Hôm 1/4, Bộ trưởng Tài chính Anh, George Osborne cho biết việc chính phủ Ấn Độ quyết định từ chối mua chiến cơ Typhoon Eurofighter là một sai lầm vì đây là loại máy bay chiến đấu hiệu quả với chi phí “ưu đãi nhất” mà một lực lượng không quân cần có.
Nhân chuyến thăm Ấn Độ vào tuần này, Bộ trưởng George Osborne sẽ cố gắng thuyết phục “đối tác” bằng việc nhấn mạnh máy báy tiêm kích Typhoon của hãng Eurofighter là một siêu phẩm quân sự và nó phù hợp với Ấn Độ hơn bất kỳ loại máy bay nào khác. Mặc dù vào đầu năm 2012, Ấn Độ đã tuyên bố lựa chọn máy bay chiến đấu Rafale của công ty Hàng không Pháp Dassault với hợp đồng trị giá 11 tỉ USD với lý do loại máy bay này có giá “mềm” hơn.
Trong khi đó, Ian King, Giám đốc điều hành BAE cũng cho biết hiện công ty đang thảo luận với các thành viên tại Italia và Đức về việc giảm giá sản phầm Typhoon Eurofighter của hãng nhằm tăng tính cạnh tranh với các dòng máy bay chiến đấu khác.
Eurofighter là tập đoàn xuyên quốc gia thành lập năm 1986 giữa các nhà sản xuất hàng không Châu Âu bao gồm công ty BAE Systems (Anh), Finmeccanica Spa (Italia) và Hãng Hàng không Vũ trụ Quốc phòng Châu Âu (EADS - European Aeronautic Defense and Space). Tuy nhiên, những cuộc nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu của tập đoàn này đã được bắt đầu sớm từ năm 1979 và phát triển liên tục để cho ra đời loại chiến cơ Eurofighter Typhoon như ngày nay.
Máy bay chiến đấu Typhoon của Không quân hoàng gia Anh là một siêu phẩm hàng không do tập đoàn Eurofighter sản xuất
Eurofighter Typhoon (Chiến binh Châu Âu - Cuồng phong) là một loại máy bay chiến đấu tấn công cánh tam giác, cánh mũi đa nhiệm vụ với tốc độ tối đa đạt tới 2.500 km/giờ; tầm hoạt động 3.000 km; có tính năng hạn chế thám sát radar và theo dõi mục tiêu hồng ngoại.
Với sự tổng hợp của các tính năng như nhanh nhẹn, khả năng thao diễn, tàng hình và hệ thống điện tử hiện đại đã khiến Typhoon trở thành một trong những loại máy bay chiến đấu lợi hại nhất thế giới.
Không những thế, Typhoon còn có có khả năng duy trì bay siêu tốc mà không cần sử dụng các buồng đốt lần hai, trong khi các bố phận được chế tạo bằng chất liệu siêu nhẹ cùng thiết kế vốn đã chú trọng cao tới sự phù hợp khí động học với hệ thống điều khiển số bốn kênh tín hiệu mang lại cho máy bay sự ổn định cao, cho phép duy trì sự nhanh nhẹn cả ở tốc độ siêu âm và tốc độ thấp.
Bên cạnh đó, chiến đấu cơ “Cuồng Phong” này cũng được trang bị một pháo hàng không 27 mm và 13 móc treo vũ khí dưới thân cũng như cánh máy bay với khả năng mang nhiều loại vũ khí bao gồm súng, tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, bom, bộ chỉ điểm mục tiêu laser, hệ thống điện tử…
(VTC)
Nhân chuyến thăm Ấn Độ vào tuần này, Bộ trưởng George Osborne sẽ cố gắng thuyết phục “đối tác” bằng việc nhấn mạnh máy báy tiêm kích Typhoon của hãng Eurofighter là một siêu phẩm quân sự và nó phù hợp với Ấn Độ hơn bất kỳ loại máy bay nào khác. Mặc dù vào đầu năm 2012, Ấn Độ đã tuyên bố lựa chọn máy bay chiến đấu Rafale của công ty Hàng không Pháp Dassault với hợp đồng trị giá 11 tỉ USD với lý do loại máy bay này có giá “mềm” hơn.
Trong khi đó, Ian King, Giám đốc điều hành BAE cũng cho biết hiện công ty đang thảo luận với các thành viên tại Italia và Đức về việc giảm giá sản phầm Typhoon Eurofighter của hãng nhằm tăng tính cạnh tranh với các dòng máy bay chiến đấu khác.
Eurofighter là tập đoàn xuyên quốc gia thành lập năm 1986 giữa các nhà sản xuất hàng không Châu Âu bao gồm công ty BAE Systems (Anh), Finmeccanica Spa (Italia) và Hãng Hàng không Vũ trụ Quốc phòng Châu Âu (EADS - European Aeronautic Defense and Space). Tuy nhiên, những cuộc nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu của tập đoàn này đã được bắt đầu sớm từ năm 1979 và phát triển liên tục để cho ra đời loại chiến cơ Eurofighter Typhoon như ngày nay.
Máy bay chiến đấu Typhoon của Không quân hoàng gia Anh là một siêu phẩm hàng không do tập đoàn Eurofighter sản xuất
Với sự tổng hợp của các tính năng như nhanh nhẹn, khả năng thao diễn, tàng hình và hệ thống điện tử hiện đại đã khiến Typhoon trở thành một trong những loại máy bay chiến đấu lợi hại nhất thế giới.
Không những thế, Typhoon còn có có khả năng duy trì bay siêu tốc mà không cần sử dụng các buồng đốt lần hai, trong khi các bố phận được chế tạo bằng chất liệu siêu nhẹ cùng thiết kế vốn đã chú trọng cao tới sự phù hợp khí động học với hệ thống điều khiển số bốn kênh tín hiệu mang lại cho máy bay sự ổn định cao, cho phép duy trì sự nhanh nhẹn cả ở tốc độ siêu âm và tốc độ thấp.
Bên cạnh đó, chiến đấu cơ “Cuồng Phong” này cũng được trang bị một pháo hàng không 27 mm và 13 móc treo vũ khí dưới thân cũng như cánh máy bay với khả năng mang nhiều loại vũ khí bao gồm súng, tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, bom, bộ chỉ điểm mục tiêu laser, hệ thống điện tử…
(VTC)
No comments:
Post a Comment