũng chẳng cần khai báo. Người ta cũng không còn lưu giữ được cả khai sinh của người con gái tên Lê Hồng Minh (nay đổi thành Lê Nguyễn Hồng Minh). Viết sử mà không có tài liệu để y cứ, cách nào để viết ? Không nêu rõ ngày tháng kết hôn của Hồng Phong-Minh Khai là phương thức tốt đẹp nhất.

“Chỉ có một nữ tác giả viết về mối tình cách mạng thơ mộng Hồng Phong-Minh Khai từ năm 1934, với những lời thề non, hẹn biển trên con tàu từ Thượng Hải tới Vladivostok. Tuy nhiên, tác giả này không nhắm mục đích viết sử. Ngoài ra, còn một người Tây phương nói về đám cưới của ông Lê Hồng Phong và bà Nguyễn Thị Minh Khai trên đất Nga, nhưng cũng chỉ là "truyền khẩu sử.

“Một số nhà nghiên cứu Việt Nam đã làm việc tại các văn khố của Quốc Tế Cộng Sản, cũng như văn khố Pháp. Từ thập niên 1970, họ làm phóng ảnh và vi phim (microfilm) các tài liệu văn khố Nga, mang về Hà Nội. Nhưng có lẽ vì những mục tiêu chính trị giai đoạn của Đảng và nhà nước, họ không được phép và có thể không muốn nhắc đến cuộc tình tay ba giữa Nguyễn Thị Minh Khai, Hồ Chí Minh và Lê Hồng Phong.

“Hiện nay, không ai có thể chối cãi được rằng khi theo học ở Nga trong thời gian 1934-1937, Fan Lan (Minh Khai) gần gũi với Lin (Hồ) hơn là Litvinov (Lê Hồng Phong). Từ Nga trở về Thượng Hải vào tháng Ba, 1937, bà Nguyễn Thị Minh Khai cũng đợi tới bốn tháng sau mới gặp ông Lê Hồng Phong, rồi cấp tốc về Sài Gòn công tác (hạ bệ Hà Huy Tập). Nói cách khác, bà Minh Khai chỉ có thể sống như vợ chồng với ông Hồng Phong từ cuối năm 1937 tới 1938, hoặc giữa năm 1939 tại miền Nam.

“Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã được đọc tư liệu văn khố Pháp, nhất là hồ sơ Nha Liêm Phóng (Mật Thám hay Sureté). Các tài liệu này ghi nhận bà Minh Khai là vợ ông Hồng Phong khi hai người tái tổ chức Đảng Cộng Sản Đông Dương trong nội địa trong giai đoạn 1937-1938. Những công điện xin y án tử hình bà Minh Khai của Toàn Quyền Jean Decoux năm 1941 cũng nhấn mạnh ở điểm Minh Khai là vợ Hồng Phong.

“Bà Sophie Quinn-Judge là người đầu tiên tìm thấy và công bố ba tài liệu Nga cơ bản về cuộc ‘hôn nhân cách mạng’ giữa ông Hồ và bà Minh Khai. Tài liệu thứ nhất là bản tự khai lý lịch của Minh Khai (dưới bí danh Fan Lan) ngày 14 tháng Mười Hai, 1934 khi làm thủ tục xin nhập học trường Đại Học Công Nhân Phương Đông của Quốc tế Cộng Sản. Fan Lan đã khai chồng mình là ‘Lin,’ tức ‘Lâm,’ bí danh mới nhất của ông Hồ sau khi QTCS khai tử bí danh ‘Nguyễn Ái Quốc’ vào giữa năm 1932. Tên ‘Lin’ trong tờ lý lịch này bị xóa đi bởi nhân viên thẩm quyền của QTCS. Một trong những cách giải thích hữu lý nhất là Bộ Phương Đông QTCS, qua bà Vera Iakovlevna Vasilyeva (1900-1959), trưởng phòng Đông Dương, đã xóa bỏ đi, vì QTCS không công nhận cuộc hôn nhân này.

“Tài liệu thứ hai là báo cáo ngày 31 tháng Ba, 1935 về phái đoàn đại biểu Đảng CS Đông Dương đi dự đại hội QTCS thứ bảy tại Mạc Tư Khoa. Ông Cinitchkin Hà Huy Tập – lúc ấy đang giữ chức thư ký Ban Lãnh Đạo Đảng ở Ngoài tại Macao, và sau này là tổng thư ký thứ ba của Đảng CS Đông Dương từ 1936 tới 1938 – báo cáo rằng Minh Khai là vợ ‘Quak’ hay ‘Quốc’ (tức Nguyễn Ái Quốc). Lúc bấy giờ Hồng Phong đã được chỉ định làm tổng thư ký Đảng CS Đông Dương (tức tổng bí thư). Nếu Hồng Phong thực sự là chồng cách mạng của Minh Khai, Cinitchkin Tập chắc chắn không dám dựng đứng lên liên hệ giữa Minh Khai với Nguyễn Ái Quốc.

“Ngoài ra, còn một tài liệu khác cho thấy ngày 12 tháng Giêng, 1931, sau khi Hồ Chí Minh (Quốc) xin phép kết hôn, Bộ Phương Đông ở Thượng Hải trả lời là phải chờ đợi hai tháng. Nhưng một tháng sau, ngày 12 tháng Hai, 1931, ông Hồ đã báo cáo với Ban Phương Đông là ‘vợ’ mình đang lo chuẩn bị đón Tết Tân Mùi (ngày 18 tháng Hai, 1931) và đón tiếp khách từ Sài Gòn và Bắc Kỳ qua. Người nữ trẻ sống gần ông Hồ, được giới thiệu là ‘thư ký riêng,’ và rồi vợ của Hồ chính là ‘Lý Huệ Sương’ hay ‘A Duy’ – sau này đổi tên thành Minh Khai – mới từ trong nước thoát ly ra ngoại quốc làm cách mạng. Những tài liệu này hiện vẫn chưa mở ra cho công chúng, và bà Quinn-Judge là một trong rất ít chuyên viên đã được phép tham khảo đặc biệt.

“Vẫn theo tài liệu Pháp, năm 1932, sau khi luật sư của ông Nguyễn Ái Quốc, với sự toa rập của Thống Đốc Hồng Kông William Peel – và rất có thể cơ quan tình báo Anh – bung tin Quốc đã chết trong nhà tù Hồng Kông vì ‘ho lao và nghiện thuốc phiện,’ cô Duy có một bạn đồng hành là Trần Ngọc Ranh (Danh), em trai Trần Phú (Lee Kwei, 1904-1931, tổng thư ký đầu tiên của Đảng CS Đông Dương. Ông Ranh cũng từng qua Nga. Theo lời khai của ông Trương Phát Đạt với mật thám Pháp, ông Ranh là ‘tình nhân’ của cô Duy, và có lần ghen tuông, trách ông Đạt mưu toan tán tỉnh cô Duy. Cô Duy và ông Ranh từng tới Nam Kinh tá túc tại nhà ông Hồ Học Lãm khoảng bốn, năm tháng. Sau khi ông Ranh bị bắt ở Thượng Hải, năm 1933, ông Bùi Hải Thiệu (Bùi Ngọc Thiệu, hay Felix Leopold), một mật báo viên của Pháp, từng theo học trường Công Nhân Phương Đông, muốn giới thiệu bà Minh Khai cho ‘Đỏ,’ một tay hoạt động lâu năm, nhưng bà Minh Khai từ chối. Chẳng hiểu ‘Đỏ’ đây có phải là ông Hồng Phong, mới từ Nga về Trung Hoa tái tổ chức Đảng CS Đông Dương chăng ? (Mật thám Pháp nghi nhân vật này là Trần Đại Đỏ, một thủy thủ, từng qua Pháp.)

“Tôi may mắn,”
tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu nói, “được tham khảo một số tài liệu Pháp đã lâu. Riêng các tài liệu Nga thì một phần do giáo sư Anatoli Sokolov, một chuyên viên Nga, cung cấp nguyên bản kèm theo bản dịch Việt ngữ, một phần do các nhà nghiên cứu trong nước và thế giới đã công bố.”

_________________________
Chú thích: (*) Năm ngoái, một tài liệu của Trung Hoa đưa ra đã nói rõ về cuộc hôn nhân của ông Hồ Chí Minh với một cô gái người Trung Hoa ở Quảng Châu tên Tăng Tuyết Minh, có cưới hỏi đàng hoàng.

Nguồn gốc từ y tá lên thủ tướng


Lâu nay bạn đọc thường vẫn hỏi nhau một trong những câu hỏi, mà cho đến gần đây chưa có câu trả lời thỏa đáng, có chăng thì cũng chỉ là những lời đồn thổi khó thuyết phục vì xét ra cũng là thiếu lôgich: Tại sao Nguyễn tấn Dũng, với nhân thân (công khai) có thế nói rằng không có gì nổi bật, nếu như không muốn nói là quá tầm thường, mà lại leo cao, trèo sâu nhanh đến như vậy?.


Hôm nay, Thăng Long tôi xin cùng phân tích với quí vị để trả lời cho câu hỏi nêu trên (mọi người chớ có cho rằng tôi là... thầy bói đấy nhé). Chúng ta cùng ngược lại thời gian cách nay hơn 20 năm, lúc đó không hiểu từ đâu bỗng thấy xuất hiện một tài liệu nặc danh (chỉ đề là: một lão thành cách mạng, biết không còn sống được bao lâu, nên chỉ muốn các đồng chí biết một sự thật mà tôi và một số đồng chí khác đã trực tiếp chứng kiến) câu chuyện như sau: 

Tổng thống Obama khó xử vì Chelsea - Bayern Munich

Trận chung kết Champions League 2011/12 cũng được các nguyên thủ quốc gia quan tâm.

Hội nghị thượng đỉnh G8 đang diễn ra tại Trại David, Maryland trùng với thời điểm diễn ra trận chung kết Champions League giữa Bayern Munich và Chelsea. Dù vậy lịch làm việc của các nguyên thủ quốc gia G8 cũng bị ảnh hưởng bởi bầu không khí sôi sục của trận cầu được cả thế giới bóng đá chờ đợi, đặc biệt là Thủ tướng nước Anh David Cameron và Thủ tướng nước Đức Angela Merkel.


Các nguyên thủ quốc gia cũng gác công việc xem bóng đá



Dĩ nhiên ông Cameron là CĐV nhiệt thành của Chelsea, đội bóng của xứ sở sương mù, còn bà Merkel cũng trông chờ Bayern sẽ làm rạng danh bóng đá Đức. Cảm xúc hồi hộp nhất diễn ra vào lúc hai đội bóng bắt đầu loạt 11m cân não và cuộc hội đàm đã tạm thời gác lại để tất cả nguyên thủ quốc gia cùng sống trong những giây phút kịch tính nhất.



Chỉ có Thủ tướng David Cameron là CĐV của Chelsea

Trận chung kết chỉ có một đội bóng giành chiến thắng và niềm vui được trao cho CĐV của Chelsea. Không ngạc nhiên khi Thủ tướng David Cameron giơ hai tay ăn mừng chiến thắng lịch sử của The Blues, để lại nỗi buồn cho Thủ tướng Angela Merkel. Còn người lâm vào thế khó xử là Tổng thống Mỹ Barack Obama vì chẳng biết nên ăn mừng cùng ông Cameron hay an ủi nỗi buồn với bà Merkel.

(Bongda.com)

Chelsea F.C. vô địch Champion Leagues

Sau chiến thắng ngoạn mục và ‘nghẹt thở’ trước ‘hùm xám’ Bayern Munich, những ‘người hùng’ Chelsea đã trở về nước Anh và có cuộc diễu hành ăn mừng trên đường phố London trước sự chào đón của hàng nghìn fan hâm mộ.

 

Khu vực tây nam thành London như bước vào ngày hội khi rợp trong sắc xanh của những chiếc áo cổ động viên cùng cờ và biểu ngữ. Hàng nghìn fan hâm mộ đã tập hợp về đây, đứng quây kín dọc hai bên đường và tưng bừng hò reo khi chiếc xe chở đoàn quân The Blue tiến vào.
 
 




Các cầu thủ hạ cánh ở sân ba Heathrow, London trước khi bắt đầu cuộc diễu hành
 



Những ‘người hùng’ Chelsea diễu hành trên đường phố London trong sự vui mừng của hàng ngàn CĐV.
 

 

Trong cuộc ‘biểu dương lực lượng’ này, bên cạnh việc ‘khoe’ chiếc cúp bạc Champions League danh giá vừa giành được tối 19/5, CLB còn giương cao chiếc cúp FA mùa giải vừa qua khi chiến thắng trong trận chung kết với Liverpool.

 

Các học trò cưng của HLV Roberto Di Matteo đã phản bác lại những lời dự đoán bất lợi trước trận đấu bằng cú lội ngược dòng ngoạn mục vào phút 89 nhờ pha lập công của Drogba và chiến thắng trên chấm phạt đền trong những loạt sút luân lưu may rủi.

 

 


Đội trưởng John Terry, người phải vắng mặt trong trận chung kết do án phạt, cùng hậu vệ Ashley Cole tự hào giương cao chiếc cúp bạc Champion League danh giá
 

 



‘Ông trùm’ Roman Abramovich cũng có mặt trong đoàn quân chiến thắng. Sau khi chi bộn tiền vào CLB, cuối cùng ‘giấc mộng châu Âu’ của tỷ phú này đã thành hiện thực
 

 

Bayern gần như đã chạm một tay vào chiếc cúp vô địch châu Âu lần thứ 5 trong lịch sử CLB khi Thomas Muller ghi bàn 7 phút trước khi tiếng còi chung cuộc vang lên. Nhưng Drogba đã ‘tỏa sáng’ đúng lúc bằng việc gỡ hòa 5 phút sau đó, khiến trận đấu phải kéo dài thêm 2 hiệp phụ đầy mệt mỏi.

 

Thần may mắn đã mỉm cười với đoàn quân áo xanh, khi thủ môn Peter Cech xuất sắc cản phá quả penalty từ tiền vệ Arjen Robben. Kết thúc 2 hiệp phụ không bàn thắng, trận đấu phải phân thắng bại bằng loạt ‘đấu súng’ cân não. Và Chelsea, bằng bản lĩnh và quyết tâm của mình, cộng thêm một chút ‘số phận’, đã kết thúc những giây phút căng thẳng bằng kết quả chiến thắng 4-3.

 

 




Cả cúp C1 và cúp FA đều được các cầu thủ ‘khoe’ với đám đông fan hâm mộ
 

 

Cuộc diễu hành bắt đầu từ cổng vào phía tây của cây cầu Stamford, trước khi đi về phía đông dọc theo đường Fullham. Phải mất nửa giờ CLB mới tới được Eel Brook Common, nơi chiếc xe buýt chở đội bóng dừng chân nghỉ ngơi, và cuối cùng là kết thúc ở Parsons Green.

 

Trong cuộc diễu hành ăn mừng chiếc cúp Ngoại hạng và cúp FA của Chelsea vào năm 2010, khoảng 70.000 cổ động viên đã tràn kín các đường phố. Hội đồng Hammersmith và Fullham đã phải chặn một vài tuyến đường trong khu vực cho sự kiện này.

 

 




2 trong số ‘nhân vật chính’ của sự kiện – HLV Roberto Di Matteo và Didier Drogba, nở nụ cười chiến thắng đầy kiêu hãnh

 

Ủy viên Hội đồng, ông Nick Botterill, cho biết: ‘Cú đúp giành cúp Champions League và FA của Chelsea sẽ là một dấu ấn lịch sử không thể nào quên ở nơi đây. Giống như một con phượng hoàng bay lên từ đống lửa, HLV Roberto Di Matteo đã xoay chuyển tình thế, khi đây tưởng chừng là một năm thất bại của The Blue, bằng việc ‘lên ngôi’ ở đấu trường bóng đá châu Âu. Chúng tôi vô cùng tự hào khi Chelsea đã mang vinh quang về cho phía tây London’.

 

Cùng nhìn lại những hình ảnh đáng nhớ trong cuộc trở về của các ‘người hùng’ Chelsea

 

 


Cuộc diễu hành bắt đầu từ phía tây cầu Stamford, kéo dài qua đường Fullham, và kết thúc ở Parsons Green

 

 




Hàng chục nghìn cổ động viên trong màu áo xanh truyền thống của CLB đứng tràn 2 bên đường hò reo

 

 






Cổ động viên thể hiện sự vui mừng và phấn khích với những chiếc cúp bằng…bóng bay và cờ quạt, biểu ngữ
 
 
Thúy Hạnh

Wednesday, May 16, 2012

Công An Văn Giang đánh nhà báo lộ rõ cưỡng chế bạo lực

Bức tường im lặng về vụ cưỡng chế Văn Giang đã được phá vỡ, báo chí từ chỗ đứng bên lề nay nhập cuộc với nhiều khía cạnh của vụ cưỡng chế, đặc biệt là vụ công an sắc phục đánh hội đồng hai nhà báo.

Nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam VOV bị đánh đập thô bạo.



Lời nói dối hào nhoáng

Tuy chậm đến hai tuần sau ngày cưỡng chế, nhưng báo chí lề phải đang làm cho chính quyền Hưng Yên bối rối, các quan chức tỉnh này tiếp tục phạm sai lầm trong cách phản ứng và cũng đã có những phát ngôn ngớ ngẩn, tương tự như quan chức Hải Phòng đã hành xử sau vụ Tiên Lãng.

Ngày 2/5 hơn 1 tuần sau vụ cưỡng chế 24/4 ở Văn Giang, ông Nguyễn Khắc Hào phó chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên đã báo cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong Hội nghị trực tuyến là lực lượng cưỡng chế 1.000 người đã thực hiện tốt các phương án đề ra, đảm bảo an toàn không ai bị thương. Ông Hào còn khẳng định video clip ghi lại hình ảnh nhiều người bị công an sắc phục và nhân viên thường phục đánh hội đồng là dàn dựng giả mạo để vu khống bôi nhọ chính quyền.

Như thế chính quyền tỉnh Hưng Yên qua ông Nguyễn Khắc Hào đã nói dối Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vì bên cạnh những người dân mất đất bị tấn công, còn có hai nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam VOV bị đánh đập thô bạo gây thương tích dù đã trình bày là nhà báo được cử đi làm nhiệm vụ. Đó là ông Nguyễn Ngọc Năm, trưởng phòng phóng viên Thời sự Chính trị, kinh tế và phóng viên Hán Phi Long.

Nhà báo Phạm Đình Trọng nguyên trưởng đại diện báo Quân Đội Nhân Dân tại TP.HCM nói với Mặc Lâm Đài ACTD:

“Theo tôi thì hai anh đều là công cụ. Anh công an là công cụ bạo lực của nhà nước, còn anh nhà báo là công cụ tư tưởng của nhà nước. Anh công an, công cụ bạo lực sử dụng trong trường hợp này rất sai bởi vì dùng công cụ bạo lực nhà nước để chống lại nhân dân. Nhân dân người ta đứng lên bảo vệ quyền lợi chính đáng của người ta thì nhà nước dùng công cụ bạo lực này để chống lại nhân dân, đàn áp nhân dân. Rõ ràng là hung hăng quá. Anh coi tất cả mọi người là đối tượng là kẻ thù!”

16 ngày sau khi sự kiện xảy ra, VOV mới chính thức xác nhận vụ việc và tải lên mạng vào sáng 10/5. Theo đó, ông Nguyễn Ngọc Năm đã bị còng tay, áp giải về trụ sở Viện kiểm sát huyện Văn Giang, tạm giữ gần 8 tiếng, lấy lời khai và viết tường trình từ 9g45 đến 17g15 ngày 24/4. Vẫn theo bản tin của VOV, phóng viên Hán Phi Long sau khi bị đánh gây thương tích cũng đến trụ sở Công an huyện Văn Giang tường trình vụ việc. Vào tối 24/4 hai nhà báo này đã có đơn đề nghị Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên giải quyết. Đài Tiếng Nói Việt Nam đã gởi công văn chính thức đến Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin-Truyền thông, Hội nhà báo Việt Nam, UBND tỉnh Hưng Yên, đề nghị cùng phối hợp làm rõ và xử lý minh bạch, dứt điểm, thông báo công khai kết quả với công luận.


Theo báo Pháp Luật TP.HCM, ngày 9/5, Văn phòng Chủ tịch nước và đại diện Hội Nhà báo đã làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên về vụ hai nhà báo VOV bị hành hung. Hội Nhà báo đề nghị lãnh đạo tỉnh làm rõ thông tin hai nhà báo này bị lực lượng cưỡng chế đánh gây thương tích, còng tay áp giải, tạm giữ trong ngày 24/4. Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam Hà Kim Chi cho rằng đây là vụ việc mà dư luận trong ngoài nước rất quan tâm.

Cùng với báo cáo sai sự thật của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Khắc Hào tại hội nghị trực tuyến 2/5, đến ngày 9/5 ông Bùi Huy Thanh chánh văn phòng kiêm người phát ngôn cho UBND tỉnh Hưng Yên nói trong cuộc họp báo là “chưa có bằng chứng hay nhân chứng khẳng định 2 nhà báo VOV chính là 2 người bị đánh trong clip đang phát tán trên mạng.” Báo Người Lao Động Online khi đưa tin này đã đặt tựa bài là “Phát ngôn gây sốc của ‘quan’ Hưng Yên”.


Sự thật được phơi bày

Ngày 10/5, trong hành động hiếm thấy Tuổi Trẻ Online đưa clip lực lượng cưỡng chế Văn Giang đánh nhà báo lên trang mạng của mình lồng vào bài phỏng vấn dạng hỏi đáp với nạn nhân bị đánh là nhà báo Nguyễn Ngọc Năm 42 tuổi, trưởng phòng phóng viên thời sự, chính trị, kinh tế của Đài Tiếng Nói Việt Nam.

Trong cuộc phỏng vấn, nhà báo Nguyễn Ngọc Năm nói rằng trong 15 năm hành nghề và từng đi tới nhiều điểm nóng trong ngoài nước nhưng anh chưa bao giờ nghĩ mình sẽ rơi vào tình cảnh bị đánh như ở xã Xuân Quan  hôm 24/4. Theo lời anh Nguyễn Ngọc Năm, trong khi quan sát tình hình cưỡng chế, hàng chục người gồm cả công an đánh phóng viên Hán Phi Long bằng dùi cui, vụt vào mặt và đầu. Thấy đồng nghiệp bị đánh hội đồng, ôm bụng gục xuống, anh Năm đã chạy sang và hét lên nhiều lần:

 “ Chúng tôi là nhà báo, chúng tôi ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Sao các anh lại đánh nhà báo? Không được đánh, chúng tôi là nhà báo. Họ buông Long và quay lại đánh tôi (như trong clip) và còng tay, mặc cho tôi ra sức thanh minh tôi là nhà báo. Nhưng cũng may, trong lúc họ tập trung đánh tôi thì anh Long kịp chạy thoát và được người dân đưa ra trạm y tế cấp cứu.” Chúng tôi vừa đọc nguyên văn lời nhà báo Nguyễn Ngọc Năm trả lời Báo Tuổi Trẻ Online.


Mới đây ngày 9 tháng 5 tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định lực lượng cưỡng chế gồm đông đảo cảnh sát cơ động , dân phòng tràn vào trấn áp số nông dân đa số là phụ nữ có chị bị đánh bất tỉnh rồi kéo lê ra đường. Blog nguyenxuandienVề phần mình nhà báo Hán Phi Long 33 tuổi, được Đất Việt Online trích lời hôm 9/5 nói rằng, bị đánh máu chảy đầy mặt, trạm y tế xác định anh bị rách môi ngoài, dập môi trong, vùng mặt phù nề với kích thước 4X4cm, ngực phải đau tức. Nhà báo Hán Phi Long đã phải nghỉ việc 2 tuần để điều trị và mới đi làm lại ngày 7/5. Theo Đất Việt Online cả hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long đều khẳng định clip video trên mạng phản ánh đúng những gì đã xảy ra cho hai người vào sáng 24/4, không có sự dàn dựng hay giả tạo nào cả.   

Tuy muộn màng nhưng vụ hai nhà báo bị bạo hành trong vụ Văn Giang đã đầy đủ tính xác thực. Nhà báo Nguyễn Ngọc Năm là một cấp chỉ huy của Đài Tiếng nói Việt Nam, một công chức và cũng là một Đảng viên Cộng sản, việc ông xác nhận mình và đồng nghiệp Hán Phi Long chính là người bị đánh hội đồng và được truyền thông báo chí phổ biến đồng loạt, khiến chính quyền Hưng Yên không thể tiếp tục nói dối được nữa.

Theo VietnamNet lúc 14g30 chiều 10/5, Thiếu tướng Trần Huy Ngạn, Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên đã đến trụ sở Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV) để làm việc với lãnh đạo Đài về vụ việc. Đọc bài tường thuật chúng tôi thấy rằng, Giám đốc Công an Hưng Yên không nói lời xin lỗi chính thức, nhưng lại xin lãnh đạo Đài TNVN và hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long hết sức thông cảm. Tướng Ngạn cho biết trong số 1.000 người tham gia vụ cưỡng chế có công an của tỉnh, huyện và xã một số công an của Bộ và dân phòng. Tướng Ngạn cam kết sẽ làm rõ và xử lý nghiêm trong thời gian sớm nhất những người hành hung bắt giữ 2 phóng viên VOV.

Mặc dù hai nhà báo VOV xác nhận họ bị hàng chục người đánh hội đồng trong đó có công an mặc cảnh phục và nhân viên thường phục, clip video mà Tuổi Trẻ đưa lên trang mạng của mình thể hiện rất rõ sự kiện này, nhưng chiều 10/5 VietnamNet đưa tin chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh nói là đã có đủ cơ sở để khẳng định người cầm gậy hành hung phóng viên VOV là lực lượng dân phòng. Xin nhắc rằng ông Bùi Huy Thanh là một trong hai nhân vật được báo Người Lao Động Online gọi là quan chức Hưng Yên phát biểu gây sốc.

Giống như có một tín hiệu được phát ra, báo chí Việt Nam vào cuộc vụ Văn Giang tuy chậm hai tuần nhưng cũng khá rầm rộ, hầu như các báo điện tử đều có bài hoặc trích lại bài của đồng nghiệp. Bên cạnh vụ bạo hành và bắt giam nhà báo quan sát vụ cưỡng chế, báo điện tử Pháp Luật TP.HCM có hẳn một loạt bài được người đọc quan tâm và nhiều báo khác đăng lại. Những câu hỏi đặt ra đó là người dân sẽ sống bằng gì sau cưỡng chế. Tờ báo đi tìm câu trả lời từ GSTS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên đại biểu quốc hội hiện sống và làm việc ở Hà Nội. Nhà trí thức này đưa ra một phép so sánh đơn giản: “Đền bù cho người ta chỉ hơn 100.000 đồng một mét vuông, nghĩa là mua được vài lít xăng hoặc ba bát phở. 1 mét vuông đất nông nghiệp, kết quả tích tụ của hàng bao nhiêu năm, lại là cái người nông dân phải đổ ra bao nhiêu mồ hôi nứơc mắt mới có được chưa tính đến chuyện trong đó có cả thành quả cách mạng chia cho người ta nữa, mà giờ trả quá rẻ mạt. Làm sao người
ta sống được."

Hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động, bộ đội được huy động đến xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24-04-2012 để cưỡng chế 70 hecta đất xây dựng khu đô thị Ecopark

Chúng tôi xin trích lời GSTS Nguyễn Minh Thuyết phát biểu với Đài ACTD khi vụ cưỡng chế Văn Giang mới diễn ra:

“Nếu như ở Văn Giang đền bù cho người dân chỉ một trăm nghìn đồng một mét vuông thì người ta cầm đồng tiền ấy người ta sống thế nào? Trong khi chỉ cần mấy sào ruộng thì đến đời cháu, đời chắt, đời chít người ta vẫn có thể sống được. Khi có nhu cầu phải thu hồi đất đai thì cần phải có sự thỏa thuận với người dân để sao cho sự đền bù thỏa đáng và cũng phải đảm bảo đời sống của người dân sau khi thu hồi đất. Như thế mới thực sự phù hợp với nguyện vọng và quyền lợi của người dân.”    


Đa số các nhân vật mà Pháp Luật TP.HCM Online thu thập ý kiến đều chung quan điểm là dù với luật đất đai hiện hành còn nhiều bất cập nhưng trong mọi trường hợp, thu hồi đất không thể để người dân chịu thiệt. Ông Nguyễn Minh Nhị nguyên chủ tịch UBND tỉnh An Giang nói khi thu hồi đất để phục vụ dự án sinh lời thì nhà đầu tư phải thương lượng với dân. GSTS Võ Tòng Xuân hiệu trưởng trường Đại Học Tân Tạo Long An  nhận định rằng làm chính quyền ai cũng muốn có một khu đô thị qui mô và mục tiêu là mở ra văn minh cho đất nước. Tuy nhiên ông thắc mắc là tại sao chính quyền Hưng Yên lại chọn vùng đất đó mà không chọn vùng đất khác. Nếu chọn tại đó thì nhà đầu tư phải thỏa thuận giá với dân không cần phải thông qua Nhà nước. Mà nếu nhà đầu tư đến thương lượng với dân thì chẳng xảy ra chuyện gì.

Theo GSTS Võ Tòng Xuân nên sửa Luật Đất Đai sao cho người dân đang sử dụng đất có cái quyền cao hơn , thể hiện tinh thần dân chủ nhiều hơn. Chứ lâu nay cái gì cũng của Nhà nước hết rồi bắt dân phải chịu thiệt. Ông hy vọng luật đất đai được sửa đổi lần này sẽ tốt… mà hễ đã có luật thì cán bộ nhà nước phải theo luật. Khi đó không còn nhiều vụ cưỡng chế thu hồi đất như lâu nay nữa.

Nam Nguyên (RFA)

Tuesday, May 15, 2012

Bí thư Quảng Đông: "Đảng Cộng sản Trung Quốc không mang lại hạnh phúc cho dân"

Uông Dương, Bí Thư Tỉnh Ủy Quãng Đông

"Nói đảng Cộng sản và chính quyền phục vụ nhân dân là một điều sai quấy cần phải dẹp đi ". Lời tuyên bố "lịch sử" này đã được ông Uông Dương, bí thư tỉnh Quảng Đông đưa ra vào ngày 09/05/2012 nhân đại hội đảng bộ địa phương, trong bối cảnh đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị thay đổi lãnh đạo.

Phải chăng một trang sử mới tại Trung Hoa lục địa đang hé mở ? Lần đầu tiên một khẩu hiệu tuyên truyền chính thức của đảng Cộng sản bị một quan chức cao cấp thuộc khuynh hướng cải cách xé bỏ. Trong cuộc họp của đảng bộ tỉnh Quảng Đông cách nay hai hôm, Bí thư Uông Dương tuyên bố: " Chúng ta phải vất bỏ đi ý tưởng sai lầm cho rằng hạnh phúc của nhân dân là do đảng và chính phủ mang lại ".

Chưa hết, nhân vật được tiếng thuộc phe cải cách bổ túc thêm : Mưu tìm hạnh phúc là quyền lợi của người dân. Còn vai trò của chính phủ là để cho nhân dân được tự do dũng cảm đi tìm hạnh phúc bằng con đường riêng của mình.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông nhấn mạnh chuyện xây dựng hạnh phúc của người dân và vấn đề cá nhân mà đảng Cộng sản và chính quyền không có vai trò gì cả. Nếu có, thì Đảng và Nhà Nước phải phục vụ cho dân chứ không phải ngược lại.

Quan điểm trên đây thật ra là một ý tưởng bình thường tại các nước dân chủ nhưng nó không bình thường trong chế độ phong kiến "ơn vua lộc nước" và trong chế độ được gọi là cộng sản "nhờ ơn Đảng và nhà nước… "

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông đã hơn một lần chứng minh ông là một nhà cải cách. Khi dân làng Ô Khảm biểu tình đuổi chính quyền địa phương thì chính ông đã dàn xếp không dùng biện pháp đàn áp, và để cho dân làng tổ chức bầu cử tự do chọn người mới. Tuy tuyên bố "không theo mô hình Tây phương" ông cũng chống lại chủ trương "tân Mao-ít" của cựu lãnh đạo Trùng Khánh, Bạc Hy Lai. 

Nhận định về sự kiện độc đáo này vừa xảy ra tại Trung Quốc, hãng tin công giáo Á châu Asia News ghi nhận rằng ông Uông Dương đã tách ra khỏi những tín điều truyền thống : nhờ Đảng mà Trung Hoa được độc lập, hạnh phúc, ổn định và thành công.

Từ khi Mao Trạch Đông cướp được chính quyền tại Hoa lục thì từng thế hệ học sinh được dạy là mang ơn Đảng từ viên kẹo cho đến quyển vở. Mao chủ tịch được tôn vinh như Ngọc Hoàng giáng thế, chăm lo đời sống của nhân dân từ lúc lọt lòng cho đến lúc qua đời. Thế nhưng, từ khi hàng loạt chế độ cộng sản sụp đổ, và Đặng Tiểu Bình phải cải cách kinh tế để tự cứu thì tại Trung Quốc tràn ngập những vụ bê bối, tham ô, những lạm quyền thế, biển thủ công quỹ mà thủ phạm là cán bộ, quan chức. Tệ hại hơn nữa là họ tìm cách đưa con cháu vào các chức vụ quan trọng để tính chuyện thống trị lâu dài.

Trong khi đó thì người dân Trung Quốc được gì ? Chỉ cần đơn cử một thống kê của Viện Khoa học Xã hội hồi cuối năm ngoái : trong 20 năm trở lại đây, chính sách cưỡng chế trưng thu đất đai đã làm cho 50 triệu người dân mất nhà, mất đất. Hôm qua, tại Vân Nam, một phụ nữ dân oan bị trưng thu nhà đã cho bom nổ tự sát ngay trong văn phòng chính quyền địa phương.Đó chỉ là một trường hợp thương tâm trong muôn ngàn oan khiên trong chế độ mà trung bình mỗi sáu phút có một cuộc biểu tình chống tham ô và nhũng lạm quyền thế.

Theo Asia News, đối với những cán bộ có suy nghĩ, con đường hạnh phúc của họ là tách dần ra khỏi đảng. Theo thống kê năm 2006, trong số 70 triệu đảng viên, hơn một phần ba chọn theo một tôn giáo. Hơn 20 triệu theo đạo Thiên chúa.

Những lời phủ nhận tín điều truyền thống trên đây được xem là "lịch sử" vì ông Uông Dương tuyên bố công khai, và ông là một nhân vật lãnh đạo cao cấp, rất có thể sẽ là một trong những ủy viên thường trực Bộ Chính trị nhân đại hội Đảng vào cuối năm nay.

Mặc dù báo chí chính thức không tường thuật, nhưng trên mạng internet những lời tuyên bố này đã được loan tải rộng rãi và được dự báo sẽ "đi vào lịch sử".

Tú Anh (RFI)

Wednesday, May 9, 2012

"Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay"

Rữa rau bằng phân tổng hợp "Made in Vietnam"


Click hình coi cho lớn, cho rõa.....

Nam Định: chính quyền sử dụng vũ lực cưỡng chế đất của dân

Vào sáng ngày hôm nay 09/05/2012, chính quyền tỉnh Nam Định đã huy động hàng trăm công an, cảnh sát cơ động và dân phòng đến cưỡng chế đất ruộng của người dân huyện Vụ Bản.

Lực lượng đông đảo cảnh sát cơ động tràn vào trấn áp số nông dân đa số là phụ nữ.

Khoảng hơn 100 người dân thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đã phải đối đầu với một lực lượng cưỡng chế đông đảo công an, cảnh sát cơ động và dân phòng với trang bị vũ khí vào buổi sáng sớm ngày hôm nay, ngày 9 tháng 5.

Vào lúc 7 giờ 30 sáng ngày 9 tháng 5, một người dân có mặt tại hiện trường vụ cưỡng chế cho Đài Á Châu Tự Do biết tình hình qua điện thoại như sau:

"Bây giờ người ta cưỡng chế và bắt mấy người đưa lên xe thùng đi rồi, và đánh một người ngất. Lực lượng của mình thì chỉ có nông dân thôi. Người cầm liềm, người cầm quốc. Lực lượng bên kia thì xe cơ động, vòi rồng, cảnh sát cơ động, đủ các thành phần tầm khoảng 400 người. Nó bốc người, rồi nó đánh. Có bà nó kéo lê giữa đường rồi nó vứt ra đường nhựa. Người dân mình chỉ lấy cát lấy đá ném thôi."

Nhiều người bị đánh, bị bắt

Người dân này cho biết ngay từ khoảng 6 giờ sáng, chính quyền địa phương đã huy động cảnh sát cơ động, công an, và xe các loại đến hiện trường để chuẩn bị cưỡng chế. Vào 7 giờ sáng vụ cưỡng chế bắt đầu. Một người dân khác có mặt tại hiện trường vụ cưỡng chế cho biết:


Một phụ nữ bị công an đánh bất tỉnh được kéo ra đường. Courtesy Blog Nguyenxuandien
Một phụ nữ bị công an kéo lê ra đường sau khi bị đánh tới tấp bằng dùi cui.

"Lúc đầu cưỡng chế thì mình đứng dàn hàng ra không cho vào chỗ đất dịch vụ đó. Nó cơ động xuống. Dân mình cứ lấy cát chống cự lại không cho vào. Nó cầm dùi cui, kính chắn phía trước. Một tay nó cầm dùi cui nó phang dân, phang thật sự…. Nó đẩy dân về qua đường cái, nó lùa dân, đẩy dân ngã dúi dụi xuống mương. Nó bảo không thì nó bắn, chống chế là nó bắn."

Người dân này cho biết bản thân bà cũng bị đánh bằng dùi cui nhiều chỗ trên người. Đã có một phụ nữ bị cảnh sát cơ động đánh, vứt lên đường nhựa và phải đưa đi cấp cứu ngay sau đó.

Thông tin của người dân địa phương cho biết đã có ít nhất 4 người dân bị bắt đưa đi đâu không rõ. Một số người dân địa phương tìm cách quay phim, chụp hình vụ cưỡng chế đã bị lực lượng cưỡng chế đánh đập và tịch thu máy quay.

Phần đất bị cưỡng chế hôm nay tại huyện Vụ Bản nằm trong số đất dịch vụ dùng để chia lại cho những người đã bị cưỡng chế thu hồi đất ruộng vào năm 2010.

Vào tháng 12 năm 2010, chính quyền địa phương đã huy động hàng ngàn cảnh sát và bộ đội đến cưỡng chế hơn 165 ha đất ruộng của người dân ba xã Liên Minh, Liên Bảo và Kim Thái thuộc huyện Vụ Bản để thực hiện dự án khu công nghiệp Bảo Minh. Tập đoàn dệt may VINATEX là chủ đầu tư dự án.

Tổng cộng có 988 hộ gia đình thuộc ba xã bị mất đất vì dự án này. Người dân địa phương cho biết họ không chấp nhận mức đền bù quá thấp là 67,000 đồng một mét vuông. Nhiều hộ gia đình bị chính quyền bắt ép đã phải chấp nhận mức đền bù này.

Tuy nhiên vẫn có 120 hộ kiên quyết không nhận đền bù. Những người dân này đã nhiều lần gửi đơn kêu cứu lên tỉnh, quốc hội và thanh tra chính phủ nhưng vẫn chưa được giải quyết.

Việt Hà (RFA)

Bức thơ tuyệt mệnh gời Nguyễn Hữu Thọ

Bức thư của người lính thương binh chồng chưa cưới của Nguyễn thị Vàng, em họ Nông thị Xuân, gửi Nguyễn Hữu Thọ lúc đó là Chủ tịch Quốc hội liên quan đến cái chết thê thảm của Nông thị Xuân, Nguyễn thị Vàng và những người liên hệ.  Bức thư hiện được lưu giữ tại văn phòng Chủ Tịch Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.

Cao Bằng ngày 29 tháng 7 năm 1983.

Kính gởi Ông Nguyễn hữu Thọ Chủ tịch quốc hội nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Tôi là một thương binh đã 25 năm nay vô cùng đau khổ, không dám hé răng với ai. Không phải chỉ vì vết thương bom đạn, chiến tranh mà là một vết thương lòng vô cùng nhức nhối. Nay tôi sắp được từ giã cái xã hội vô cùng đen tối này đi sang thế giới khác, tôi phải chạy vạy rất khó khăn mới viết được bức thư này lên Chủ tịch, hy vọng ông còn lương tri, lương tâm đem ra ánh sáng một vụ bê bối vô cùng nghiêm trọng tàn ác, mà người vợ chưa cưới của tôi là một nạn nhân. Nay tôi hy vọng những tên hung thủ được lột mặt nạ trước công chúng, không để cho chúng ngồi trên đầu trên cổ nhân dân.

Nguyên từ năm 1954 tôi có người yêu tên Nguyễn thị Vàng, 22 tuổi quê làng Hà Mạ, Xã Hồng Việt, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng. Cô Vàng có người chị họ là Nguyễn thị Xuân, tên gọi trong gia đình là cô Sang tức Minh Xuân. Tôi nhập ngũ đi bộ đội cuối năm 1952. Cô Vàng và cô Xuân tình nguyện vào công tác hộ lý trong một đơn vị quân nhụ. Ðược mấy tháng sau ông Trần Ðăng Ninh, Tổng cục trưởng Tổng cục hậu cần mấy lần đến gặp cô Xuân. Ðầu năm 1955 thì đem xe tới đón về Hà Nội, nói là để phục vụ Bác Hồ. Ðược mấy tháng sau thì cô Xuân cũng xin cho cô Vàng về Hà Nội, ở trên gác nhà 66 Hàng Bông Nhuộm với cô Xuân và cô Nguyệt con gái ông Hoàng văn Ðệ cậu ruột cô Xuân.

Ðã luôn 2 năm tôi chỉ được tiếp thư chứ không được gặp cô Vàng, người yêu của tôi. Nhưng khoảng tháng 10 năm 1957 tôi bị thương nhẹ được đưa về điều trị tại bệnh viện Huyện Hoà An. Chúng tôi vô cùng sung sướng lại được gặp nhau. Trong một tuần lể cô Vàng kể lại mọi nỗi đau xót cô đã gặp phải cho tôi nghe. Tôi xin ghi lại tỉ mỉ những lời cô Vàng tâm sự với tôi, mà không bao giờ tôi có thể lãng quên đi được.  Vàng kể:

  [ Ðầu năm 1955 chị Xuân được về gặp Bác Hồ. Bác Hồ định lấy chị Xuân làm vợ chính thức. Mấy tháng sau chị Xuân xin cho em cùng về ở trên gác nhà 66 Hàng Bông Nhuộm, Hà Nội. Còn tầng dưới thì cho ông Nguyễn Quý Kiên, Chánh văn phòng Thủ tướng phủ ở. Vì các lãnh đạo không cho chị Xuân cùng ở với Bác trên nhà chủ tịch phủ, giao cho ông Trần Quốc Hoàn, Bộ trưởng bộ Công an trực tiếp quản lý chị Xuân, cho nên chị Xuân mới được đem về ở 66 Hàng Bông Nhuộm, nhà của Công an.



Nguyễn tất Trung, con rơi của Hồ Chí Minh, và vợ chụp lưu niệm bên giòng suối Lê Nin ở hang Pắc Bó, Cao Bằng.


Cuối năm 1956 chị Xuân sinh được một cậu con traị Cụ Hồ đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Em có nhiệm vụ bế cháu. Ông Bộ trưởng Công an có nhiệm vụ quản lý chị Xuân nên thường đến luôn. Nhưng một buổi tối vào khoảng mồng 6 hay mồng 7 tháng 2 năm 1957, ông Hoàn tới ngồi nói chuyện vu vơ một tí rồi nắm tay chị Xuân, kéo vào một cái buồng xép, từ cầu thang đi lên, vật chị Xuân lên một cái giường nhỏ, định hãm hiếp. Chị Xuân bị nhét khăn vào miệng nhưng vẫn ú ớ la lên. Em hoảng sợ la tru tréo. Còn chị Nguyệt sợ quá, rúm người lại ngồi một góc tường. Nghe tiếng cửa sổ nhà dưới xô xầm vào tường, lão Hoàn bỏ chị Xuân ra, rút khẩu súng lục trong túi áo hoa lên nói to:

“Chúng mày im mồm, không ông cho chết hết”, rồi hầm hầm chạy xuống thang ra ô tô chuồn.

Chị Xuân thất thểu đi ra khóc nức nở, ôm choàng lấy em. Em hỏi nó nắm tay chị, sao chị không văng vào mặt nó để nó đi? Chị Xuân vừa nức nở vừa nói:

"Ðau khổ nhục nhả lắm. Chị phải nói hết để các em tha tội cho chị."

Từ hôm chị mới về nhà này, có một bà già độ 60 tuổi ở một buồng dưới nhà, vợ một cán bộ Công an đã chết, lên thân mật nói chuyện với chị rằng:

"Sao cô ở đây một mình? Bạn đàn bà để tôi nói thật cho cô biết. Cái lão đem cô về đây là một tên côn đồ lưu manh, dâm ô tàn ác vô kể. Tôi xin kể một vài chuyện cho cô nghe. Ông Lương Khánh Thiện, một Uỷ viên Trung ương, bị đế quốc Pháp giết có con gái tên là Bình. Chị Ðường, vợ anh Thiện đem con gái gởi bác Hoàn nhờ bác tác thành cho. Lão Hoàn đã hiếp nó, nó chửa rồi chọn một tên lưu manh vào làm Công an để gả cô Bình làm vợ. Lão lại đem một cô gái có nhan sắc nhận là cháu, cũng hiếp cô gái này cho tới chửa, rồi giết chết quăng xác xuống hồ Ha Le để khỏi mang tiếng. Cán bộ Công an nhiều người biết chuyện của nó, nhưng không ai dám hở răng, vì sợ lão vu cho tội gì bắt giam rồi thủ tiêu."

Nghe chuyện đó chị cũng khủng khiếp, nhưng lại nghĩ là nó đối với mọi người khác, còn đối với mình thì nó đâu dám. Nhưng chỉ được mấy hôm sau chị nghe tiếng giầy đi nhè nhẹ lên gác, chị chạy ra thì thấy nó đi lên nhếch mép cười một cách xõ lá. Nó chào chị rồi đi thẳng vào nhà, nó ôm ghì lấy chị vào lòng rồi hôn chị. Chị xô nó ra nói:

“Không được hỗn, tôi là vợ ông chủ tịch nước”.

Nó cười một cách nhạo báng:

“Tôi biết bà to lắm nhưng sinh mệnh bà nằm trong tay tôi”.

Rồi nó lại nói:

“Sinh mệnh tất cả dân tộc Việt nam, kể cả bố mẹ anh chị nhà bà cũng nằm trong tay tôi. Tôi muốn bắt ở tù, thủ tiêu đứa nào tuỳ ý. Và tôi nói cho bà biết cụ già nhà bà cũng không ngoài tay với của tôi”.

Rồi nó rút khẩu súng lục dí vào ngực chị. Chị ngồi xụp xuống ghế nói:

“Anh cứ bắn đi”.

Nó cười khì khì : "Tôi chưa dại gì bắn. Tôi tặng bà vật khác".

Nó dắt súng vào túi quần rồi rút ra một sợi dây dù to bằng chiếc đũa, đã thắt sẳn một cái thòng lọng. Nó quàng cái tròng vào cổ chị rồi kéo chị đi lại cái giường kia, đẩy chị nằm xuống, rồi đầu sợi giây nó buộc vào chân giường. Chị khiếp sợ run như cầy sấy. Nó nói :

“Bây giờ bà muốn chết tôi cho bà chết“.

Rồi nó lột hết quần áo chị, nó ngồi xuống nó ngắm nghía ngâm nga:

"Rõ ràng trong ngọc trắng ngà, đào nguyên lạc lối đâu mà đến đây? Phàm tiên đã đến tay phàm, thì vịn cành quýt cho cam sự đời."


Rồi nó nằm đè lên hiếp chị. Chị xấu hổ lấy tay che mặt. Nó kéo tay chị nói:

“Thanh niên nó phục vụ không khoái hơn ông già mà còn vờ làm gái “.

Xong nó cởi thòng lọng cho chị, rồi nó ngồi bên chị tán tỉnh hàng giờ:

"Anh thương em lắm. Người ta gặp hạnh phúc phải biết hưởng hạnh phúc. Nếu em thuận tình thì muốn gì cũng có."

Nó đeo vào tay chị một chiếc nhẫn vàng, chị đã ném vào nhà xí. Nó lại dặn:

“Việc này phải tuyệt đối bí mật, nếu hở ra thì mất mạng cả lũ và tôi nói cho cô biết ông cụ tin tôi hơn cô".

Rồi từ đó chị biến thành một thứ trò chơi của nó. Thấy bóng dáng nó chị như một con mèo nhìn thấy con cọp, hồn vía lên mâỵ Nó muốn làm gì thì tuỳ ý nó. Trong mấy tháng trời chị tính quẩn lo quanh, không biết tâm sự với ai mà không làm sao thoát khỏi nanh vuốt của nó. Nhớ lại lời nói của bà già, chị liền xin bác cho hai em về đây, mong tránh được mặt nó. Nhưng những hôm Công an gọi các em đi làm hộ khẩu, đi làm chứng minh thư lâu hàng buổi là nó tới hành hạ chị. Nó bảo chị phải nói cho hai em biết. Phải biết câm cái miệng nếu bép xép thì mất mạng cả lũ. Hôm nay nó lại đây trắng trợn như vậy vì nó tưởng chị đã dặn hai em rồi. Bây giờ việc đã xẫy ra chị thấy rất nguy hiểm.

Em nói: “Hay là chị em ta trốn đi”.

Chị Xuân nói: “Sau ngày sinh cháu Trung, chị thưa với Bác, bây giờ đã có con trai, xin bác cho mẹ con ra công khai”.

Bác nói: “Cô xin như vậy là hợp tình, hợp lý. Nhưng phải được Bộ Chính Trị đồng ý, nhất là mấy ông Trường Chinh, Lê Ðức Thọ, Hoàng Quốc Việt đồng ý mới được. Do đó cô đành phải chờ một thời gian nữa”.

Mấy tuần trước Bác lại hỏi chị: “Các cô ở đó có nhiều người lạ tới thăm phải không?”.

Chị thưa: “Ba chị em không có ai quen biết ở Hà Nội. Còn bà con ở Cao Bằng không biết chị em ở đâu”.

Bác nói: "Không nhẽ ông Bộ Trưởng Công an nói dối."

Chị suy nghĩ mãi mới thấy rõ, nó muốn vu cáo chị em ta liên hệ với gián điệp hoặc đặc vu gì đó để định kế thoát thân nếu việc của nó bị bại lộ. Bây giờ ta trốn cũng không làm sao thoát khỏi tay nó, mà nó còn vu cáo giết hại ba chị em chúng ta.

Chị Xuân lại nói: “Chị bị giết cũng đáng đời, chị rất hối hận xin hai em về đây để chịu chung số phận với chị”.

Em thấy nguy hiểm vì tên Hoàn đã nổi tiếng ở Bộ Công an là một tên dâm bôn vô cùng tàn ác. Ðến độ một tuần sau, vào 7 giờ tối ngày 11 tháng 2 năm 1957, ngày em còn nhớ như đinh đóng cột. Một chiếc xe com măng ca thường đón chị Xuân lên gặp bác Hồ, anh Ninh xồm, người bảo vệ Trần Quốc Hoàn chuyển lên bảo vệ Bác, vào gặp chị Xuân nói lên gặp Bác. Chị Xuân mặc quần áo, xoa nước hoa rồi ra đi. Sáng hôm sau, 12 tháng 2, một nhân viên Công an Hà Nội đến báo tin chị Xuân gặp tai nạn ô tô chết rồi, hiện còn để ở nhà xác bệnh viện Phủ Doãn. Em hốt hoảng đưa cháu cho Chị Nguyệt, ra lên xe Công an vào bệnh viện. Em không được vô nhà xác, họ nói còn mổ tử thi. Lên một phòng chờ em thấy trong phòng đã khá đông người: Công an, Tòa án, Kiểm sát viên. Sau một tiếng, hai bác sĩ, một cán bộ Công an, một kiểm sát viên lên phòng chờ, đem theo một tờ biên bản đọc to lên cho mọi người nghe. Tử thi thân thể không có thương tích gì, thấy rõ không bị tai nạn ô tô và cũng không phải bị đâm chém đánh đập gì. Mổ tử thi trong cơ thể lục phủ ngũ tạng cũng không có thương tích gì. Da dầy không có thức ăn, không có thuốc độc. Tử cung không có tinh trùng biểu thị không bị hiếp dâm. Duy chỉ có xương đỉnh đầu bị rạn nức. Mổ sọ não không còn óc, mà chỉ còn nước nhờn chảy tuôn ra. Bác sĩ tuyên bố đây có thể bị chùm chăn lên đầu rồi dùng búa đánh vào giữa đầu. Ðây là phương pháp giết người của bọn lưu manh chuyên nghiệp của nhiều nước đã xử dụng.

Nguyễn Tất Trung ngồi bên hòn đá ở hang Pắc Bó có ghi: "Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ngồi tại đây để dịch cuốn Lịch sử đảng CS Liên Xô vào năm 1941".


Em vô cùng đau khổ chạy về kể chuyện lại cho chị Nguyệt nghe để hai chị em cùng khóc. Ít lâu sau một cán bộ Công an đến bế cháu Trung đi, chúng em không được biết đem đi đâu. Rồi em thì được đi học một lớp y tá của khu tự trị Việt Bắc ở Thái Nguyên. Chị Nguyệt không biết họ cho đi đâu sống chết thế nào. Học mấy tháng thì em được chuyển về bệnh viện Cao Bằng, em khóc luôn, họ cho là em bị thần kinh nên cho về đây điều trị. May lại được gặp anh kể hết mọi chuyện cho anh nghe. Em nghĩ anh chỉ bị thương nhẹ, anh còn sống được lâu anh sẽ nói rõ cho toàn dân biết được vụ bê bối này. Còn em thì chắc chắn sẽ bị chúng giết vì em đã nói vụ này cho nhiều chị em bà con biết. Bọn hung thủ còn theo dõi em. Ở Cao Bằng có hôm em thấy thằng Ninh xồm tới gặp ông bác sĩ bệnh viện trưởng, được ít hôm họ tuyên bố em bị thần kinh được chuyển về điều trị tại Hoà An. ]


Tôi chỉ được gặp cô Vàng có một tháng, đến ngày mồng 2 tháng 11 năm 1957 cô Vàng đi về thăm ông cậu Hoàng văn Ðệ. Hung thủ đi theo rồi giết chết em tôi quăng xác xuống sông Bằng Giang đến ngày mồng 5 tháng 11 mới nổi lên ở cầu Hoàng Bồ. Tôi được tin sửng sốt chạy về cầu Hoàng Bồ thì thi hài đã được kiểm nghiệm và chôn cất rồi. Nghe dư luận xôn xao bị đánh vở sọ, đồng hồ vẫn còn nguyên và người nhà đã nhận về chôn cất. Tôi đâm bổ về Hà Nội liên lạc được với một cậu bạn cùng học làm việc ở Toà án Hà Nội. Tôi kể vụ án em tôi bị giết thì bạn tôi sao cho tôi một bản Công Văn Viện Kiểm sát hỏi toà án về vụ em tôi và cô Xuân bị giết. Tôi xin sao bản văn đó trình ông để tiện việc điều trạ Vụ này nhiều người bị giết. Cô Xuân, vợ cụ Hồ Chí Min h, cô Vàng, vợ chưa cưới của tôi, cô Nguyệt, còn nhiều người ở Trường y tá Thái Nguyên nghe chuyện Vàng kể đi nói chuyện lại cũng bị giết lây.

Mấy chục năm nay tôi tim gan thắt ruột, nghĩ cách trả thù cho em tôi nhưng sức yếu thế cơ đành ngậm hờn chờ chết. Theo Vàng dặn lại, tôi liên hệ với một số cán bộ về hưu Công an, kiểm sát họ cho tôi biết cậu Trung ngày đó đã được đưa về cụ Bằng nuôi. Ðộ 4, 5 tuổi thì gửi cho Chu Văn Tấn, đến năm 13 tuổi là năm 1969 ngày Bác Hồ mất thì giao cho ông Vũ Kỳ, nguyên Thư Ký của Bác, nay là Phó Giám đốc Bảo tàng Hồ chí Minh làm con nuôi. Vũ Kỳ có 2 con đẻ là Vũ Vinh và Vũ Quang, còn Vũ Trung là con nuôi; là con chị Xuân với Bác Hồ.

Tôi một thương binh sắp đi qua thế giới khác, máu hoà nước mắt viết thư này nhờ một người bạn chí tình, thành tâm bảo vệ lẽ phải, đánh máy bức thư gởi tới trình ông. Mong ông lưu ý xét cho mấy việc:

1. Các ông sẵn lòng bảo vệ chân lý điều tra cho ra những đứa thủ mưu, thủ ác, chứ không truy xét những người có lương tâm phát hiện lũ tàn ác.

2. Ở xã Hồng Việt bà con bạn hữu chị Xuân vào trạc tuổi 45 trở lên còn khá nhiều đều biết rõ ràng cô Vàng, cô Xuân, cô Nguyệt và chắc gia đình của cô Xuân còn khá nhiều di vật của cô Xuân. Nhưng tất cả mọi người đều khiếp sợ, không dám hé răng. Mong ông cho điều tra thận trọng, bí mật, vì việc điều tra này bị lộ thì cả lô bà con này bị thủ tiêu.

3. Cậu Nguyễn Tất Trung còn sống khoẻ mạnh nhưng việc điều tra lộ ra thì cậu cũng dễ dàng bị thủ tiêu. Tên hung thủ lái xe đón bà Xuân đi giết là Tạ Quang Chiến hiên nay là Tổng cục Phó Tổng cục Thể dục Thể thaọ Còn tên Ninh xồm thì chúng tôi không hiểu đã leo lên chức vụ nào rồi.

Từ thế giới khác kính chúc Ngài nhiều hạnh phúc.


Vợ chồng Nguyễn thị Vàng

Chuyện tình Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh trên báo Trung Cộng



Báo Vũ Hán số ra ngày 10.09.2008. Trang chính "Hồ Chí Minh Kết Hôn Bí Sử"



胡志明和他的中国夫人曾雪明

Bổ sung: Bản lược dịch chuyện tình Hồ Chí Minh đăng trên "Vũ Hán Văn Sử Tư Liệu"

"Vũ Hán Văn Sử Tư Liệu"



1. Xuất thân

Tăng Tuyết Minh sinh tháng 10 năm 1905 tại thành phố Quảng Châu, Trung Quốc.
Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc với bí danh là Lý Thụy từ Moskva đến Quảng Châu làm phiên dịch cho cố vấn Liên Xô Mikhail Markovich Borodin.

Mùa hè năm 1926, qua sự mai mối của một trợ thủ đắc lực là Lâm Đức Thụ, Nguyễn Ái Quốc gặp Tăng Tuyết Minh.

2. Hôn nhân

Theo cuốn “Hồ Chí Minh với Trung Quốc” (Hu Zhiming Yu Zhongguo) xuất bản năm 1990 của tác giả Hoàng Tranh (Huang Zheng), nhà sử học, phó Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây thì: tháng 10 năm 1926, Nguyễn Ái Quốc, khi đó lấy tên là Lý Thụy, tổ chức hôn lễ tại nhà hàng Thái Bình, với sự chứng kiến của Thái Sướng, Đặng Dĩnh Siêu (vợ của Chu Ân Lai) và một bộ phận học viên khoá huấn luyện phụ vận. Cuộc hôn nhân ban đầu bị mẹ Tăng Tuyết Minh phản đối.

Theo sử gia người Pháp Pierre Brocheux trong cuốn tiểu sử "Ho Chi Minh: A Biography", một số đồng sự của Lý Thụy như Nguyễn Hải Thần và Lê Hồng Sơn cũng phản đối cuộc hôn nhân.

Trong một lá thư cho các đồng sự, Lý Thụy đã giải thích lý do cưới Tăng Tuyết Minh là vì ông cần một phụ nữ để dạy ngôn ngữ và chăm lo nhà cửa.

Sử gia William J. Duiker trong cuốn tiểu sử "Ho Chi Minh: A Life" đã nhắc đến tin đồn rằng hai người đã có một người con gái; ông dẫn thông tin này từ cuốn "Vision Accomplished?" của tác giả Nguyễn Khắc Huyên.

3. Xa nhau

Ngày 12 tháng 4 năm 1927, sau khi Nguyễn Ái Quốc với Tăng Tuyết Minh kết hôn đuợc nửa năm, Tưởng Giới Thạch phát động cuộc chính biến tại Thượng Hải. Nguyễn Ái Quốc phải chuyển đến Vũ Hán vì trụ sở của đoàn cố vấn Lao Liên chuyển đến đây.

4. Thư của Nguyễn Ái Quốc gửi Tăng Tuyết Minh.

Bức thư này bị mật thám Đông Dương chặn được ngày 14 tháng 8 năm 1928, hiện được lưu trữ tại C.A.O.M. (Aix en Provence ). Theo Pierre Brocheux, nội dung của bức thư này đã phản lại lý do thực dụng mà ông đã dùng để giải thích cho các đồng sự về việc cưới Tăng Tuyết Minh


Dữ muội tương biệt,
Chuyển thuấn niên dư,
Hoài niệm tình thâm,
Bất ngôn tự hiểu.
Tư nhân hồng tiện,
Dao ký thốn tiên,
Tỷ muội an tâm,
Thị ngã ngưỡng vọng.
Tinh thỉnh
Nhạc mẫu vạn phúc. 

Chuyết huynh: Thụy


Dịch nghĩa: “Từ ngày chia tay với em, đã hơn một năm trôi qua. Nhớ thương khắc khoải, chẳng nói cũng hiểu. Nay mượn cánh hồng, gửi mấy dòng thư để em yên tâm, đó là điều anh mong mỏi, và cầu cho nhạc mẫu vạn phúc. Người anh vụng về, Thụy”.


5. Nhìn thấy chồng tại tòa án rồi qua ảnh



Tăng Tuyết Minh thời trẻ và về già.


Theo bài “Hồ Chí Minh với người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh”, đã đăng trên tạp chí Đông Nam Á tung hoành , số tháng 11-2001 xuất bản tại Nam Ninh của Hoàng Tranh thì tháng 5 năm 1950 bà Tăng Tuyết Minh, nhìn thấy ảnh Hồ Chí Minh trên Nhân dân Nhật báo cùng với tiểu sử, bà tin chắc đó chính là chồng mình. Bà đã cố gắng liên lạc với ông qua đại sứ Hoàng Văn Hoan và tổ chức Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng tất cả cố gắng của bà đều không thành.

Ngày 5 tháng 6 năm 1931 Nguyễn Ái Quốc bị các nhà cầm quyền Anh bắt sau khi trở lại Hương Cảng. Đến cuối năm 1931, nhà cầm quyền Anh ở Hương Cảng đem Nguyễn Ái Quốc ra xét xử, tuy nhiên Tăng Tuyết Minh chỉ có thể nhìn thấy ông từ rất xa, còn ông thì hoàn toàn không biết bà có mặt tại toà. Đây là lần sau cùng bà Tăng Tuyết Minh nhìn thấy Nguyễn Ái Quốc.

14/11/ 1991, Tăng Tuyết Minh qua đời tại Quảng Châu, thọ 86 tuổi.