Saturday, April 28, 2012

Số Phận Con Người: Không Thể Bất Công Kéo Dài Đến Vậy !

* Ông nội thật của Hồ Chí Minh là ai?
* Vương Chí Nghĩa là ai?
* Hoa Quốc Phong là con cả Mao Trạch Đông.
* Quyền sống bình thường của anh Nguyễn Tất Trung


Tết Mậu Tý đến gần. Người ta thường nghĩ về quê hương, về người thân, về bà con họ hàng, về mồ mả tổ tiên...Thường vào dịp cuối năm, nhiều người tìm ra họ hàng mới, người thân mới. Những khám phá mới, có khi bất ngờ, đến lạ lùng, có trường hợp thú vị, lại có chuyện pha với đắng cay. Nhất là trong những gia đình dòng họ lớn, có tăm tiếng, đã và đang đi vào lịch sử.

- Hồ Sĩ Tạo là ông nội Hồ Chí Minh: Đây là tin có thật, do nhà văn Hồ Sĩ Sênh, bút danh Trường Lam, hội viên Hội văn nghệ tỉnh Nghệ An, đưa ra, qua một sáng tác được công bố tại trại viết văn của Hội văn nghệ Nghệ An đầu năm 2007. Trường Lam đã sưu tầm tài liệu khá công phu từ những người thật việc thật có quan hệ chặt chẽ với ông phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, còn có tên Nguyễn Sinh Huy, nguyên tri huyện Bình Khê, cha đẻ Nguyễn Sinh Côn (Cung) là ông Hồ Chí Minh sau này, sau khi bị mất chức do tội ngộ sát, đã vào Nam bộ làm nghề thầy lang khám bệnh bốc thuốc.

Điều trên bảo đảm tính chân thật của sự kiện.



Ông Nguyễn Sinh Sắc.


Theo tiểu sử chính thức Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Sinh Sắc là con ông Nguyễn Sinh Nhậm quê ở Kim Liên, huyện Nam Đàn.Thật ra ông Nguyễn Sinh Nhậm vợ chết sớm, ốm yếu, nhận lấy cô Hà Thị Hy thường gọi là cô Đèn,’’ cheo’’ cô về làm vợ mọn, khi cô đã có mang với ông Hồ Sĩ Tạo; ông Nguyễn Sinh Nhậm đặt tên cho con cô Đèn, sinh vào năm 1863 là Nguyễn Sinh Sắc, nhận là con của mình. Ông Nhậm chết sau đó 3 năm.

Chính ông Hồ Sĩ Tạo mới là người cha huyết thống của ông Nguyễn Sinh Sắc, là ông nội thật sự của ông Hồ Chí Minh. Ông Hồ Sĩ Tạo sinh năm 1834 mất năm 1907, quê làng Quỳnh đôi huyện Quỳnh Lưu Nghệ An, đỗ Gỉải Nguyên khoa Mậu Thìn (1868), làm quan, dạy học, có tiếng văn hay chữ tốt cả một vùng Nghệ Tĩnh, tiếng vang trong Kinh, ngoài Bắc, quan hệ xã hội rất rộng. Ông lại hào hoa phong nhã, thích ngâm thơ vịnh nguyệt, mê ca trù, nhiều vợ đông con. Ông yêu mến cô Hà Thị Hy quê làng Sài huyện Nam Đàn, xinh đẹp hát hay; ông lại dạy học ngay trong nhà cô.

Hồng nhan bạc mệnh, người tình của cô Hy tài hoa bao nhiêu thì chồng danh nghĩa của cô là ông Nguyễn Sinh Nhậm yéu kém nhạt nhẽo bấy nhiêu. Ông chết sau khi lấy bà chừng 3 năm; phận làm mọn thời ấy thật cực nhục, cả họ Nguyễn Sinh khinh thị hắt hủi 2 mẹ con bà; bà phải bỏ nhà, bỏ con ra đi. May là khi bà chết, có người thương xót mang xác bà về quê và chính ông Hồ Sĩ Tạo lại tổ chức chôn cất và đọc lời điếu cho bà.

Chính ông Hồ Sĩ Tạo đã chăm lo bồi dưỡng cho ’’ đứa con hoang’’ của mình thành danh, qua gửi gắm ở những học trò cũ của mình đã thành thày giỏi và quan chức có thanh thế trong triều đình, như ông Cao Xuân Dục. Ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ phó bảng năm Tân Sửu (1901), sau đó vào Huế nhận chức Thừa biện bộ Lễ.

- Vương Chí Nghĩa: em út của Hồ Chí Minh






Vương Chí Việt mang pháp danh Thượng tọa Thích Chân Quang.


Năm 1907, ông Sắc được bổ nhiệm Tri huyện Bình Khê, đến 1911 ông tự gây nạn lớn, khi trong cơn nát rượu ông ra lệnh đánh một số nông dân chậm nộp thuế, làm một người chết. Ông bị kết trọng tội, suýt mất đầu. Tuyệt vọng, bị sỉ nhục, ông rời bỏ kinh đô và quê nhà, đi biệt vào phương Nam, tít vùng sâu Đồng tháp - Cao lãnh, tự xưng là Cụ Vương, làm nghề bắt mạch, bốc thuốc.

Một lão nông tên là Mai Nhuận, có cả gia đình hàm ơn cụ Vương cứu mạng trong nạn dịch lớn, tự nguyện gả cô con gái út cho cụ Vương để đỡ đần cụ trong tuổi già cô đơn mà cô gái cũng đỡ vất vả. Mối tình vùng sông nước giữa cụ Vương và cô gái họ Mai đã tạo nên một cậu con trai kháu khỉnh mang tên Vương Chí Nghĩa, sinh năm 1927. Đây là người em út chưa từng biết của ông Hồ Chí Minh.

Vương Chí Nghĩa dời nơi ở lên vùng Tây Nguyên, sống mai danh ẩn tích để giữ an toàn cho dòng họ khi đất nước chưa độc lập, lại chia đôi và chiến tranh. Vương Chí Nghĩa có 2 con trai: Vương Chí Hùng và Vương Chí Việt (sinh tháng 12-1959), cùng 5 con gái, trong đó một người mang tên Hồ Thị Minh Nguyệt đã cùng em là Vương Chí Việt xuất gia đi tu từ năm 1980. Vương Chí Việt mang pháp danh Thượng tọa Thích Chân Quang, hiện chủ trì chùa Phật Quang ở Bà rịa - Vũng tàu, đã tốt nghiệp khoa ngoại ngữ tiếng Anh. Mới đây năm 2007, Thượng tọa đã ra Nghệ An thăm viếng các làng xã quê hương ở Quỳnh Lưu và Nam Đàn, nhận họ hàng với chú bác, anh chị em, con cháu...Tuy nhiên về ông thày tu này đang có những nhận định khác nhau từ trong nước...

Chuyện bên Tàu:

Hoa Quốc Phong là con cả của Mao Trạch Đông. Trước đây vài năm, báo chí Hồng công lên tiếng nhiều lần cho rằng Hoa Quốc Phong từng là Thủ tướng Quốc vụ viện Trung quốc, rồi Chủ tịch Đảng CS Trung quốc là con trai ngoài giá thú của Mao Trạch Đông. Từ đó nhiều người bán tín bán nghi, vì trong các triều đình cộng sản, thật với giả, giả với thật cứ lộn nhèo với nhau, nhiều chuyện khó tin nhất có khi lại là thật, có chuyện ngỡ là của thiệt lại là của giả, của dỏm.

Gần đây báo chí Hồng công khẳng định chuyện trên đây là sự thật 100 phần trăm, và in hẳn cuốn sách nhỏ phát hành nửa công kha
i trên lục địa, kể đầu đuôi câu chuyện này. Talawas vừa đưa lên mạng.




Hoa Quốc Phong, con ngoài giá thú của Mao Trạch Đông.


Chuyện rằng năm 1920 khi Mao Trạch Đông 27 tuổi, xây dựng Tổ Thanh niên Cộng sản ở Trường Sa (thủ phủ tỉnh Hồ Nam), có quan hệ với một cô gái họ Diêu. Bố cô gái buôn thuốc lá. Mao và cô gái họ Diêu sinh ra một bé trai ngoài giá thú năm 1921 đặt tên là Hoa Quang Tổ; sau 2 năm cô gái họ Diêu ốm chết. Hoa Quang Tổ được một số gia đình thay nhau nhận nuôi, đổi tên là Hoa Thành Vũ, sau đó là Hoa Quốc Phong. [Một năm sau Mao mới gặp Dương Khải Tuệ và sinh ra con chính thức Mao Ngạn Anh].

Ngoài Mao ra, một số lãnh đạo cao nhất của đảng CS Trung quốc như Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình ...đều biết chuyện này và chú ý đào tạo, nâng đỡ quá trình trưởng thành của Hoa Quốc Phong. Năm 1950 Mao điều Hoa từ tỉnh Sơn Tây về tỉnh Hồ Nam quê nhà, với chức bí thư địa ủy của địa khu Tương Đàm (địa khu là cấp trên của huyện, cấp dưới của tỉnh). Hoa được đưa lên làm Trưởng ban Văn giáo tỉnh, Trưởng ban Mặt trận tỉnh,và đến 1968 vào ban chấp hành trung ương, là Bí thư thứ nhất tỉnh ủy Hồ Nam. Mọi việc đều giữ kín, không cho Hoa biết thân thế thật của mình.

Cho đến đầu năm 1966, Mao chỉ thị cho Chu Ân Lai nói rõ cho Hoa biết Hoa là con trai cả theo huyết thống của Mao và chỉ phổ biến trong nhóm lãnh đạo cao nhất, đồng thời chỉ thị cho Hoa ’’cứ giữ lý lịch như cũ, không thay đổi quan hệ vốn có với Mao, vì lợi ích toàn cục của đảng’’. Hoa đã phải ký vào văn bản cam kết như thế.

Sau khi Lâm Bưu làm phản tháng 9-1971, Mao điều Hoa Quốc Phong về Bắc Kinh, đưa vào Bộ chính trị, chức vụ là phó thủ tướng, khi Hoa vừa 50 tuổi.

Sau khi Mao chết tháng 9-1976, Hoa Quốc Phong được đưa vọt lên là Chủ tịch ban chấp hành trung ương đảng kiêm Chủ tịch Ủy ban quân sự Trung ương vào tháng 7-1977, cho đến tháng 6-1981 thì bị đưa xuống Phó chủ tịch, Hồ Diệu Bang lên làm Chủ tịch, đến Đại hội XII (9-1982) Hoa ra khỏi trung ương, rồi về hưu sau đó ở Hồ Nam.

Hoa Quốc Phong nhiều lần khẩn khoản xin được bạch hóa lý lịch thật, đổi sang họ Mao, nhưng đều bị từ chối, với lý do phải "bảo vệ danh dự của lãnh tụ và của đảng".

Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Hoa Quốc Phong nay 86 tuổi vẫn quan hệ chặt chẽ với Mao Lina, em gái út của mình, nay đã 67 tuổi, con của Mao và Giang Thanh; Hoa hiện sống ở Thiều Sơn, Hồ Nam quê của Mao và tự mình xử sự như người tiếp nối tự nhiên của dòng họ Mao.

Phải đối xử công bằng với anh Nguyễn Tất Trung:

Trên đây nói về ông Hồ Sĩ Tạo là người ông nội thật sự của ông Hồ Chí Minh, về Vương Chí Nghĩa là em út cùng cha khác mẹ với ông Hồ Chí Minh, về Thượng tọa Thích Chân Quang (Vương Chí Việt) là cháu gọi ông Hồ Chí Minh là bác ruột, về cả chuyện ông Hoa Quốc Phong nay được biết rõ là con cả theo huyết thống của Mao Trạch Đông... chỉ để nói đến trường hợp anh Nguyễn Tất Trung.

Tất cả những sự thật trên đây đều bị chế độ cộng sản phủ nhận, đi với những sự giả dối và bịa đặt bị cưỡng bức là sự thật. Chế độ độc quyền đảng trị ép mọi người phải hiểu rằng ông nội của Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Nhậm chứ không phải là Hồ Sĩ Tạo, rằng ông Hồ chỉ có chị cả là cô Thanh, có bí danh là Bạch Liên, người anh là ông Nguyễn Tất Khiêm, còn gọi là ông Khơm, và em út là Xin chết sớm sau khi sinh vào năm 1904 (Mậu Tuất), chứ không có anh chị em nào khác.



Cô Nông thị Xuân sau đổi là Nguyễn Thị Xuân, sinh năm 1932, mất năm 1957. Chụp cuối năm 1956 tại Hà Nội sau khi sinh Nguyễn Tất Trung.


Một trong những nạn nhân bi thảm kéo dài nhất của kiểu lừa dối trên đây là anh Nguyễn Tất Trung, con của ông Hồ Chí Minh và cô Nông Thị Xuân, một cô gái Tày quê ở làng Nà Mạ, xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao bằng. Cô được Trần Đăng Ninh, chủ nhiệm hậu cần quân đội chọn rồi đưa về Hànội nhằm ’’phục vụ’’ ông Hồ. Cô được bộ công an của Trần Quốc Hoàn quản lý, dấu tại ngôi nhà số 66 phố Hàng Bông thợ nhuộm, để hàng tuần đưa vào phục vụ ông Hồ 1, 2 đêm. Mối quan hệ ấy đưa đến kết quả là cô Xuân cho ra đời vào cuối năm 1956 một cháu bé được ông Hồ đặt tên là Nguyễn Tất Trung theo họ cũ của mình (Nguyễn Tất Thành).

Trần Quốc Hoàn nổi tiếng dâm loạn đã nhiều lần cưỡng hiếp cô Xuân, bị cô chống lại quyết liệt, có cô Vàng là em họ ở cùng phòng với cô Xuân biết rõ. Nhiều lần con quỷ râu xanh này trói cô Xuân vào giường để cưỡng hiếp, hắn còn đe dọa hai cô không được hé môi nói với ai, nhất là không được bẩm báo ông Hồ. Hoàn còn dương súng ngắn đe nẹt hai cô rằng:

"Chúng mày liệu hồn, đến ông Hồ cũng nằm trong tay tao đây, hiểu chưa?".

Thế rồi sau một cuộc cưỡng hiếp cực kỳ thô bạo, tên Hoàn sợ rằng cô Xuân sẽ báo với ông Hồ, Hoàn liền dựng lên một tai nạn xe ô tô trên đường đê gần làng Chèm vào tờ mờ sáng để thủ tiêu cô. Ông Nguyễn Minh Cần lúc ấy là phó chủ tịch uỷ ban nhân dân Hà nội đã biết rõ vụ án mạng này, với những biên bản khám mổ tử thi của bệnh viện Việt - Đức. Sau đó cô Vàng bị đuổi về Cao bằng và ’’chết đuối’’ trong một nghi án trên sông Bằng Giang; chồng chưa cưới của cô Vàng khẳng định hung thủ là tay chân của Trần Quốc Hoàn, kẻ sát nhân muốn bịt hết kẽ hở về tội ác của mình.
- Những nạn nhân một cuộc án mạng giữa cung đình: Cô Xuân, cô Vàng, anh thương binh nặng chồng chưa cưới của cô Vàng đều là những nạn nhân của chế độ toàn trị giả đạo đức, hiện còn ngậm đắng nuốt cay dưới suối vàng vì nỗi oan khiên của họ vẫn chưa được làm sáng tỏ; bọn tội phạm bất nhân của một chính quyền đàn áp lấy công an làm nòng cốt vẫn còn lộng hành.

Ở đây, lúc này, toàn xã hội ta cần đặc biệt chú trọng đến số phận, đến nỗi oan khiên đeo đẳng một con người còn sống và gia đình anh, đó là anh Nguyễn Tất Trung, đứa con không được thừa nhận của ông Hồ Chí Minh và cô Nông Thị Xuân.

Đã 51 năm nay, hơn nửa thế kỷ, anh Trung sống lay lắt về mặt pháp lý, không có giấy khai sinh thật, không được nhận cha đẻ của mình, không được nhận mẹ đẻ của mình,chưa được một lần thăm mộ và thắp hương trên mộ mẹ; anh không được về quê hương bản quán quê nội cũng như quê ngoại để nhận bà con họ hàng, không được biết, và dù biết cũng không được nhận ai là ông bà, chú bác, anh chị em, con cháu ruột thịt của mình.



Hai vợ chồng Nguyễn Tất Trung và Lưu Thị Duyên viếng mộ của tướng Chu Văn Tấn; thượng tướng Chu Văn Tấn người dân tộc Nùng ở Bắc Sơn, Tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu Việt Bắc, Phó chủ tịch Quốc hội, sinh năm 1910, mất năm 1984, bị lột hết chức vụ năm 1978 vì "tội làm gián điệp cho Tàu" không có xét xử; khi chết không được chôn ở Nghĩa trang Mai Dịch, mộ trong ảnh ở Thái nguyên, mấy người đứng quanh là mật vụ công an luôn theo dõi những người đến thăm mộ.

Cả cuộc đời anh và đời vợ và con anh bị đặt trong thế bất công và phi lý, không có một văn bản pháp lý nào quy định, sống không có căn cước thật, bị xô đẩy, đưa qua chuyển lại tùy tiện theo ngẫu hứng của giòng đời. Trung chỉ được yên ấm trong lòng mẹ Xuân và trong vòng tay êm ái của dì Vàng có vài tháng ngắn ngủi, để rồi côi cút, cô đơn, không hiểu gì cho rõ về cuộc đời mình. Ông Sao Đỏ - Nguyễn Lương Bằng đưa bé Trung về gia đình được vài tháng trong năm 1957, rồi giao lại cho gia đình tướng Chu Văn Tấn trên Thái Nguyên vài năm. Sau đó, các bà Hội phụ nữ cứu quốc trung ương đưa chú bé vào trại mồ côi của Hội, rồi vào trường Nguyễn Văn Trỗi dành cho con liệt sỹ. Vào những năm 1967 - 1968, cậu bé Trung thông minh, nhanh nhẹn, bắt đầu tìm hiểu thế giới xung quanh, cũng bắt đầu tò mò về căn cước thật của mình, thì 2 đợt ốm nặng ập đến, có lúc tưởng như không qua khỏi. Bóng đen của tên "lưu manh xứ Nghệ" trở thành trùm công an cộng sản - quỷ dâm ô Trần Quốc Hoàn lại hiện ra. Tên này lo sợ bị lật tẩy, đã dùng thủ thuật an ninh cộng sản được thày Tàu tiếp tay, cho cậu bé uống và tiêm nhiều lần thuốc độc, thuốc lú, gây thần kinh hỗn loạn, khi quên khi nhớ, có lúc như ngớ ngẩn, có khi ngồi thừ vô cảm hàng buổi, mất hẳn sinh khí, như kẻ vô hồn. Ông Hồ mất vào tháng 9-1969 khi cậu Trung vừa ra khỏi cơn ốm dài. Trước khi mất, ông chỉ mong được đi gặp Cụ Mác cụ Lê, quên khuấy còn có đứa con bị bỏ rơi đang băn khoăn về lý lịch thật của mình.

Cái may cho cậu Trung là sau khi ông Hồ mất, ông Vũ Kỳ, thư ký riêng lâu năm (từ năm 1948) của ông Hồ đón Trung về gia đình, nhận Trung làm con nuôi, coi như con đẻ của mình, đi học trường phổ thông Chu Văn An cạnh Hồ Tây cùng 2 con ông là Vũ Quang và Vũ Vinh, cùng độ tuổi với Trung. Đây là thời kỳ ổn định, ấm cúng nhất của anh Trung, nhưng bệnh đau đầu dai dẳng không cho anh vào được trường Đại học. Ông Vũ Kỳ còn quan tâm đến việc lập gia đình cho Trung, và đám cưới được tổ chức khi anh 32 tuổi, vào năm 1988, với cô Lưu Thị Duyên, thuộc một gia đình bình thường. Anh chị có một cháu trai kháu khỉnh, sinh năm 1992, đặt họ và tên là Vũ Thanh, sau đổi là Nguyễn Thanh Trung, vì tuy Trung rất quý ông Vũ Kỳ, nhưng vẫn nuôi ý muốn tìm trở về gốc gác thật của mình.

Trong xã hội Việt nam suốt nửa thế kỷ qua, không có một con người nào sống trong tình trạng cay đắng đặc biệt như anh Trung. Anh bị mất quyền được là mình. Anh luôn phải đeo chiếc mặt nạ. Anh không có cha thật, mẹ thật, anh chị em thật của mình. Anh là người công dân lương thiện cực hiếm trong xã hội không có căn cước thật. Anh không hề có một tội nào dù là nhỏ nhất. Thắc mắc về cội nguồn, anh có chăng? biết hỏi ai cho ra lẽ? Anh tự biết, nếu hỏi với người cai quản anh, có khi mang vạ vào thân. Vì anh có thể lờ mờ hiểu rằng người đẻ ra anh có liên quan đến nhiều vụ án mạng kinh khủng. Anh ngại, anh sợ. Nhiều người biết, và họ thấy ở anh luôn có sự không bình thường; bệnh trầm cảm, phẫn chí, lầm lỳ, tâm thần bất định...luôn bám chặt anh.

- Thời minh bạch và hội nhập, sự giải thoát: Chúng ta hãy tưởng tượng nỗi hận đời trong lòng anh Nguyễn Tất Trung, khi tâm trí anh đã trở lại gần như bình thường 5, 6 năm nay, như một số anh em trong nước cho biết, sau khi "thuốc lú" độc ác đã tiêu tan với thời gian. Bao nhiêu câu hỏi "vì sao?", ’’ vì sao? ’’ gậm nhấm tâm hồn anh. Vì sao anh lại phải sống u ẩn, trong bóng tối mãi thế này? Vì sao mình lại không được là mình? phải mang mặt nạ kỳ quặc mãi thế này? Cái quý nhất của con người là căn cước riêng biệt để phân biệt với mọi người khác đã bị tịch thu vĩnh viễn. Quyền cao quý nhất là quyền được làm một con người, được là chính mình đã bị tước đoạt. Một điều phi lý bất công anh có vẻ không sao hiểu và chịu nổi.

Vẫn chưa hết. Câu hỏi ai oán nhất làm anh đau xót là về mẹ anh. Anh chỉ có một bức ảnh hơi mờ ảo về người mẹ xinh đẹp và hiền hậu của anh, đôi mắt sáng mà dịu, hàm răng hé trắng, mái tóc bồng, áo len cụt tay tự đan, ảnh quý chụp năm 1956 ngay sau khi sinh anh; nhưng còn thiếu cháy bỏng những di vật có thể còn,- bộ quần áo, chiếc gương, lược - , những hiểu biết về ông bà ngoại, về họ hàng thân thuộc ở Nà Mạ hiện còn là những ai để ngày nào đó anh sẽ đưa vợ con anh lên thăm. Nỗi ám ảnh lớn là cái chết bi thảm của người mẹ yêu quý của anh đã diễn ra như thế nào vào sáng 12-2-1957 ấy , vì sao? ai là thủ phạm? Mộ mẹ anh ở đâu sau khi mổ tử thi ở bệnh viện Việt - Đức thì người ta mang chôn nơi nào? có ai chăm sóc nấm mộ thiêng ấy, bao giờ anh và vợ con anh được thăm viếng? Lại còn cái chết bi đát của dì Vàng, mà vòng tay đã ôm ấp anh từ những ngày trứng nước, có phải đã bị giết ngày 2-11-1957 rồi quẳng xuống sông Bằng Giang? Phải chăng như có người biết, anh vẫn gìn giữ một phiên bản lá thư của anh thương binh chồng chưa cưới của cô Vàng gửi ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội (đề ngày 29-7-1983) để quyết tìm hiểu cho ra sự thật. Bức thư tuyệt mệnh này đã được gửi ra hải ngoại và một bản sao đã được một người bạn chuyển cho anh. Có lần anh đã mạnh dạn tìm đến nhà tướng Ngô Thế Nùng, em rể ông Hoàng Minh Chính để cố hỏi dò về cái chết bi thảm của mẹ anh.

Việc thông tin công khai, nói lên đầy đủ sự thật về Nguyễn Tất Trung nay đặt ra là đã chín muồi. Nỗi hận ấp ủ nửa thế kỷ đến hồi phải được giải tỏa. Vì đất nước đang trong quá trình đổi mới không ai cưỡng lại nổi, tính trong sáng, minh bạch đã được cam kết trước toàn dân và thế giới.

- Chia sẻ yêu thương: Trước hết những người có lương tâm và tình người trong xã hội ta dễ thông cảm với anh Nguyễn Tất Trung và lòng khao khát của anh tìm hiểu sự thật về mình, vượt lên số phận bất công phi lý do hoàn cảnh khe khắt tạo nên, và sẵn sàng khuyến khích, tiếp sức cho anh bước vào cuộc đời mới, có căn cước thật, được là chính mình.

Được biết anh Trung thường ngồi suy tư hàng giờ, và từng nói với bạn rằng anh đã khóc cạn nước mắt về người mẹ quý yêu, rằng cuộc đời anh chìm nổi tưởng là chết nhiều lần rồi, nay thì phải sống để biết những điều cần biết ...

Tôi cùng một số bạn mạnh dạn đưa câu chuyện về anh Trung và gia đình vì thông cảm sâu sắc với hoàn cảnh của anh, trên trách nhiệm con người đối với con người, không ai có quyền dửng dưng với một số phận éo le, cô đơn, có vẻ bế tắc như thế, để tiếp sức nghị lực cho anh đứng dậy là chính mình giữa thanh thiên bạch nhật. Anh rất ham tin tức trên đời, hằng ngày đọc các bản tin trên mạng. Anh thông minh, tư duy đã hồi phục, tự mình biết cách ’’ra công khai’’ như thế nào và từ đó làm chủ đời mình, không cần ai chỉ vẽ, o ép.



Hai vợ chồng Nguyễn Tất Trung và Lưu Thị Duyên cùng con là Nguyễn Thanh Trung (sinh năm 1992) tại gia đình ông Vũ Kỳ vào năm 1998; người có râu trắng dài là ông Vũ Kỳ, mất năm 2005; bên trái ông Kỳ là ông em ruột. Trung và vợ con ở phía phải.


Thật ra tôi đã có lòng cảm mến anh thanh niên Nguyễn Tất Trung từ gần 20 năm nay. Vào năm 1989 tôi hay ghé qua nhà ông Vũ Kỳ, khi ấy đang là Giám đốc bảo tàng Hồ Chí Minh. Ông Kỳ và tôi lúc ấy rất không hài lòng khi thấy họ xóa bỏ 3 đoạn của di chúc ông Hồ Chí Minh, các đoạn nói về: mở ngay cuộc kiểm điểm sau toàn thắng để phòng ngừa bệnh kiêu ngạo; giảm một năm thuế nông nghiệp để "thư dân"; làm "hỏa thiêu". Tôi đặt và đăng bài viết của ông Vũ Kỳ trên báo "Nhân dân Chủ nhật" phơi bày 3 điểm ấy, buộc họ phải đưa ra Quốc hội, công bố lại "toàn bộ di chúc", đưa công khai bản chụp nguyên si cả tập di chúc, ra nghị quyết giảm thuế nông ngiệp 50% trong 2 năm. Ông Kỳ và tôi bị ban bí thư lên án là vô kỷ luật, bị triệu tập đến "làm việc với lãnh đạo" ở số 4 Nguyễn Cảnh Chân, cứ như một phiên tòa. Sau đó tôi hay ghé chơi nhà ông Kỳ, và gặp cả 3 cháu Quang, Vinh và Trung ở đó. Quang và Vinh người mập mạp như ông Kỳ, còn Trung thì gầy, cao, rất xinh trai. Vợ Trung là cô Duyên cũng xinh, trắng, giản dị; 2 vợ chồng đã ở riêng, đang cố chữa bệnh để mong có con. Hai vợ chồng vẫn thường về thăm ông Vũ kỳ và gia đình.

Tôi cũng được biết tháng 4-2005, khi ông Vũ Kỳ ốm nặng nằm trong bệnh viện Việt-Xô sát bờ sông Hồng, Trung luôn thay phiên với Quang và Vinh túc trực bên cạnh bố; khi ông Kỳ mất, Trung cũng mặc áo xô, chống gậy, đội mũ rơm trong lễ tang.

Vì bị bệnh, học không đến nơi đến chốn, nên Trung khó kiếm việc làm. Có lúc làm giữ kho, bảo vệ công xưởng. Khi sức khỏe khá, 2 vợ chồng mở quán cà-phê, ở sau ga Hàng Cỏ - Hà nội, rồi dời về cổng trường Đại học Bách khoa. Có lúc gia đình anh ở số nhà 31 phố Lê Thanh Nghị, có lúc ở tại Phòng 102- Khu tập thể Ủy ban khoa học nhà nước trong ngõ Thịnh Hào 1 . Lâu nay anh được tự do tiếp bè bạn hơn trước, không khí chung của xã hội dễ thở hơn, tính công khai minh bạch và quyền tự do công dân được khẳng định dần.

Trước đây, thế lực an ninh luôn vây bủa, kiềm chế cuộc sống của gia đình Trung, kiểm tra mọi mối quan hệ, vừa đe dọa vừa mua chuộc. Gần dây, kinh tế khá lên, họ cấp cho nhà khá rộng, rồi phong lên là sỹ quan trong danh sách, nhận lương cấp ’’thượng tá, cốt để vợ chồng tránh những quan hệ xã hội rộng rãi khó kiểm soát.

Nhưng không gì quý hơn tự do, nhân phẩm của một con người.

Con người luôn nhận trách nhiệm với chính bản thân mình trước hết.

Khi cuộc sống anh Nguyễn Tất Trung khá lên, tiền không thiếu, có xe cộ khá sang thì anh lại càng có vẻ băn khoăn thao thức; thì ra tiền không mua được sự yên tĩnh của tâm hồn, anh có vẻ bứt rứt: tại sao cuộc đời che dấu, mang mặt nạ mãi của anh lại không đến lúc chấm dứt, để anh được là anh với căn cước chân thực đàng hoàng, sống tự do, thoải mái, hồn nhiên trong quãng đời còn lại của mình.

Cả đại gia đình người Việt trong và ngoài nước sẽ hết lòng chia sẻ yêu thương với anh và chị Duyên cùng gia đình và tận lực giúp anh, che chở anh khi cần.

Có kẻ sẽ lại vu cáo tôi là nói xấu chế độ, có âm mưu lật đổ và phá hoại.

Tôi chỉ có lòng dạ ngay thật, trọn vẹn với nhân dân, kiên định niềm tin vững chãi rằng sự thật, chỉ có sự thật mới cứu vãn được đất nước này khỏi sự dối trá, đạo đức giả và tội ác, xây dựng mối quan hệ ngừơi với người là bạn, là anh chị em trên tình nghĩa đồng bào thân thiết.

Không có bí mật quốc gia nào, không có danh dự của một phe đảng nào có thể viện ra để chà đạp nhân thân, thủ tiêu căn cước thật, quyền làm người trọn vẹn của một công dân sinh ra đã bình đẳng tuyệt đối với mọi con người khác dưới ánh mặt trời.

Bùi Tín (cựu đại tá QĐND, phó biên tập báo Nhân Dân)
Giáp Tết Mậu Tý 2008.


Bí Ẩn Cuộc Đời Hồ Chí Minh


 

* Hồ Chí Minh và Cái Chết Của Nông Thị Xuân    (Vũ Thư Hiên)

* Số Phận Con Người   (Bùi Tín)

* Chuyện Tình Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh Trên Báo Trung Cộng   (Vũ Hán Báo)

* Cuộc Sống Vợ Chồng của Hồ Chí Minh và Nguyễn Thị Minh Khai ở Nga   (Sophie Quinn-Judge)

* Bức Thơ Tuyệt Mệnh 

* Bí Ẩn Chuyện Hồ Chí Minh Bị Thất Sủng Vào Cuối Đời   (Trần Viết Đại Hưng)

* Những Sự Thật Không Thể Chối Bỏ (phần 1)   (Đặng Chí Hùng)


* Những Sự Thật Không Thể Chối Bỏ (phần 2)    (Đặng Chí Hùng)

* Bản cáo trạng Hồ Chí Minh bán đứng Cụ Phan Bội Châu (Đặng Chí Hùng)

===============================
 
"Không có gì quý hơn độc lập tự do
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao"   (thi sĩ Nguyễn Chí Thiện)


================================================================

Thursday, April 26, 2012

Hồ Chí Minh và cái chết của Nông thị Xuân




 


Trích trong hồi ký "Đêm Giữa Ban Ngày" của Vũ thư Hiên. Vũ thư Hiên là con của Vũ Đình Huỳnh thư ký riêng của Hồ Chí Minh. Vũ thư Hiên bị CSVN bắt năm 1967 trong vụ án "xét lại chống Đảng", và CSVN đã trả tự do cho ông vào năm 1976 vì tù oan. Đoạn trích trong "Đêm Giữa Ban Ngày" xuất bản 1997, trang 263-265.

-------------------------------------------------------------------


(trích)

Tôi nhớ một buổi chiều thu 1964, cha tôi đột nhiên bảo tôi :

- Con lấy xe đưa bố đi một lát.

Hôm ấy tôi có một cái hẹn, nhưng đành phải bỏ - trong gia đình tôi sự không tuân lời người trên là lỗi nặng. Ðành phải dịch cái hẹn sang ngày khác để đưa cha tôi đi. Ông ngồi sau chiếc Jawa 05 thấp tè, vốn không được thiết kế để chở hai người, hai chân khuỳnh khuỳnh. Nhưng ông chịu khó ngồi lắm, không kêu ca. Năm ấy cha tôi không còn đi được Mobylette nữa, dắt xe ra cửa, cái xe kéo ông theo làm ông ngã dúi dụi. Trước đó, khi còn làm ngoại giao có tiêu chuẩn xe hơi ông cũng chỉ đi xe Mobylette của riêng, do bạn bè ở Pháp gửi cho. Ông bảo : "Nước ta còn nghèo, xe cấp cứu cho đồng bào còn chẳng có, mình đi một mình một xe hơi làm gì, phí phạm !". Có hôm tới dự kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga ở đại sứ quán Liên Xô lính gác (Việt Nam) không cho ông vào chỉ vì ông đi Mobylette.

Cha tôi sai tôi chở ông lên đường Cổ Ngư cũ về phía Chèm. Tới dốc lên đê, ông bảo tôi dừng xe. Châm một điếu thuốc, ông chọn chỗ cỏ sạch để ngồi xuống và bảo tôi ngồi xuống bên ông.

Ráng chiều bắt đầu nhuộm đỏ mặt hồ Tây và một phần hồ Trúc Bạch. Gió nồng ẩm mang theo hương dong nước ngọt bị vứt lên bờ và hương lá mục ngai ngái.

- Con nhớ lấy chỗ này, quãng gốc cây thứ tư và thứ năm từ trên đê đổ xuống - cha tôi chỉ tay về phía trước - Nơi này đã xảy ra một tấn thảm kịch mà rồi đây con phải tìm hiểu để mà viết. Nó là tấn thảm kịch có tính chất tượng trưng cho một sự đổ vỡ lớn của một nền đạo đức và rộng ra, của một thời đại ...

Mắt cha tôi mờ đi. Giọng ông đứt quãng.

- Con không hiểu bố muốn nói gì ...

- Lúc này con không hiểu cũng được. Hiểu bây giờ vừa sớm, vừa nguy hiểm. Việc của bố là đánh động trí nhớ của con, bắt nó ghi lại một lời nói không rõ ràng để đừng quên, sau này ... Thôi, ta về.

Trên đường về nhà cha tôi không nói thêm lời nào nữa. Tôi cũng không dám hỏi. Nếu cha tôi đã không nói, có nghĩa là hỏi cũng vô ích.




Di ảnh Nông thị Xuân, người tình của Hồ Chí Minh


Ông Nguyễn Tạo đã giải đáp cho tôi câu hỏi đó, nhiều năm về sau :

- Bố anh không muốn kể vì vào thời kỳ câu chuyện xảy ra bố anh không còn làm việc với Bác Hồ nữa, bố anh e mình không nắm rõ, không trực tiếp biết sự việc, không biết chi tiết, kể sẽ không đầy đủ, không khách quan. Hoặc giả, bố anh sợ anh biết câu chuyện quá sớm thì hại cho anh, tôi không rõ ... Nhưng bố anh muốn anh biết để có lúc anh sẽ phải viết ra. Bố anh bảo tôi kể cho anh nghe cũng không ngoài ý đó.

- Bác biết ?

Ông gật đầu :

- Không phải chỉ mình tôi biết. Còn có người khác biết. Số cán bộ công an ở cấp vụ trưởng hồi bấy giờ đều biết cả...

- Vậy chuyện gì đã xảy ra ở dốc Chèm, thưa bác ?

- Một vụ án mạng oan khuất.

- Ở chính nơi bố cháu chỉ cho cháu ?

- Ở đó. Có một người đàn bà bị xe cán chết, hay nói cho đúng hơn, xác của người đó.

- Một hiện trường giả ?

- Chính là như vậy. - ông ngậm ngùi - Người đàn bà này bố anh cũng biết, tên là Xuân, quê ở huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng. Cô Xuân rất xinh gái, da trắng nõn, miệng tươi như hoa, được Ban bảo vệ sức khoẻ Trung ương tuyển vào trông nom sức khoẻ cho Bác Hồ...

- Thời gian nào, thưa bác ?

- Sau khi hòa bình lập lại, khoảng năm 1955...

- Cùng được Trần Ðăng Ninh tuyển một lúc với cô Xuân còn có hai người em gái cô ta, một em ruột, một em họ, cũng là con cái gia đình gốc gác cách mạng cả. Họ được bố trí ở trong một ngôi nhà ở phố Hàng Bông Thợ Nhuộm, sát đường Quang Trung. Thông thường, Trần Quốc Hoàn tự thân đưa cô Xuân vào gặp Bác rồi đưa về...

- Mỗi lần như vậy cô ta ở lại bao lâu ?

- Không chừng. Có khi chỉ một đêm, có khi đôi ba hôm ... Cô Xuân rất được lòng Bác. Họ có với nhau một con trai, được đặt tên là Trung, Nguyễn Tất Trung. Về sau trước khi Bác mất Bác ủy thác thằng Trung cho Vũ Kỳ chăm sóc, coi như con nuôi...

Bộ Trưởng Công An Trần quốc Hoàn (giữa) thủ phạm giết Nông Thị Xuân


Tôi sững sờ. Lại thêm một bí mật tôi được biết trong những bí mật cung đình được giữ rất kín.

- Như vậy, có thể coi như bà Xuân là bà hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử Việt Nam ?

Ông cười chua chát :

- Có thể coi là như vậy. Và là bà hoàng hậu bất hạnh nhất trong lịch sử Việt Nam. Bất hạnh vì không một ngày được thừa nhận là hoàng hậu, vì đẻ ra đứa con không được gọi cha ruột của nó bằng cha... Tất cả diễn ra trong sự lén lút nhục nhã, như thể đó là tội lỗi.

- Ai đã giết bà Xuân ?

- Ðừng vội. Ta hãy ghi nhận sự việc này : vào một buổi sáng mùa xuân năm 1957, người ta thấy có xác một người đàn bà bị xe ô tô đụng chết ở dốc Cổ Ngư lên Chèm. Xác chết được đưa vào bệnh viện Việt Ðức, được nhận dạng. Ðó chính là cô Xuân. Nhưng xác không được mổ theo thường lệ, mà bị chôn cất vội vã, theo lệnh của Trần Quốc Hoàn.

- Tại sao lại Trần Quốc Hoàn ?

- Bởi vì cô Xuân là người của cơ quan trực thuộc Trung ương, việc xảy ra phải báo cáo ngay cho Trần Quốc Hoàn biết.

- Rồi sau thì sao ?

- Chưa hết. Sau, em ruột của cô Xuân bị điều đi học một lớp y tá ở Thái Nguyên, rồi bị đưa về Cao Bằng điều trị bệnh... thần kinh. Ít lâu sau xác cô nổi lên ở một cây cầu trên sông Bằng Giang... Cô em gái họ cũng biến mất. Như vậy là cùng một thời gian, cùng một sự việc, có tới ba người thiệt mạng.

- Những đầu mối đều bị bịt ?

- Tất nhiên. Nhưng những lý do dẫn tới những cái chết đã bị lọt ra ngoài.

- Về những cái chết này không có ai điều tra hết ?

Ông Tạo cúi mặt xuống.

- Không.

- Tại sao, thưa bác ?

- Tại vì thủ phạm là một nhân vật quá to để có thể đụng tới.

- Trần Quốc Hoàn ?

- Phải. - ông thở dài - Tất cả những người biết việc này đều có lỗi với hương hồn cô Xuân và hai cô em, tất cả đã không dám làm gì để rửa mối hận cho họ. Tất cả đã cúi đầu trước guồng máy, trước uy tín của Ðảng có thể bị mất đi vì vụ bê bối này. Mọi người đều lầm khi nghĩ như vậy...

- Vì sao Trần Quốc Hoàn giết cô Xuân ?


- Ðó là một câu chuyện dài. Khi Bộ Nội Vụ, vì công tác bảo vệ, bố trí cho mấy chị em cô Xuân ở ngôi nhà của Bộ ở phố Hàng Bông Thợ Nhuộm, thì chỉ có vài người biết họ là ai. Trong ngôi nhà này còn hai gia đình cấp vụ khác ở cùng. Thời gian trước khi cô Xuân bị giết ít lâu, Trần Quốc Hoàn thường tới đó. Việc Trần Quốc Hoàn tới thăm rồi cưỡng hiếp cô Xuân, cô em của cô Xuân biết, có nói lại cho người yêu của mình ở quê. Anh này về sau có làm đơn tố cáo gửi Trung ương.

- Và Trung ương im lặng ?

- Không phải anh ta gửi ngay lập tức. Ngay lập tức thì anh ta cũng bị giết ngay, mà mãi về sau này...

- Cụ Hồ không có ý kiến gì về mấy cái chết oan khuất đó ?

Nguyễn Tất Trung con rơi của Hồ Chí Minh

 
Ông Nguyễn Tạo đăm chiêu suy nghĩ.

- Có nhiều điều chúng ta không biết được. - ông nói, giọng bùi ngùi - Tôi nghĩ thân phận Bác lúc ấy cũng tội nghiệp lắm. Biết nói với ai ? Với Lê Duẩn chăng ? Hay Lê Ðức Thọ ? Hay nói thẳng với Trần Quốc Hoàn ? Tôi nghĩ Bác là con người, Bác cũng biết đau khổ. Nhưng cái thế của Bác buộc Bác phải im lặng...

- Nghĩa là, theo bác, ông Hồ không có lỗi ?

- Trong mấy cái chết nói trên ? Không.

- Nhưng sự im lặng trước cái chết của họ ? Ông Hồ cũng không có lỗi ? - tôi gặng - Bỏ ra ngoài mối quan hệ tình cảm, chỉ nói tới cái chết oan khuất của một con người, với tư cách đồng bào ?

- Thế hệ các anh khắc nghiệt trong sự phán xét. - ông thở dài - Tôi hiểu các anh. Các anh vô can. Chúng tôi thì không. Chúng tôi tự đặt mình trong sự ràng buộc với Ðảng, với những quyết định của nó, dù sai dù đúng. Chúng tôi lo lắng cho uy tín của Ðảng. Chúng tôi cảm thấy nhục nhã nếu Ðảng bị phỉ báng. Ðảng là cuộc sống tinh thần của chúng tôi, là danh dự của chúng tôi. Bác cũng vậy. Ông Cụ cũng đau đớn lắm chứ. Ông cũng là con người. Như mọi người. Các anh khác. Các anh chỉ nhìn thấy một lẽ công bằng, đòi phải có nó, đòi mọi sự phải sòng phẳng. Cái đó là phải thôi. Ðúng, chứ không sai. Nhưng có nên như vậy không nhỉ ? Hay là cần phải độ lượng hơn, thông cảm hơn với sự yếu đuối của con người ? Dù họ có là ai đi chăng nữa.....


Vũ thư Hiên


Wednesday, April 25, 2012

Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark


Nguyễn Thanh Phượng là Chủ tịch của 4 công ty: VietCapital Bank, công ty quản lý quỹ Bản Việt, công ty chứng khoán Bản Việt và công ty bất động sản Bản Việt. Đó là thông tin chính thức được công bố. 

Trên trang blog của anh Huỳnh Ngọc Chênh, đăng tải một tài liệu "Nghị quyết Đại hội Cổ đông thường niên 2012 của công ty Bản Việt" đề ngày 20 tháng 4, 2012 với nội dung:

VietCapital Bank phát hành quyền chọn mua cổ phiếu cho Công ty CP Phát triển Bất Động Sản Việt Hưng (Vihajico). Trong văn bản này Việt Hưng được ghi là đối tác chiến lược của VietCapital Bank và VietCapital Bank phát hành quyền chọn mua cổ phiếu cho đối tác chiến lược Việt Hưng. Việt Hưng nắm 5.670.000 quyền, mỗi quyền là 1000 đồng Việt Nam, tổng cộng giá trị của cổ phiếu là 5,6 tỷ VND. 



Người ký văn bản là Nguyễn Thanh Phượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị của VietCapital Bank

Công ty Việt Hưng chính là Công ty Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) - Chủ dự án Ecopark.

Nguyễn Thanh Phượng là con gái của Nguyễn Tấn Dũng

Nguyễn Tấn Dũng là Thủ tướng nước CHXHCNVN, người đã ký văn bản 1495/CP - NN cho dự án đô thị Ecopark - Văn Giang và giao cho Công ty Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) làm chủ đầu tư

Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên công bố hôm 20/4/2012 do Nguyễn Thanh Phượng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Bản Việt ký cũng đã vừa được đăng tải bởi BBC:

Tóm lại: Nguyễn Tấn Dũng đã dùng quyềh hành Thủ tướng để ký giấy trao dự án EcoPark cho công ty Việt Hưng và công ty này là đối tác chiến lược của VietCapital do Nguyễn Thanh Phượng - con gái của ông ta làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

Sự việc chỉ có dừng lại ở đó? 

Câu hỏi kế được đặt ra là Việt Hưng chỉ là đối tác chiến lược hay chính Nguyễn Thanh Phượng lại là một trong những thành phần lãnh đạo của Việt Hưng. 

Các trang mạng lề Dân đang đăng tải thông tin về công ty này trong đó Tổng Giám đốc của Việt Hưng (Vihajico) là Đào Ngọc ThanhChủ tịch Hội đồng quản trị là Nguyễn Thanh Phượng

Tuy nhiên, dữ kiện trên thông tin của Ecopark vào ngày 21.08.2011 "Vihajico kỷ niệm 8 năm ngày thành lập (19/8/2003 – 19/8/2011)", thì chủ tịch HĐQT của Việt Hưng (Vihajico) là ông Lương Xuân Hà.

Dữ kiện về ông Lương Xuân Hà cũng tìm thấy trong bản tin Bộ trưởng Bộ quốc phòng Phùng Quang Thanh về thăm dự án Ecopark.

Và sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vihajico: (Cập nhật ngày: 01/12/2010)




Hiện nay, nếu có sự thay đổi nhân sự và Nguyễn Thanh Phượng trở thành Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của công ty Việt Hưng, chủ đầu tư dự án Ecopark thì thông tin này chưa được chính thức công bố. 

Tạm thời có thể kết luận: Nguyễn Tấn Dũng đã dùng quyềh hành Thủ tướng để ký giấy trao dự án EcoPark cho công ty Việt Hưng và công ty này là đối tác chiến lược của VietCapital do Nguyễn Thanh Phượng - con gái của ông ta làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị.


danlambao's blog

Tản mạn tháng tư đen!


Trưa nắng Sài Gòn …

Thấy không đâu sướng như ở Việt Nam, sống thoải mái, không lộn xộn như nước ngoài!

Khí hậu cũng mát mẻ, không nóng không lạnh, dễ chịu dễ sống!

Đó là nguyên văn tình cờ nghe lỏm được của hai chị hàng xóm. Xin thề là tớ không có ý định hóng hớt chuyện người khác, nhưng vì cái xóm lao động của tớ ở đất chật người đông. Già trẻ lớn bé chiều chiều đều xem cái vỉa hè trước nhà là cái công viên cây xanh công cộng, ra hít lấy hít để chút không khí gió trời từ cái xưởng cơ khí hàn xì ngay bên cạnh. Chó mèo gà vịt ( gà đá ) đều mặc sức thả rông. Sáng tối lúc nào cũng vo ve bên tai đủ loại tạp âm, khiến nhiều lúc tớ không sao tập trung học hành nổi. Kiểu này chắc tớ cũng đành thất học mất thôi! Không hiểu sao tớ thấy nổi hết gai ốc khi nghe hai chị “bàn luận”. Phải nói rằng Đảng ta rất thành công trong việc “ngu dân hóa”, tức dân ngu dễ trị.

Hai chị này thuộc hàng U40. Nghĩa là sinh trước 1975 nhưng lớn lên và trưởng thành sau “giải phóng.” Tức là “từ ngày các bác vô đây” thì hai chị vẫn còn ẵm ngửa, hoặc chưa có đủ nhận thức về thời cuộc.

Nhìn lại cơ cấu lao động Việt Nam, 86 triệu dân thì nông dân chiếm 70%, công nhân 6%, còn lại là lao động tự do, học sinh sinh viên, trí thức và các cá nhân trong bộ máy công quyền. Điều này thể hiện rõ giai cấp nông dân và người lao động vẫn chiếm ưu thế so với đội ngũ trí thức, đa phần đã hiểu rõ bản chất của chế độ. Giai cấp này nói nôm na là vô sản lưu manh, có sự khác biệt so với vô sản chuyên chính của các chú, các bác. Vì mấy chú mấy bác chuyên chính đã ăn trên đầu trên cổ dân đen, tham nhũng, bòn rút không còn cọng tóc, nông dân bị cướp đất không còn đường làm ăn, gieo trồng gì nổi, bị bần cùng hóa thì không lưu manh mới lạ.

Thử làm một cuộc khảo sát nho nhỏ ở buổi chợ chiều, tớ dám chắc trong các bà các cô đi chợ, mười người chắc hết chín người chả ai nhớ nổi cái tên thằng cha đại biểu mà mình mới đi bỏ phiếu đợt vừa rồi. Vậy mà vẫn nhà nhà đi bầu, người người đi bầu, không đi thì nó tới nhà cưỡng chế cho đi, không biết đọc chữ thì có khi nó gạch luôn dùm, để thông báo với thiên hạ rằng nước Việt ta đây cũng thuộc hàng “dân chủ.”

Tội nghiệp cho mấy cô mấy chị, mấy anh mấy chú. Cả đời lê tấm thân còm lao động tay chân, vắt đến trí cùng lực kiệt để mong tồn tại trong cái xã hội chủ nghĩa “ưu việt gấp vạn lần dân chủ tư sản” này. Mấy bác xích lô già, mấy anh xe ôm trẻ bị tuýt còi vào đường cấm. Mấy chị hàng rong, các mợ mua gánh bán bưng, các hàng quán xôn xao vỉa hè bị đám trật tự đô thị và quản lý thị trường đuổi như chạy giặc Cộng Sản vào Tết Mậu Thân… mà đôi khi chẳng hiểu lý do. M.K! Tớ vốn chẳng muốn chửi thề! Đất đai thuộc sở hữu toàn dân chứ có phải của ông nội nhà chúng nó đâu mà nó đền bù rẻ mạt, dân không đi thì nó huy động đám công an dân phòng côn đồ phường, xã là “thanh kiếm lá chắn” tới đập phá, cưỡng chiếm đuổi dân chạy có cờ. Phò Đảng hiếp dân mà gắn mác công an nhân dân chi cho hổ thẹn vậy?  Sao chúng không bớt tiền tham nhũng, xây cho dân cái nơi làm ăn buôn bán tử tế để khỏi lùa; hoặc giả chúng đầu tư vào giáo dục, nâng cao dân trí để ai cũng được học hành, ngồi phòng máy lạnh sạch sẽ như chúng, nông dân khỏi ngày hai buổi bán mặt cho đất bán lưng cho trời không đủ ăn, công nhân khỏi đứng máy cả ngày mà vẫn bị xù lương, trốn bảo hiểm, hoặc người mua gánh bán bưng mỗi lần thấy chúng khỏi tránh như tránh hủi, cho đô thị sạch đẹp, có cái bề mặt tươm tất thơm tho để chúng còn đi lừa ăn xin được nước ngoài, thò tay đếm tiền rồi quỵt nợ các nước “tư bản giãy chết,” vơ vét món hời cho chúng và để nợ lại cho dân.

Còng lưng chở Tây dạo mát

Dạo này biến đổi khí hậu nhiều do ô nhiễm môi trường. Chúng biến nước mình thành bãi rác thải cho mấy tập đoàn tư bản nước ngoài vào đầu tư. Trưa hè oi bức tớ không chịu nổi, dạo một vòng Sài Gòn hóng gió chơi, đi cho biết nước ta “đổi mới” thế nào, chứ cứ ru rú xó bếp mãi biết chừng nào khôn? Không đi thì thôi, đi tớ lại càng thêm xốn mắt! Lạc vào mấy khu đất vàng trung tâm tớ cứ tưởng là cho Tây sống chứ không phải cho dân mình sống. Mấy khu đất đẹp á: khu của Hàn, của Nhật, của Đài, dân Việt Nam đừng hòng bén mảng nhá! Muốn kiếm khu người Việt à, chịu khó chạy xa tí ra ngoại thành, ổ gà, ổ voi, triều cường, ngập lụt, đi sâu vào thôn xóm lao động đi nhé để thấy dân ta sống khốn khổ khốn nạn thế nào và bọn nước ngoài nó sống ra sao trên chính quê hương đất Việt mình!

Mấy hôm nay trời nóng, đọc mấy báo lề trái thấy thông tin nông dân biểu tình đòi đất còn “nóng” hơn, mà cấm thấy báo Đảng nào đưa tin. Lâu ngày tớ dẹp luôn mấy báo lề phải vì xạo quá nghe riết ngứa lỗ tai. Tớ oải bọn cò mồi, bợ bút, viết theo sắp đặt, chỉ thị mà thương cho những nhà báo tự do đang lâm vòng tù tội. Cứ đừng tưởng dân ngu là dễ trị nhé, xéo mãi con giun cũng phải oằn, rồi có ngày trong 86 triệu dân chắc cũng hết hơn 80 triệu có thù với chế độ sẽ đứng lên quét sạch bọn mày! 

Lang thang thế nào tớ lại lọt vào khu phố “đèn đỏ” ngay công viên Hòa Bình. Phố chửa lên đèn đã thấy “bướm đêm”. Tớ chả muốn nhìn nhưng khổ nỗi đó là con đường tớ phải đi học tiếng Anh về ngang đó mỗi tối. Rõ khổ! Mà mấy chú dân phòng, công an khi đi “lùa” có nghĩ tại sao con người ta phải như thế không nhỉ ? Tớ thì nghĩ rằng nghèo đói thất học trong một chế độ buôn dân bán nước như hiện tại là nguyên nhân khiến con người ta phải chịu nhục vậy đấy mấy chú ạ, chứ sanh ra ai chả muốn hạnh phúc. Đất đai thì mấy chú cướp mẹ nó rồi, người ta còn chỗ nào mà cày cấy, mà dựng cái chòi trú nắng trú mưa? Nhưng so với việc họ bỏ “vốn tự có“ ra để kiếm tiền tồn tại trong cái đất nước lạm phát cao nhất thế giới này, hay gửi những đồng tiền về nuôi cha mẹ già hoặc nuôi đàn em ăn học, thì xin lỗi họ còn tự trọng và có liêm sỉ nhiều hơn so với mấy chú ngu dốt, tiến sĩ ba xu bằng cấp Ba Đình, bất tài ăn cướp trắng trợn của dân kia, vì dẫu sao họ cũng không đi ăn cướp, mà ăn cướp cũng có năm bảy phường đấy mấy chú ạ!

Viết bài này xong thì 30/4 cũng đang đến gần. Truyền hình lại ngày ngày ra rả “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước -  Mà lòng phơi phới dậy tương lai.” Ôhô, thì ra tương lai là đây! Là Hoàng Sa, Trường Sa, Nam Quan, Bản Giốc đã bay. Tớ lại lạnh xương sống thêm lần nữa khi nghĩ đến tương lai, tới đời con đời cháu tớ có thể phải cầm hộ chiếu Tàu!

M.K! Tớ vốn chẳng thích chửi thề!

Gánh hàng rong


4 - 2012

Ánh Việt (DanLamBao's Blog)

Tuesday, April 24, 2012

Đừng chĩa súng vào dân!


 Mặc dù gặp sự phản đối quyết liệt của người dân huyện Văn Giang nhưng vụ cưỡng chế cánh đồng 70 hecta của xã Xuân Quan vẫn diễn ra sáng sớm ngày 24-04-2012.

Cưỡng chế, bắt người

Tin cho biết phía quyền có rất đông người, trong khi người dân tập trung tại cánh đồng lên đến 2 ngàn người. Cuối buổi cưỡng chế, có khoảng 10 người bị bắt. Bà Lê Hiền Đức chứng kiến sự việc và kể lại với Quỳnh Chi của đài Á Châu Tự do. Đầu tiên, bà cho biết về việc bà bị ngăn chặn không cho đến hiện trường:

Bà Lê Hiền Đức: Không có vấn đề gì. “Họ” không muốn cho tôi có mặt ở hiện trường nhưng dù sao người dân cũng đưa tôi đến để có vài lời động viên với bà con nhân dân và nhắn nhủ với lực lượng công an nhân dân rằng “Cầm súng chĩa vào bọn tham nhũng, đừng cầm súng quay vào nhân dân. Những người nông dân lao động lam lũ chính là những người làm ra hạt lúa nuôi chúng ta”. Tôi nói như thế thì có một cháu công an khóc. Nhưng nói chung là cũng cưỡng chế xong hết rồi. Tuy nhiên, tôi nghĩ dân không thể dừng lại đây được.

Quỳnh Chi: Vì sao mà bà cho rằng người dân sẽ không dừng lại?

Bà Lê Hiền Đức: Không thể dừng lại được vì càng ngày “họ” càng tham nhũng, càng ngày “họ” càng đàn áp dân. Mọi người không thể hiểu được là người dân khổ như thế nào. Hôm nay, không phải chỉ có người dân Văn Giang mà còn nhiều người xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh cũng kéo sang hỗ trợ. Nhân dân Dương Nội, Hà Đông cũng nhiều lần mặc áo đỏ đi đến các cơ quan khiếu kiện. Nói chung nhân dân rất đoàn kết.

Quỳnh Chi: Sau khi vụ cưỡng chế được thực hiện xong thì thái độ hiện tại của người dân ra sao?

Bà Lê Hiền Đức: Trông người dân thương lắm. Bây giờ họ sống bằng gì đây? Tôi xót ra lắm. Thái độ người dân tất nhiên là buồn lắm nhưng họ vẫn có nhiều quyết tâm trong bụng. Tôi hiểu như thế. Tôi biết rằng dân bức xúc lắm.

Quỳnh Chi: Đài RFA có nhận được tin là có vài người bị bắt về đồn công an. Việc này bà có được chứng kiến không?

Bà Lê Hiền Đức: Cho đến bây giờ (7 giờ tối 24 tháng 4) tôi vẫn không biết những người bị bắt ấy bị giữ ở đâu. Người dân cũng chưa biết. Khoảng mười người bị bắt.

Quỳnh Chi: Lý do họ bị bắt là gì? Có phải là trong lúc cưỡng chế, một số người có hành động quá khích?

Bà Lê Hiền Đức: Không có gì là quá khích cả. Người ta cầm gộc gậy, thuổng cuốc đi làm đồng vì có những khu vực không phải là khu bị cưỡng chế. Nếu công an dùng súng hơi cay bắn vào nông dân, dùng dùi cui điện đánh vào dân thì người ta phải chống cự lại để tự vệ. Tôi đã hỏi “Tại sao lại bắt những người đó?” thì một số công an giải thích là tại “chống cự”, nghĩa là “dùng gậy gộc”. Bản thân tôi đi cùng với người dân ra hiện trường để xem thì có chỗ xe không đi được, tôi cũng không bước qua được. Lúc đó nhiều thanh niên chìa lưng vào cõng tôi nên tôi rất cảm động. Trong khi đó, công an thấy tôi cầm cái gậy chống thì hỏi “Bà đánh tôi à?” Một bà già chân đi không vững, phải có người cõng, vịn vào gậy mà họ lại hỏi như vậy. Tôi vừa buồn cười vừa bức xúc.

Quỳnh Chi: Theo bà thì lực lượng công an tham gia cưỡng chế có đông không? Thái độ của họ ra sao?

Bà Lê Hiền Đức: Gần hai nghìn người. Tôi buồn là chính quyền không tôn trọng người dân. Tôi không thể cầm được nước mắt.

Quỳnh Chi: Thưa bà, ĐCS Việt Nam lúc trước có khẩu hiệu là “Người cày có ruộng”. Nhưng thực tế cho thấy ngày càng xảy ra vụ cưỡng chế đất đai trái với ý muốn của người dân. Đây có phải là một nghịch lý?

Bà Lê Hiền Đức: Tôi không phát biểu về vấn đề này nhưng tôi chỉ muốn nhắc nhở rằng ngày xưa chúng tôi hy sinh cả tuổi thanh xuân. Cho đến bây giờ gần như cả cuộc đời tôi chiến đấu đem lại ấm no cho người dân, cho nông dân có ruộng cày. Nhưng bây giờ thì đồng ruộng của nông dân đang bị tước đoạt gần hết, có nơi bị tước đoạt hết giống như Văn Giang hay Dương Nội hôm nay. Tại những nơi đó, bây giờ những người nông dân chỉ có hai bàn tay trắng. Bây giờ họ sẽ sống bằng gì trong khi tiền đền bù vô cùng rẻ mạt. Một mét vuông đất chỉ đáng bát phở. Đồng ruộng như xương máu của người nông dân. Lấy hết đất của họ thì họ trồng lúa vào gầm giường à? Nông dân trồng lúa để nuôi bao nhiêu người và còn có bao nhiêu lúc để xuất khẩu mà bây giờ họ lại tước đoạt hết ruộng của nông dân. Tôi đau xót lắm. Tôi thương họ và đặt tất cả niềm tin vào sức mạnh của họ. Họ sẽ đi tìm công lý.

Nông dân khánh kiệt

Người dân huyện Văn Giang bị cưỡng chế đất hôm 24/4/2012. RFA screen capture 

Quỳnh Chi: Việc ngày càng có nhiều khiếu kiện liên quan đến đất đai thường xuất phát từ đâu thưa bà?

Bà Lê Hiền Đức: Hoàn toàn là do nông dân cứ bị thu hồi đất. Tôi cũng không đồng ý việc chính quyền dùng từ “thu hồi”. Người ta chưa nhận được một đồng nào tiền đền bù thì tại sao lại dám nhổ hết cây cối của họ đi? Hôm qua tôi đã ở với dân và tìm hiểu cả ngày. Một người nông dân nói với tôi rằng “Nhà cháu chưa chạy được một cây nào cả”. Cánh đồng của bà ta có mấy ngàn cây hoa Hải Đường. Bây giờ mang cây chạy đi đâu? Chẳng lẽ đào lên hết rồi mang về nhà? Trông họ xót xa lắm.

Quỳnh Chi: Nhiều người cho rằng việc ngày càng có các khiếu kiện đất đai là do chế độ công hữu về tư liệu sản xuất đang được ĐCS Việt Nam áp dụng. Ý kiến của bà ra sao?

Bà Lê Hiền Đức: Tôi không dám phân tích xa xôi nhưng tôi chỉ biết bênh vực quyền lợi người dân và chống tham nhũng. Tôi nói là dân sẽ vùng lên nếu họ có trình độ. Bởi vì chủ yếu chính quyền cấp quận huyện cướp đất của dân và ăn chia với cấp tỉnh, thành phố. Cho nên, dân có kiện lên cấp thành phố thì cũng bị trả về tỉnh.

Quỳnh Chi: Trong hơn 60 năm phục vụ đất nước thì bà thấy khoảng thời gian nào xảy ra nhiều bất đồng giữa người dân và chính quyền nhất?

Bà Lê Hiền Đức: Đó là thời gian hiện tại. Hoàn toàn trước mắt tôi như thế. Hơn sáu mươi năm hy sinh cả tuổi trẻ và cuộc đời mình, chiến đấu để mang lại lợi ích cho người dân nhưng tôi thấy dân càng ngày càng khổ và càng bức xúc. Cho nên làm sao tôi có thể ngồi yên mà bưng bát cơm ăn được.

Quỳnh Chi: Thế thì nếu tình trạng bất đồng giữa chính phủ và người dân cứ kéo dài như thế thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước như thế nào?

Bà Lê Hiền Đức: Tôi thấy chắn chắn không thể phát triển được bởi vì bao nhiêu của cải đều rơi vào tay bọn nhà giàu. Người giàu càng giàu mà người nghèo thì gần như khánh kiệt.

Quỳnh Chi: Cám ơn bà đã dành thời gian cho đài RFA.


2012-04-24

Quỳnh Chi (RFA)


Tuesday, April 17, 2012

Những hình ảnh tội ác của nhà cầm quyền Hà Nội ngày 14/4/2012

Như Nữ Vương Công Lý đã đưa tin, từ khoảng 3 giờ sáng ngày 14/4/2012, khoảng 200 công an và một số côn đồ đã kéo đến đập phá nhà ở của các cháu mồ côi tại Giáo xứ Gò Mu, đánh đập giáo dân trọng thương cướp tài sản, điện thoại. Khi linh mục Giuse Nguyễn Văn Bình đi dâng lễ về nghe tin và đến bọn chúng đã xúm lại đánh đến khi ngất xỉu phải đi cấp cứu.

Các cháu mồ côi được nuôi nấng ở đây đã bị đánh đập và toàn bộ sách vở của các cháu bị phá hoại, vứt thành đống ra giữa trời, các cháu bơ vơ khi linh mục phải đi cấp cứu.

Ngôi nhà được linh mục Bình đã mua và sửa chữa, xây dựng cho các cháu, đã bị phá tan tành.

Việc phá hoại tài sản và hành hung, cố ý giết người này của nhà cầm quyền Hà Nội không có bất cứ một cơ sở pháp luật nào hoặc bất cứ một văn bản pháp luật nào được viện dẫn.

Nguyên nhân vụ hành hung bằng bạo lực bất chấp pháp luật và lương tâm này chúng tôi sẽ đề cập cụ thể sau đây. Những hình ảnh bạo lực này đủ nói lên sự đê hèn táng tận lương tâm của nhà cầm quyền Hà Nội trước số phận người dân, đặc biệt các em bé mồ côi và không nơi nương tựa. Mặt khác, đây là sự phân biệt, đàn áp tôn giáo hết sức trắng trợn của nhà cầm quyền Hà Nội đối với các trẻ em mồ côi và linh mục, giáo dân sáng 14/4/2012:

Ngôi nhà đã được xây dựng, sửa chữa lại cho các cháu tạm trú đảm bảo học hành


Nữ Vương Công Lý

Monday, April 16, 2012

Thà chết chứ hổng chịu hy sinh!



Ngay sau 1975, khi thị trấn Xuân Lộc (Đồng Nai) được kiến thiết và xây dựng lại với chính quyền mới; người ta đặt tên cho con đường dài nhất là Nguyễn Văn Bé. Hồi nhỏ đi học ở đây, tui nhớ trong tài liệu từ phòng truyền thống của trường sơ lược, Nguyễn Văn Bé sinh năm 1941 quê ở Châu Thành (Sông Bé). Anh nhập ngũ tháng 7.1961, là Đảng viên ĐCSVN. Năm 1966, sau khi bị bắt trong một chuyến vận chuyển vũ khí, theo yêu cầu của Mỹ – ngụy Nguyễn Văn Bé phải giải thích công dụng của các loại vũ khí này, nhờ cơ hội đó anh đã dùng mưu cầm quả mìn Claymor đập vào một chiếc xe tăng tiêu diệt 69 tên Mỹ – ngụy và nhiều xe tăng địch; hy sinh tan xác tại chỗ. Nguyễn Văn Bé được Ủy Ban MTDTGPMNVN phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. 37 năm trôi qua, Nguyễn Văn Bé là tấm gương sáng được hiều thế hệ học tập. Huyện Xuân Lộc bây giờ đã là Thị xã Long Khánh nên đường Nguyễn Văn Bé cũng được mở rộng hoành tráng, chạy dọc suốt chiều ngang thị trấn như con đường huyết mạch. Nhưng, tự dưng gần đây mấy bác lãnh đạo địa phương bất ngờ cho đổi tên đường Nguyễn Văn Bé thành Hồ Thị Hương; hầu như ai cũng thắc mắc nhưng không có câu trả lời chính thức nào. Dân thị trấn xầm xì với nhau rằng: “Té ra người ta mới phát hiện cha nội này hổng có hy sinh mà là chết vì bệnh!”. “Thì thiếu gì người chết bệnh mà vẫn đặt tên đường đó thôi, miễn sao những gì họ cống hiến là xứng đáng!”. “À…chắc còn chuyện gì khó nói.”. Dân Long Khánh trà dư tửu hậu bàn tán rằng, Nguyễn Văn Bé bị thương và bị địch bắt làm tù binh trong một trận đánh, sau đó anh được đưa ra ngoài hạm đội chữa trị và chuyển qua Mỹ. Nhiều năm nay Nguyễn Văn Bé mang quốc tịch Hoa Kỳ và mới đây bất ngờ trở về (!). 

Nguyễn Văn Bé với tờ báo VC tuyên truyền anh đã "hy sinh anh dũng"

Tuy nhiên, theo một số tài liệu khác của quân đội Mỹ đưa ra, có thể tìm kiếm google – trong đó có cả tờ Times đáng tin cậy và nhiều tờ báo thời điểm 66-67 đăng tải hình ảnh anh Nguyễn Văn Bé còn sống, lại thế này: Năm 1966 Nguyễn Văn Bé bị bắt và đã chiêu hồi Mỹ – ngụy. Vậy đó. Thực hư thế nào hổng chịu trách nhiệm nha, ai hỏi là tui nhất định không khai thằng cha Vixi đang núp trong bụi chuối đâu à. Hahahha…Thay vì ngồi chờ đợi các nhà sử học lật lại “Vụ án Nguyễn Văn Bé “ – mà có vẻ chuyện này hơi bị khó như “Vụ án Lê Văn Tám”, thị xã Long Khánh đã quyết định đổi tên cho chắc ăn. Thà quê còn hơn bị chê! Nhưng cũng có một trường hợp khác, đó là Trường THCS Nguyễn Văn Bé (206 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh – TP.Hồ Chí Minh). Trường này thành lập từ năm 1976, nhiều năm liền đạt thành tích Tiên tiến cấp Thành phố. Đã từng nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi nghi vấn về anh hùng liệt sĩ mà trường mang tên chưa sáng tỏ, nơi này đã viết lại lý lịch trong đó ghi rằng anh hùng Nguyễn Văn Bé mất ngày 24.3.2002. Thà chết chứ nhất định hổng chịu hy sinh! Dù gì đi nữa, tui cũng quýnh giá cao hành động dũng cảm của mấy bác Long Khánh. Chợt nhớ tới bữa rồi đi thăm chuồng cọp Côn Đảo, nghe cô hướng dẫn viên kể về một nữ tù đã can đảm mổ ruột ném vào mặt cai ngục, phản đối chế độ sinh hoạt hà khắc ở đây. Nữ tù này tên Nguyễn Thị Bé! 


Đường Nguyễn Văn Bé mới đổi thành Hồ Thị Hương.

Thị xã Long Khánh nằm ngay trên trục quốc lộ 1A, chỉ cách Sài Gòn 80km về phía Đông Bắc; luôn được xem như cửa ngõ Sài Gòn. Cứ chạy qua khỏi cầu Sài Gòn phóng thẳng chừng 1 tiếng rưỡi là tới. Đây là quê hương thứ 2 của tui! Vào lúc 5 giờ 40 sáng ngày 9.4.1975, cách đây đúng 37 năm đã mở đầu Chiến dịch tiến công tuyến phòng thủ Xuân Lộc – Long Khánh. Trận này là một mốc quan trọng quyết định tiến trình dẫn tới sự kiện 30.4.1975, vì Xuân Lộc là khu vực phòng thủ trọng yếu trong tuyến phòng thủ cơ bản (Biên Hòa – Xuân Lộc – Bà Rịa – Vũng Tàu) của QLVNCH để phòng giữ cửa ngõ phía đông của Sài Gòn. Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam tham chiến gồm có: Quân đoàn 4 (thiếu Sư đoàn 9) tăng cường Sư đoàn bộ binh 6 (Quân khu 7), ngoài ra còn một trung đoàn tăng, thiết giáp, một trung đoàn pháo binh, sau còn được tăng cường thêm Trung đoàn 95B (Sư đoàn bộ binh 325) và một đại đội xe tăng (tổng quân số khoảng 40.000 do Thiếu tướng Hoàng Cầm làm tư lệnh và Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện làm chính ủy. “Mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn” nên Trận Xuân Lộc là nỗ lực cuối cùng của QLVNCH nhằm ngăn chặn bước tiến của QĐNDVN trên đường tiến vào Sài Gòn. Nhắc đến sự kiện này không thể không nhớ tới tướng Lê Minh Đảo chỉ huy sư đoàn 18 và 12 ngày đêm tử thủ cùng với các lực lượng dù, thủy quân lục chiến, biệt động quân, tăng thiết giáp và không quân còn lại. Tại Xuân Lộc, một máy bay C-130 của KLVNCH đã thả một quả “bom cháy” CBU-55, loại vũ khí phi hạt nhân tàn bạo nhất trong kho vũ khí của Mỹ, xuống khu vực được cho là sở chỉ huy Sư đoàn 341 QĐNDVN. Nó đã đốt ôxy trong một vùng rộng lớn và giết chết hơn 2500 lính QĐNDVN. Đây là lần đầu tiên và cuối cùng loại vũ khí này được sử dụng trong chiến tranh. Trận Xuân Lộc kéo dài đến ngày 20.4 làm QĐNDVN thương vong khoảng 2.000 người (trong đó 1.888 người chỉ tính riêng Quân đoàn 4 theo số liệu của Việt Nam sau 1975) và theo số liệu ước tính của Mỹ tổng cộng khoảng 5.000 người. Chiến thắng Trận Xuân Lộc đã quyết định sự sụp đổ của chính phủ Sài Gòn. Những năm gần đây, dân Long Khánh thỉnh thoảng vẫn còn đào thấy xương cốt của cả hai phe…

CoGaiDoLong's Blog

Tuesday, April 10, 2012

Trận Hải Chiến Hoàng Sa 1974


Ðôi lời trước khi viết
Ðã 25 năm kể từ ngày tôi tham-dự trận hải-chiến Hoàng-Sa, tôi chưa từng trình bầy hay viết mô-tả lại về trận đánh này, ngay cả có nhiều lần tôi đã thất hứa với các bậc tiên-sinh yêu-cầu tôi thuật lại chi-tiết của cuộc đụng-độ. Dù thắng hay bại, chỉ có một điều duy-nhứt không thể chối cãi được là các chiến-hữu các cấp của Hải-quân Việt-Nam Cộng-Hòa trong trận hải-chiến đã anh-dũng chiến-đấu bằng phương-tiện và kinh-nghiệm có trong tay để chống lại một kẻ xâm-lăng truyền-kiếp của dân-tộc hầu bảo-vệ lãnh-thổ của Tổ-quốc. Trước một thù-địch có sức mạnh gấp bội, dù cuộc-chiến có hạn-chế hay kéo dài hoặc mở rộng, phần cuối là chúng ta vẫn phải tạm lùi bước trước các cuộc cường-tập của đối-phương để tìm-kiếm một cơ-hội thuận-tiện khác hầu khôi-phục lại phần đất đã bị cưỡng-chiếm.
Hôm nay nhân ngày Tết Kỷ-Mão, tôi viết những giòng này để tưởng-niệm anh-linh các liệt-sĩ đã hy-sinh khi cùng tôi chiến-đấu chống kẻ xâm-lăng trên các mảnh đất xa vời của Quốc-Tổ, một số đã vĩnh-viễn nằm lại trong lòng biển Hoàng-Sa như để thêm một chứng-tích lịch-sử của chủ-quyền quốc-gia, một số khác đã bỏ mình trên biển cả khi tìm đường thoát khỏi sự tàn-bạo của người phương bắc.
Có nhiều chiến-hữu Hải-quân đã từng hăng-say viết lại một trang-sử oai-hùng của Hải-quân và toàn Quân-lực Việt-Nam của nền Ðệ-Nhị Cộng-Hòa, nhưng đã thiếu-xót nhiều chi-tiết chính-xác mà vào những năm trước 1975 chưa được phép phổ-biến, và cũng vì phải lưu-lạc khắp thế-giới tự-do nên các chiến-hữu đó đã không thể liên-lạc để tham-khảo cùng tôi.
Nhiều chi-tiết về giờ-giấc và về vị-trí bạn và địch, cũng như tên họ của các cấp có liên-hệ tới biến cố, vì không có tài-liệu truy-lục, nên chỉ có thể viết vào khoảng gần đúng nhất. Tôi chỉ tường-thuật trung-thực những chi-tiết theo khía-cạnh của một người chỉ-huy chiến-thuật được biết và cũng mong-mỏi các chiến-hữu nào còn có thể nhớ chắc-chắn các chi-tiết quan-trọng khác, tôi sẽ sẵn-sàng tiếp-nhận qua tòa-soạn này, để sửa lại tài-liệu này cho đúng.
Hà-Văn-Ngạc


"Tân xuân Giáp-Dần Hoàng-Sa-chiến
Nam-ngư hải-ngoại huyết lưu hồng"

Hai câu thơ với lối hành-văn vận theo sấm Trạng-Trình đã được truyền-khẩu rất nhanh khi Hải-đội Ðặc-nhiệm Hoàng-Sa trở về tới Ðà-nẵng vào sáng sớm ngày 20 tháng 4 năm 1974. Và câu thơ này do chính Hải-quân Ðại-Tá Nguyễn-Viết-Tân (thủ-khoa Khóa 5 của tôi) lúc đó đang giữ chức-vự Chỉ-huy-trưởng Sở Phòng-Vệ Duyên-hải, đọc cho tôi nghe. Từ ngày đó tới nay đã đúng 25 năm, và do sự khuyến-khích của các bậc thượng-trưởng của Hải-quân Việt-Nam, những chi-tiết về diễn-tiến chưa tùng tiết-lộ của trận hải-chiến cần được ghi lại để làm chứng-liệu lịch-sử.