Sunday, August 26, 2012

Sinh nhật Võ Nguyên Giáp, Thủ tướng Chính phủ không đến chúc mừng



Năm nay, không hiểu có phải do Quân ủy Trung ương “rút phép thông công” hay không mà đoàn Chính phủ vào chúc thọ Đại tướng chỉ vẻn vẹn do anh Chủ nhiệm Văn phòng dẫn đầu với lèo tèo vài thành viên, hoàn toàn không tương xứng với ngay cả đoàn địa phương là Hà Nội. Sự mất cân xứng này chưa từng xảy ra trong các hoạt động lễ tiết của Việt Nam trong nhiều năm gần đây.


Tuesday, August 21, 2012

Vợ cựu bí thư Trùng Khánh lãnh án tử hình treo

Bà Cốc Khai Lai, phu nhân của chính khách Trung Quốc tai tiếng Bạc Hy Lai, đã bị tuyên án tử hình nhưng cho hưởng án treo trong vụ án sát hại doanh nhân người Anh Neil Heywood.

Tại phiên tòa cách nay gần hai tuần, bà Cốc đã không phản bác cáo trạng rằng bà đã đầu độc ông Heywood hồi tháng 11 năm 2011.

Ở Trung Quốc, án tử hình mà cho treo thường được chuyển thành án tù chung thân.

Ông Bạc, cựu bí thư Thành ủy Trùng Khánh, từng một thời được xem là ứng viên sáng giá để vào hàng ngũ lãnh đạo chóp bu của đất nước trong kỳ Đại hội Đảng Cộng sản cuối năm nay.

Tuy nhiên kể từ khi chính quyền tuyên bố điều tra bà Cốc thì ông Bạc đã không còn thấy xuất hiện trước công chúng.

‘Tảng đá đè nặng’

Theo phóng viên BBC Damian Grammaticas, người theo dõi việc tuyên án từ tòa án ở Hợp Phì, thủ phủ tỉnh An Huy, cho biết bà Cốc sẽ phải ngồi tù ít nhất là 14 năm.

Phụ tá của bà Cốc là Trương Hiểu Quân bị kết án 9 năm tù vì tội đồng mưu với bà Cốc trong vụ sát hại ông Heywood.

Bản án đã được công bố và sáng sớm thứ Hai ngày 20/8 trong một phiên tòa thu hút sự quan tâm của dư luận nhiều nhất trong nhiều năm qua. Phòng xử được an ninh vây kín vào lúc tòa tuyên án.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết trong phiên tòa hôm 9/8, vốn hạn chế người tham dự, bị cáo Cốc đã nhận tội đầu độc ông Heywood trong một phòng khách sạn ở Trùng Khánh.

Bà nói rằng bà bị khủng hoảng tinh thần và rằng Heywood đã đe dọa an nguy của con trai bà trong khi hai bên đang tranh cãi về một phi vụ bất động sản, theo truyền thông Trung Quốc.

“Sự việc này như một tảng đá đè nặng trong lòng tôi hơn nửa năm trời. Đúng là ác mộng,” bà Cốc được dẫn lời nói.

Hai nhà ngoại giao Anh được phép tham dự phiên tòa nhưng nhà báo được ngoài không được vào phòng xử.

Tại một phiên tòa riêng rẽ sau đó, bốn sỹ quan công an cấp cao đã nhận tội che giấu bằng chứng phạm tội của bà Cốc, một quan chức tòa án cho biết.

Vụ việc được đưa ra ánh sáng khi cánh tay phải một thời của Bạc Hy Lai, Giám đốc Sở Công an Trùng Khánh Vương Lập Quân, chạy vào Sứ quán Mỹ ở Thành Đô hồi tháng Hai và mật cáo với phía Mỹ về nghi án của bà Cốc.

Bản thân ông Vương cũng không còn thấy xuất hiện kể từ đó và truyền thông Trung Quốc cho biết ông đang bị điều tra.

Hiện vẫn chưa rõ Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ xử lý ông Bạc như thế nào.

Trước đó, ông Bạc đã bị tước bỏ hết các chức vụ và đang bị điều tra vì ‘vi phạm kỷ luật Đảng nghiêm trọng’, truyền thông Trung Quốc cho hay.

BBC

Vụ "bầu Kiên" bị bắt: đấu đá trong nội bộ Đảng CSVN?



Lãnh vực tài chính Việt Nam hôm nay 21/08/2012 đã rúng động sau vụ ông Nguyễn Đức Kiên, một trong những nhà tài phiệt mạnh mẽ nhất trong ngành ngân hàng, đã bị bắt vì kinh doanh trái phép. Ngân hàng Trung ương đã phải công khai can thiệp để tránh tình trạng hoảng loạn. Theo các chuyên gia, thì vụ này có thể liên quan đến đấu đá trong nội bộ Đảng.


Ông Nguyễn Đức Kiên, 48 tuổi, "đã bị bắt vì kinh doanh trái phép". Hãng tin AFP cho biết trang web chính phủ cho biết như trên, mà không có thêm chi tiết nào khác. Nhật báo Tuổi Trẻ online nói rằng ông Kiên đã bị câu lưu hôm thứ Hai 20/8, sau khi công an đã khám xét nhà ông ở gần Hồ Tây, một khu phố giàu có của thủ đô Hà Nội. 

"Bầu Kiên" bị bắt


Ông Nguyễn Đức Kiên, người thường được gọi là 'Bầu Kiên', Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng Cổ phần Thương mại Á châu (ACB), vừa bị bắt chiều hôm 20/8, theo báo chí trong nước.

Báo Tuổi Trẻ TP HCM đưa tin "ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt giữ để điều tra về một số sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế của ông này".

Được biết việc bắt ông Kiên được cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an thực hiện vào chiều thứ Hai 20/8, và ngay buổi tối, nhà ông tại Hà Nội đã bị khám xét, công an thu giữ một số 'tài liệu liên quan đến hành vi đang bị điều tra' của ông.

Thông tin Bầu Kiên, sinh năm 1964, bị bắt đang làm chấn động dư luận trong nước, không chỉ bởi vì ảnh hưởng của ông trong lĩnh vực tài chính.

Ngoài vị trí ở ACB, được cho là từng có nhiều quyền lực hơn cả Chủ tịch Hội đồng Quản trị, ông Kiên còn nắm nhiều cổ phần tại các ngân hàng lớn khác như Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á và Techcombank.

Riêng tại ACB, ông và gia đình giữ số cổ phiếu nhiều hơn Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trần Mộng Hùng và thân nhân.

Về danh chính ngôn thuận, ông Kiên giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần mang tên Tập đoàn tài chính Á Châu.

Ông cũng đầu tư vào một vài lĩnh vực khác như du lịch, may mặc.

Ông là thành viên hội đồng quản trị của hai công ty du lịch lớn là Du lịch Chợ Lớn và Du lịch Thiên Minh.

'Không ai tin là chuyện cá nhân'

Ngay sau khi tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt được tung ra, cổ phiếu của các công ty trên sàn giao dịch HNX30 giảm đồng loạt.

Trang tin CafeF đưa tin hai ngân hàng có liên quan ông Kiên là ACB dư bán sàn một triệu cổ phiếu, EIB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank) dư bán sàn hai triệu cổ phiếu.

Trang này cho biết cả HNX-Index và VN-Index đều giảm mạnh, "toàn thị trường có 170 mã giảm giá".

Bình luận ngay sau khi có tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt, một chuyên gia kinh tế đề nghị giấu tên nói: "Ở Hà Nội không ai tin rằng việc Nguyễn Đức Kiên bị bắt chỉ liên quan đến hoạt động của cá nhân ông ấy như Công an đã chính thức tuyên bố và VTV1 trưa 21/8 đã nhấn mạnh khi đưa tin".

"Dư luận phần nhiều cho rằng đây là một mắt xích quan trọng đột phá vào hệ thống mafia tài chính của Việt Nam mà ông Kiên là một đầu mối quan trọng."

Chuyên gia này cho hay cũng đang có phỏng đoán vụ này có liên quan đến việc thực hiện phê bình và tự phê bình, chỉnh đốn Đảng đang diễn ra.

"Được biết có một số vụ, việc phải tiếp tục làm rõ và cuối tháng Tám này sẽ có cuộc họp của Bộ Chính trị để chốt lại các vấn đề cần được làm rõ đó. Có những giả định về mối liên hệ có thể có giữa hai sự kiện này."

Theo ông, nếu vậy "thì có thể hy vọng đây là một bước khởi đầu cho sự cải cách bộ máy, thể chế rất cấp bách tại Việt Nam hiện nay".

Bầu bóng đá

Bầu Kiên còn được biết qua vai trò của mình trong lĩnh vực nhiều tiền nhưng cũng gây nhiều tranh cãi là bóng đá.

Ông là sáng lập viên Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) và cổ súy cho các thay đổi mạnh trong điều hành các giải bóng đá Việt Nam.

Dư luận cũng nói nhiều tới liên quan của ông với các nhóm lợi ích với ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng.

Có cáo buộc ông có quan hệ thân cận với một số lãnh đạo cấp cao ở trong nước.

Việc ông mời đích danh Thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng, cố vấn an ninh và tôn giáo cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, làm cố vấn cho VPF hồi cuối năm ngoái đã gây nhiều đồn đoán.

Đầu năm nay, báo Thể thao 24h đưa tin ông Nguyễn Đức Kiên cùng một số lãnh đạo VPF ăn tối với Thủ tướng suốt ba tiếng đồng hồ và sau đó 'lật ngược tình thế' trong cuộc chiến bản quyền Giải Bóng đá quốc gia với Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) cùng Tập đoàn truyền thông An Viên (AVG).

Bản tin của báo này nhanh chóng bị can thiệp phải gỡ bỏ.

Báo Thể thao 24h sau đó phải cải chính và xin chịu kỷ luật sau khi đăng thông tin 'bịa đặt' về bữa ăn tối nói trên.

BBC

Wednesday, August 15, 2012

Bộ chính trị CSVN bị Trung Cộng chơi khăm ở Thành Đô


Giải cộng nhi thoát...... Thành Ðô  (Bỏ cộng sản thì thoát.... Thành Đô)

Ngô Nhân Dụng

Chui đầu vào ‘cái thòng lọng Thành Ðô’
 

 Vào những ngày cuối tháng 8, trước đây 22 năm, Nguyễn Văn Linh, Ðỗ Mười và Lê Ðức Anh ở Hà Nội đã quyết định phải quay đầu trở lại, xin hợp tác với đảng Cộng Sản Trung Quốc (Trung Cộng). Kết quả là hội nghị Thành Ðô, ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990, mà Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu gọi là “Cái thòng lọng thứ hai” buộc vào cổ đảng Cộng Sản Việt Nam.

Cái thòng lọng thứ nhất, là quyết định “khai thông biên giới Việt Trung” vào năm 1950 để Cộng Sản Việt Nam (Việt Cộng) nhận được viện trợ và đón các cố vấn Trung Quốc sang chỉ đạo. Hà Sĩ Phu viết: “Do vị trí địa-chính trị nênViệt Nam trở thành cửa ngõ mà chủ nghĩa Ðại Hán buộc phải chiếm lĩnh để bành trướng về phía Nam...” Chủ nghĩa cộng sản đã cho Trung Quốc “một cơ hội bằng vàng. Họ tận dụng những đặc trưng của cộng sản để đưa con mồi vào lưới. Con mồi tự tìm đến cái bẫy, nhưng bị tấm màn ‘Quốc tế đại đồng’ che mắt, nhìn cái bẫy thành chốn ruột thịt nương thân.” 

Sunday, August 12, 2012

Lễ bế mạc Olympic London 2012

Ca sĩ và diễn viên trình diễn trong lễ bế mạc.

Toàn bộ lễ Bế mạc là bản hòa nhạc gồm ba mươi bài hát nổi tiếng nhất của Anh trong vòng năm mươi năm qua, cùng với các màn diễn của 4,000 vũ công.

Đúng 21:30 (giờ địa phương), lễ tiễn cờ các nước tham gia Olympics 2012 bắt đầu, 204 lá cờ tiến vào sân trên nền nhạc giao hưởng da diết và hoành tráng.

22:15: bài hát Imagine và hình ảnh của ca sỹ John Lennon xuất hiện, khán giả cùng hòa trong nền nhạc piano trong sáng, hát về thế giới hòa bình, nơi tất cả hòa làm một.

Ngay sau đó là bài hát Freedom ca ngợi tự do của George Micheal.

Trong số ba mươi bài hát, song hành với phần nhạc chủ đạo của The Beatles là các DJ nổi tiếng, rappers...

Các vận động viên và tình nguyện viên cùng tham gia nhảy múa hết sức vui vẻ.

Olympics London được Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế, Jacques Rogge, cho là đã tổ chức thành công mà không tốn kém, 'Họ (nước Anh) đã thực hiện được lời hứa với chúng tôi cách đây bốn năm.'

Ý kiến khác nhau

Còn dưới đây là những ý kiến khác nhau của một số khán giả theo dõi Olympics.

Lữ Ngọc Tân, Ninh Hạ: Thế vận hội Bắc Kinh lần trước là dịp để chính quyền khoe khoang một cách rất tốn kém. Còn Olympics ở London lần này rất kinh tế, và thực sự là ngày hội thể thao cho cả nước.

Người Bắc Kinh,Montreal, Canada: Thành công của Olympics lần này là sự an toàn; mọi cuộc thi tài diễn ra an toàn cho các vận động viên. Nhưng phần yếu kém là lễ khai mạc, như một buổi hòa nhạc làm người ta buồn ngủ. Truyền thông Phương Tây thì nghi ngờ các vận động viên TQ, nghĩ họ thi đấu siêu việt như thế là nhờ doping. Đây là dịp người Phương Tây lộ rõ bản chất của mình.

Vương,Tứ Xuyên: Lần Olympics này là một sự thất bại vì phá vỡ tinh thần Thế vận hội. Nguyên tắc thi đấu công bằng không có vì họ phân biệt đối xử các vận động viên châu Á, và thiên vị đội Anh. Thật nực cười khi người Anh xưng rằng họ cao thượng.

Từ bbcvietnamese Facebook:

Sân vận động Stratford đông kín người.

Hoang Huy Nguyen:Chừng nào TQ đạt tỉ lệ khả quan như 1 huy chương trên mỗi triệu dân, hoặc tàm tạm 1 trên 2 triệu hoặc tệ là 1 trên 3 triệu thì may ra...đằng này với thành tích tỉ lệ hiện nay là 1 huy chương đạt được trên 15 triệu dân thì còn lâu lắm mới bằng đc MỸ. Hiện giờ 1 Mỹ bằng 5 TQ, hoặc 1 Canada bằng 7 TQ, hoặc 1 Anh bằng 15 TQ....ước mơ vẫn là ước mơ và sự thật vẫn là sự thật phũ phàng...

Dung Le: Một bên toàn sinh viên đại học chơi thể thao mà lên (Mỹ) với một bên là lò luyện kiểu quân luật (TQ) thì so sao được.

Nguyen Don Thinh: (Nói về VN) Thể thao, tự do, dân chủ, nhân quyền... phần nhiều chịu ảnh hưởng của sức mạnh kinh tế và sự quản lý vĩ mô của một quốc gia. nếu không đạt được sức mạnh kinh tế, không có sự quản lý vĩ mô tốt thì nằm mơ cũng chẳng bao giờ có "huy chương".

Từ BBC News:

Sheila Coleman: Các vận động viên đã làm tất cả một cách tốt nhất, và một số được huy chương, nhưng may là không phải đều của Trung Quốc etc. BBC thì làm thất vọng vì có nhiều cuộc nói chuyện, và camera đặt xa khi VĐV chạy chẳng hạn, chỉ có các lời bình là cho thấy chuyện đi đang diễn ra. Nay Coe (Sebastian Coe, Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Olympics của Anh), lại sẽ lo chuyện để lại di sản? sau vụ làm loạn chuyện bán vé, khiến hàng nghìn ghế bị bỏ trống? Thật là 'thưởng cho thất bại'.

Michduncg: Thật tuyệt vời, tôi rất vui là chúng ta đã có Thế vận hội, và thật tự hào là làm kịp, tất choáng vì các sự kiện, và cũng cảm động trước nỗ lực của những người tham gia. Tôi có đến London để đắm mình vào không khí tuyệt vời đó, và hóa ra, với tôi điều ngạc nhiên nhất là [người Anh chúng ta] lại dùng hệ đo lường thập phân [trong Olympics], chúng ta nói về mét, kilogram và km và không ai chuyển đổi [sang hệ Anh]. Thật là một nước Anh hiện đại.

BBC

Video của Trung Cộng: Bố trí tên lửa, Hà Nội là mục tiêu


Trung Quốc thành lập Lữ đoàn Tên lửa cho Biển Đông

(Sofia Wu)
 
Lược dịch: Hà Hữu Nga
 
Trung Quốc thành lập một lữ đoàn tên lửa mới tại tỉnh Quảng Đông là một phần của chiến lược “gây sốc và dọa” để ngăn chặn các nước khác dám thách thức quyền thống trị biển của Trung Quốc tại Biển Đông. Trích dẫn các nguồn thông tin thân thuộc với chủ đề này, tờ United Daily News nói lữ đoàn tên lửa 827 này được bố trí tại thành phố Thiều Quan, Quảng Đông *.


Báo cáo nói rằng vào cuối tháng ba, trong khi doanh trại đang được xây dựng thì các xe phóng tên lửa đã được đưa vào vị trí ở căn cứ Thiều Quan. Báo cáo cũng cho biết loại tên lửa bố trí ở căn cứ này có thể bao gồm loại tên lửa đạn đạo chống hạm DF 21 D (Đông Phương 21 D) và DF 16 - Đông Phương 16 một loại tên lửa đạn đạo mới có tầm bắn xa hơn bất cứ loại nào hiện có ở Trung Quốc, và Đài Loan. Hành động công khai của Lữ đoàn tên lửa mới này diễn ra cùng với việc VN và Phillipines ra sức khẳng định chủ quyền của họ đối với các nhóm đảo ở Biển Đông.

Sau ánh hào quang những huy chương vàng thể thao Trung Cộng



Trở về từ ánh hào quang của những chiếc huy chương, không ít chàng trai, cô gái vàng của đất nước tỷ dân giờ đây đang cay đắng nhận ra rằng, vinh quang chỉ là giấc mơ hào nhoáng nhất thời, còn cuộc sống với đầy gian khó, cám dỗ và sa ngã mà họ phải từng ngày đối mặt mới là hiện thực.

Friday, August 10, 2012

Phó thủ tướng CSVN khai man lý lịch gốc Hoa, buôn lậu ma túy



Kính gửi các Đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội


Tôi là Phạm Hiện, lão thành cách mạng 91 tuổi, 67 tuổi Đảng, năm 1940 từng tham gia rải truyền đơn cách mạng ở khu mỏ Hòn Gai, năm 1943 về Hà Nội tham gia Công hội Đỏ, năm 1945 lên chiến khu vào Giải Phóng Quân và nhập ngũ từ đấy, năm 1977 là Chánh Văn phòng Ban B68 của Trung ương Đảng do đồng chí Trần Xuân Bách phụ trách, công tác ở Campuchia. Do bị mổ nhiều lần, lại tuổi cao sức yếu cần được nghỉ ngơi, nhưng thấy có một việc quá hệ trọng, nguy hại đến Đảng và đất nước nên phải viết bài này gửi các đồng chí và các đồng chí đảng viên để mong cùng được quan tâm.

Đàm Vĩnh Hưng bị loại khỏi show diển ở Philadelphia

Ðêm nhạc ở Harrah's Casino, Philadelphia không còn tên của ca sĩ Ðàm Vĩnh Hưng sau khi ban tổ chức thỏa thuận với bầu show để tiếp tục chương trình sau khi có sự chống đối của cộng đồng gốc Việt tại đây.


Ông Nguyễn Văn Tánh (bên phải) người chống Ðàm Vĩnh Hưng vui vì kết quả “thương lượng.” Người bên phải là LS Nguyễn Thanh Phong, chủ tịch mới của cộng đồng Việt Nam ở New York. (Hình: Trần Ðông Ðức)

Ðược biết ông Nguyễn Ðình Toàn, chủ tịch cộng đồng người Việt tại Philadelphia, người đã nêu ra vấn đề thương lượng với bầu show về vấn đề Ðàm Vĩnh Hưng để tránh những rạn vỡ không cần thiết trong cộng đồng.

Ông Nguyễn Ðình Toàn cũng ghi nhận rằng phía bầu show ca nhạc đã chịu một tổn thất lớn về mặt tài chánh trong việc hủy show mà phía cộng đồng cũng lấy làm đáng tiếc.

Tuy nhiên, phía nhà tổ chức chương trình ca nhạc cũng giải tỏa được một số gánh nặng về sự nghi kỵ đã diễn ra âm ỉ trong mấy tuần qua về câu chuyện Ðàm Vĩnh Hưng đến hát tại Philadelphia.

Theo một cộng tác viên của BBC Tiếng Việt trong vùng (*), các nhân vật lãnh đạo cộng đồng ở khắp nơi có Ðàm Vĩnh Hưng đi qua cũng bị áp lực quần chúng và từ các hội đoàn chống Cộng.

Họ cho rằng phải có những phản ứng về việc Ðàm Vĩnh Hưng sang Mỹ biểu diễn trong lúc Lý Tống đang ngồi tù. Cảm tình vẫn dành cho Lý Tống là một thực tế không thể bỏ qua.

 

Thương lượng và điều đình

 

Trong những lúc căng thẳng nhất của cuộc tranh luận về thân thế Ðàm Vĩnh Hưng, người bầu show đã trình bày rằng về mặt khách quan Ðàm Vĩnh Hưng nên được quyền hát ở Mỹ như một số ca sĩ khác.

Cũng theo người bầu show, Ðàm Vĩnh Hưng là nạn nhân trong vụ xịt hơi cay mà không nhận được sự cảm thông nào khác. Ðàm Vĩnh Hưng cũng là một ca sĩ từng bị các nhà quản lý văn hóa Việt Nam kỷ luật vì có những phát ngôn dính dáng đến màu sắc chính trị.

Người tổ chức chương trình cũng nói rằng ca sĩ Ðàm Vĩnh Hưng có bị một số ngộ nhận mang tính hoàn cảnh chứ không phải là trường hợp văn công cộng sản quá đáng để mọi phải lao tâm. Ðàm Vĩnh Hưng sang Mỹ lần này cũng không phải là yếu tố khiêu khích mà do là sự tình cờ và sẵn lịch trong lúc các bầu show đang tìm kiếm ca sĩ.

Ở vị trí cộng đồng ông Nguyễn Văn Tánh trước đây tuyên bố “biểu tình” cũng mong muốn có sự hàn gắn trong tinh thần tương nhượng hơn là phải đối đầu. Mọi người đồng ý với quan điểm không để cho sự kiện Ðàm Vĩnh Hưng làm mọi người trong cộng đồng đâm ra khó xử cho các mối quan hệ sau này.

Trước một số áp lực tinh thần và dư luận của người thưởng ngoạn, bầu show đã cân nhắc và đi đến quyết định bỏ tên ca sĩ Ðàm Vĩnh Hưng ra khỏi chương trình.

Hai ca sĩ khác ở hải ngoại được mời vào trám chỗ của Ðàm Vĩnh Hưng là Ðặng Thế Luân và Ngọc Huyền.

Trước đó, Ðặng Thế Luân cũng bị áp lực phải rút ra khỏi show có Ðàm Vĩnh Hưng biểu diễn.

Ðàm Vĩnh Hưng là một trong những ngôi sao ca nhạc nổi tiếng nhất tại Việt Nam nhiều năm qua, với tiền thù lao cao và được truyền thông săn đón.

Tuy vậy, ca sĩ này gây nhiều tranh cãi với cộng đồng người Việt ở Mỹ.

Có lẽ thời điểm cựu phi công Việc Nam Cộng Hòa, Lý Tống đang ngồi tù vì vụ “hành hung” ca sĩ Ðàm Vĩnh Hưng là một nhân tố khiến quan trọng nhiều người trong cộng đồng phản ứng quyết liệt hơn.

 (NguoiViet)


(*) Cộng tác viên của BBC Tiếng Việt, Trần Ðông Ðức - chủ bút báo Người Việt Ðông Bắc đã cung cấp hình ảnh và các tình tiết về cuộc thương lượng này. BBC Việt Ngữ sẽ tiếp tục theo dõi dư luận cộng đồng và diễn biến về show ca nhạc không có mặt ca sĩ Ðàm Vĩnh Hưng trong ngày 18 tháng 8, 2012 này tại Philadelphia.


Thế Nước Chẳng Đừng



 Tin 23 ngàn tàu cá Trung Cộng tràn ngập biển Đông đầu tháng 8-2012 và chỉ trong vòng vài ngày đầu khi Trung Cộng “cho phép” ngư dân hành nghề trong năm, theo tin từ BBC, đã có nhiều tàu cá của Việt Nam bị đâm chìm (1)… Tiếp theo tin tháng trước, Trung Cộng ngang nhiên kêu gọi đấu thầu 9 lô dầu khí chỉ cách bờ biển Việt Nam vài chục hải lý! (2). Cái gì đến đã đến. Sau nhiều năm dài chuẩn bị, sau những áp lực và thuyết phục Việt Nam chấp nhận chủ quyền của Trung Cộng tại Biển Đông, hứa hẹn cùng hợp tác khai thác xen lẫn đe doạ sẽ thay thế những lãnh đạo CSVN ngoan cố bằng những tay sai dễ bảo khác, Trung Cộng đã trở mặt bất chấp sự bẽ bàng và muối mặt của đảng CSVN đối với nhân dân Việt Nam.


Đánh bại Nhật Bản, Nam Triều Tiên giành huy chương đồng bóng đá nam Olympic

Với một lối chơi phòng ngự phản công hợp lý, Olympic Hàn Quốc đã khiến đối phương phải ôm hận và trở thành những người đi vào lịch sử bóng đá Hàn Quốc khi giành chiếc huy chương bóng đá nam Olympc đầu tiên về cho đất nước của mình.

Cuộc đối đầu giữa hai kỳ phùng địch thủ Olympic Nhật Bản và Olympic Hàn Quốc đã diễn ra không thực sự hấp dẫn trong hiệp đấu đầu tiên. Không có nhiều cơ hội ghi bàn ngon ăn được tạo ra, nhưng lại có không ít những pha vào bóng nguy hiểm khiến cầu thủ hai bên phải nằm sân. Chỉ trong hiệp đấu đầu tiên trọng tài chính Irmatov đã phải rút ra đến 4 thẻ vàng (3 dành cho Olympic Hàn Quốc) để răn đe các pha phạm lỗi ác ý.


Trong thế trận khá cân bằng như trên, thì Olympic Hàn Quốc bất ngờ có bàn mở tỉ số từ một pha phản công chớp nhoáng. Phút 38, một pha tấn công của các cầu thủ Nhật bị chặn đứng và bóng được phát dài lên phía trên đến đúng vị trí của Park Chu-Young.
Dù trước mặt vẫn còn ít nhất hai hậu vệ Olympic Nhật Bản và thủ thành Gonda, nhưng tiền đạo của Arsenal vẫn phát huy được tốc độ và sự khéo léo của mình để tìm ra được tư thế thuận lợi nhất cho một cú dứt điểm. Cú sút căng vào góc gần sau đó của Park đã không cho Gonda một cơ hội nào để cản phá, 1-0 cho Olympic Hàn Quốc!

Olympic Hàn Quốc giành chiến thắng trước Olympic Nhật Bản nhờ một lối chơi hợp lý. Ảnh: Internet.

Sau bàn thắng, Olympic Hàn Quốc chơi có phần hưng phấn hơn nhưng thời gian còn lại là quá ít để đội bóng xứ sở kim chi nhân đôi cách biệt. 1-0 là tỉ số cuối cùng của hiệp 1.

Có vẻ như bàn thua đến bất ngờ ở cuối hiệp đã làm ảnh hưởng đến tinh thần thi đấu của các Samurai Xanh, họ lúng túng và chuyền hỏng khá nhiều trong hiệp đấu thứ hai. Còn ở hàng phòng ngự, khả năng chống phản công thực sự là một vấn đề nan giải với Olympic Nhật Bản, và bàn thua thứ hai cũng đến từ một tình huống phản công nhanh.
Lại một đường bóng dài của Olympic Hàn Quốc và các hậu vệ Nhật thiếu quyết đoán trong những pha ngăn chặn của mình để bóng đến chân Koo Ja-Cheol. Đội trưởng cảu Olympic Hàn Quốc chớp thời cơ dứt điểm tung lưới Gonda nhân đôi cách biệt ở phút 57!

Sau bàn thắng, ưu thế tiếp tục thuộc về Olympic Hàn Quốc. Khi mà Nhật Bản buộc phải dâng cao tìm bàn gỡ, bài phòng ngự phản công sở trường của các cầu thủ Hàn Quốc liên tục phát huy tác dụng và tạo ra sóng gió trước khung thành của đối phương. Nhưng sự thiếu chính xác trong các pha xử lý cuối cùng khiến cho các cơ hội ngon ăn của Olympic Hàn Quốc trôi qua.


Thế nhưng, cách biệt 2 bàn cũng đã là quá đủ để người Hàn Quốc ca bài ca chiến thắng. Hàng công bất lực của Nhật Bản không thể khiến thủ thành Jung Sung-Ryong phải một lần vào lưới nhặt bóng. Kết quả 2-0 được giữ nguyên cho đến khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên và Hàn Quốc được vinh danh với lần đầu tiên giành huy chương môn bóng đá nam tại một kỳ Olympic.


Đội hình thi đấu:


Olympic Nhật Bản:
Gonda; Tokunaga, Sakai, Yoshida, Suzuki; Ohgihara, Higashi, Yamaguchi, Kiyotake; Otsu, Nagai.

Olympic Hàn Quốc:
Jung Sung-Ryong; Hwang Seok-Ho, Kim Young-Kwon, Oh Jae-Seok, Yun Suk-Young; Ki Sung-Yueng, Kim Bo-Kyung, Koo Ja-Cheol, Park Jong-Woo; Park Chu-Young, Ji Dong-Won.

BongDa.com

Hãng hàng không VietJetAir bị phạt vì "vũ điệu bikini"

Hãng hàng không tư nhân VietJetAir bị phạt 20 triệu đồng vì tổ chức biểu diễn nhằm mục đích marketing trên máy bay mà không xin phép.

Ông Nguyễn Trọng Thắng, Chánh thanh tra Hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, được báo trong nước hôm thứ Tư 8/8 dẫn lời cho hay ông đã ký quyết định xử phạt VietJetAir "do lỗi tổ chức sự kiện trên tàu bay ngoài phạm vi được chấp thuận".

Tuần trước, ngày 3/8, trên chuyến bay khai trương đường bay mùa hè TP Hồ Chí Minh-Nha Trang, hãng VietJetAir đã tổ chức "màn trình diễn vũ điệu Hawaii nóng bỏng của các tiếp viên xinh đẹp và những người đẹp Miss Ngôi Sao 2012 trên tàu bay".

Trang web của VietJetAir đăng tải nhiều hình ảnh nhân sự kiện này, trong đó các cô gái vận bikini hai màu đỏ vàng của hãng và quấn xàrông, đang biểu diễn trên máy bay.

'Ngạc nhiên và thú vị'

VietJetAir nói đây là lần đầu tiên có hoạt động làm hành khách "ngạc nhiên và thú vị" như thế này tại Việt Nam. Hãng cũng tặng tất cả các hành khách trên chuyến bay TP HCM-Nha Trang quà lưu niệm.

Tuy hoạt động nói trên không ảnh hưởng an toàn bay, nhưng VietJetAir vẫn bị phạt vì đã không đăng ký việc tổ chức tặng quà hay màn biểu diễn trên máy bay với cơ quan quản lý.

VietJetAir khai trương tháng 11/2011, là một trong số ít các hãng hàng không tư nhân của Việt Nam được cấp phép bay trong nước và quốc tế nhưng hiện mới bay giữa bốn địa điểm ở Việt Nam là Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang và TP HCM.

Các nhà quản lý hãng này nói chiến lược của VietJetAir là trở thành Hãng hàng không thế hệ mới với khẩu hiệu: “Giá rẻ hơn, bay nhiều thêm”.

Trên thị trường hàng không quốc nội Việt Nam hiện có 5 hãng hàng không gồm: Vietnam Airlines, Jetstar Pacific (nay thuộc về Vietnam Airlines), Air Mekong, Vasco và VietJetAir.

BBC

Youtube:   Tiếp viên Vietjet Air múa bikini trên máy bay


Vợ cựu bí thư Trùng Khánh nhận tội giết người

Truyền thông Trung Quốc đưa tin bà Cốc Khai Lai, vợ cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, đã nhận tội sát hại doanh nhân Anh Neil Heywood.

Bà nói bà có hành động như vậy trong một cơn "suy sụp về tinh thần".

Tân Hoa Xã cho hay bà Cốc đã xin lỗi về "thảm kịch" xảy ra đối với ông Heywood hồi tháng 11/2011.

Hãng thông tấn này cho hay thêm rằng bà Cốc Khai Lai nói và sẽ "chấp nhận và đối mặt với bất kỳ bản án nào".

Phiên tòa xử bà kết thúc trong ngày thứ Năm 9/8 tại thành phố Hợp Phì.

Phe công tố cáo buộc bà Cốc và con trai của bà là Bạc Qua Qua đã bất đồng chuyện làm ăn với ông Heywood và bà Cốc "quan ngại về đe dọa của ông Heywood đối với an toàn của con bà".

Tân Hoa Xã nói bà đã phát biểu trước tòa vào cuối phiên xử: "Những ngày tháng 11 năm ngoái, khi tôi thấy con mình đang gặp nguy hiểm, tôi bị suy sụp về tinh thần".

"Thảm kịch đã xảy ra vì lỗi của tôi."

Sáng thứ Sáu 10/87, bốn cảnh sát cao cấp của thành phố Trùng Khánh cũng phải ra tòa vì cáo buộc che dấu các bằng chứng liên quan tới bà Cốc Khai Lai trong cái chết của ông Heywood.

Hiện chưa có ngày tháng tuyên án cho cả hai phiên.


Đổ thuốc độc

Bà Cốc là vợ cựu lãnh đạo Trùng Khánh Bạc Hy Lai, người đã mất chức trong vụ bê bối xung quanh cái chết của ông Heywood.

Bà đã phải ra tòa cùng với trợ lý của mình, ông Trương Hiểu Quân.

Các công tố viên nói bà Cốc đã bố trí cho ông Trương tháp tùng ông Heywood, người được cho là đối tác làm ăn, từ Bắc Kinh tới Trùng Khánh.

Họ nói sau đó bà Cốc đã qua đêm với ông Heywood tại khách sạn của ông.

Ông Đường nói: "Khi Heywood say rượu, nôn mửa và muốn uống nước, bà ta đã chuẩn bị sẵn thuốc độc mà bà nhờ ông Trương Hiểu Quân mang theo, đổ vào miệng ông Heywood và giết ông ta".

Hai bị cáo có thể bị tử hình nếu bị cho là có tội.

Hai nhân viên tòa đại sứ quán Anh ở Trung Quốc đã có mặt để theo dõi phiên tòa.

Xác ông Heywood được phát hiện ra tại một khách sạn ở Trùng Khánh hồi tháng 11/2011.

Lúc đó nguyên nhân cái chết được ghi là đột quỵ, nhưng sau đó bốn tháng, trợ lý thân tín của ông Bạc Hy Lai - giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân, trốn vào lãnh sự quán Mỹ với cáo buộc đây là một vụ giết người bị che dấu.

Ông Bạc Hy Lai là Bí thư Trùng Khánh trong thời điểm cái chết của ông Neil Heywood.

Ông từng được xem là ứng cử viên sáng giá cho một vị trí cao cấp hơn ở Trung Quốc khi nước này chuẩn bị chuyển giao thế hệ lãnh đạo.

Thế nhưng ông đã bị mất chức vào tháng Ba và hiện đang bị điều tra "vi phạm kỷ luật Đảng".

BBC

Chiến Tranh Biển Đông?



Những hành động mang tính chất khiêu khích của Trung Quốc trong Tháng 7 (đơn phương thiết lập bộ chỉ huy quân sự và Hội đồng đại biểu nhân dân “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng sa) và Tháng 8 (đưa 23 ngàn tàu đánh cá với gần 100 ngàn ngư dân rầm rộ chưa từng thấy đến đánh bắt hải sản tại vùng biển quanh hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa), đã không chỉ làm cho tình hình biển Đông vốn căng thẳng trở thành điểm nóng, mà còn khiến cho dư luận lo ngại rằng Bắc Kinh đang quân sự hóa biển Đông để chuẩn bị chiến tranh.

Huy Chương Olympic Là Phương Tiện Tuyên Truyền Của Chế Độ Độc Tài



Tính đến ngày 31 tháng 7, nghĩa là sau khi Olympic London 2012 khai mạc được 5 ngày, đoàn lực sĩ của Bắc Triều Tiên đã làm một chuyện phi thường đạt được 3 huy chương vàng, một huy chương đồng, xếp hạng thứ tư trong bảng vàng chỉ sau Trung quốc, Mỹ và Pháp, trên Hàn quốc và Nhật Bản. Câu nói đầu tiên khi trả lời phỏng vấn của vận động viên Om Yun Choi (huy chương vàng, kỷ lục thế giới môn cử tạ hạng cân 56kg) cũng như các lực sĩ khác là ‘’Nhờ ơn của cố lãnh tụ vĩ đại Kim Chính Nhật và lãnh đạo Kim Chính Ân tôi mới có được thành tích như ngày hôm nay’’. Câu này cũng giống như câu Nhờ ơn Bác và Đảng mà trước đây người dân Việt Nam sống dưới chế độ Cộng sản thường sử dụng, nay thì chẳng mấy ai dùng vì nói ra thấy ngượng miệng.

Thursday, August 2, 2012

Biên tập viên Tân Hoa Xã (Trung Cộng) phản đối "Thành Phố Tam Sa"

Biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã (ảnh bên) thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc.

Gần đây, khi tình hình Biển Đông căng thẳng, nhất là sau khi Trung Quốc có những bước đi ngang ngược, bất chấp lẽ phải và sự thật như khẳng định yêu sách về “Đường Lưỡi bò”, lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa”, biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa”... 

Biểu tình lớn ở Giang Tây, Trung Cộng

Người dân lật xe của các cơ quan chính phủ để phản đối

Hàng ngàn cảnh sát và người dân thành phố Khải Đông, Giang Tô, Trung Quốc đã xảy ra đụng độ trong cuộc biểu tình phản đối chính quyền nổ ra ở đây. Ít nhất 1.000 người biểu tình đã diễu
hành qua thành phố Khải Đông trong chuỗi những cuộc biểu tình phản đối dự án xây đường ống nước thải ở tình Giang Tô, hôm 28/7. Cuộc đụng độ đã xảy ra sau khi những người biểu tình tấn công các tòa nhà văn phòng chính phủ, lục soát và lật úp, phá hủy những chiếc xe công ở đây. Điều này đã khiến các quan chức phải hủy bỏ dự án đường ống nước thải, nguyên nhân của cuộc biểu tình khi người dân cho rằng nó sẽ hủy hoại môi trường. Trương Quốc Hoa, Thị trưởng thành phố cho biết họ sẽ chấm dứt dự án xây đường ống dẫn nước thải từ một nhà máy giấy của chủ đầu tư Nhật Bản xuống biển. Điều này sẽ gây ô nhiễm môi trường biển và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng khai thác cá của người dân thành phố ven biển này. Theo Dailymail, đây là dự án công nghiệp thứ 2 trong tháng này bị hủy bỏ ở Trung Quốc do áp lực từ những cuộc biểu tình của người dân. Dự án trước đó bị hủy là dành cho một nhà máy sản xuất đồng ở thành phố Thập Phương, Tứ Xuyên với tổng trị giá lên đến 1.6 tỉ USD.








Đám đông cảnh sát đang khống chế 1 người biểu tình

Người dân trả đũa

người biểu tình đứng trước hàng cảnh sát chống bạo động
Một lượng lớn người dân còn chưa xuống đường mà chỉ đứng xem
Cảnh sát chống bạo động được trang bị đẩy lùi đám đông

Xe cảnh sát cũng bị lật úp

Một văn phòng nhà nước tan hoang sau khi người biểu tình kéo qua

Văn phòng bị lục tung


Wednesday, August 1, 2012

Olympics 2012: Tám cây vợt cầu lông nữ bị tước quyền thi đấu

Cả tám tuyển thủ đều bị cho là vi phạm quy định Olympics

Tám nữ vận động viên cầu lông, gồm cả cặp đương kim vô địch thế giới, bị loại khỏi Olympics vì 'không muốn thắng’.

Các vận động viên từ Trung Quốc, Indonesia và Hàn Quốc bị buộc tội là đã không thi đấu hết mình nhằm gặp đối thủ nhẹ hơn trong vòng sau.

Theo công bố mới nhất hôm thứ Tư của Liên đoàn Cầu lông Thế giới BWF thì những vận động viên này đã "tìm cách không nỗ lực chiến thắng trong trận thi đấu".

BWF nói "Họ đã tự hành xử theo cách xâm phạm và sai trái nghiêm trọng với môn thể thao".

Né tránh cho trận sau

Trước trận đấu gây tranh cãi, bốn cặp đôi này đều đã giành vé vào tứ kết và dường như họ muốn thua để né cặp đôi mạnh hơn trong vòng sau.

Hôm thứ Ba, cặp đôi vô địch thế giới Trung Quốc, Vương Hiểu Lý và Ngọc Dương, bị cáo buộc là mở màn hành động hổ thẹn khi gặp đối thủ Hàn Quốc Jung Kyun-eun và Kim Ha-na.

Cặp đôi số một thế giới bỗng mắc lỗi liên tục, khiến cặp Hàn Quốc dần dần học theo đối thủ để…không phải đứng nhất bảng.

Ngọc Dương và Vương Hiểu Lý muốn tránh không phải đấu với đội Trung Quốc trong vòng tiếp

Rốt cuộc đôi nữ Trung Quốc thua 21-14, 21-11, và cả hai đội đều bị khán giả la ó khi rời sân.

Trận đấu tiếp theo cũng bệ rạc không kém khi đôi Hàn Quốc Ha Jung-eun và Kim Min-jung cũng uể oải tiếp đôi Indonesia Meiliana Jauhari và Greysia Polii.

Đôi Hàn Quốc thắng với tỉ số 18-21, 21-14, 21-12, và khán giả cũng không hài lòng.

Huấn luận viên Hàn Quốc phân bua: “Nếu đôi Trung Quốc chơi đàng hoàng, chuyện này đã không xảy ra.”

“Chúng tôi phải bắt chước vì không muốn phải đấu với đồng hương,” ông nói.

Vận động viên Trung Quốc Ngọc Dương cũng giải thích đội của cô muốn giữ lửa cho vòng loại trực tiếp hôm thứ Tư.

“Chúng tôi cố gắng nếu đó là trận loại trực tiếp. Đây là trận đấu bảng nên chúng tôi giữ sức,” cô nói.

Vụ việc hiện đang gây xôn xao dư luận tại Anh và cả nhiều nước châu Á.

Truyền thông Anh chiếu đi chiếu lại hình từ trận đấu mà các cây vợt cầu lông của Trung Quốc và Hàn Quốc như cố ý đánh vào lưới hoặc để bóng rớt ra ngoài sân.

Các trang mạng của Trung Quốc cũng đang tràn ngập bình luận về chuyện cách 'thua cố ý" của đội nhà như thế có đúng đắn không.

Tranh cãi trong trận Hàn Quốc gặp Indonesia

Hàn Quốc bị bác đơn khiếu nại còn Indonesia thì rút đơn sau khi BWF ra lệnh tước quyền thi đấu

Ngoài một số ý kiến phản đối, tới 70% người dùng trang xã hội weibo cho đến trưa 01/8 tỏ ra ủng hộ chiến thuật của Ngọc Dương và Vương Hiểu Lý, theo tường thuật của BBC Tiếng Trung.

Cho đến cuối ngày theo giờ Anh, Liên đoàn BWF đã bác bỏ đơn khiếu nại từ Nam Hàn trước quyết định loại hai vận động viên của họ.

Indonesia thì đã rút đơn phản đối lệnh tước quyền thi đấu của hai vận động viên nước họ.

Một số báo Anh cũng đăng ý kiến của giới vận động viên châu Âu lên tiếng chê trách các vận động viên châu Á dính vào vụ 'lười đấu' mang tính chiến thuật.

Có ý kiến cho rằng Trung Quốc đã nhiều lần làm như vậy hồi ở Thế vận hội Bắc Kinh 2008 để tránh cho các đội của họ 'diệt lẫn nhau'.

BBC