6. Sự phát hiện những ngôi mộ tập thể tại Katyn:
Trên cơ sở thông tin của cư dân Nga địa phương, những công nhân Ba Lan lao động cưỡng bức tại Bauzug đã tìm thấy vị trí các ngôi mộ tập thể ở Katyn năm 1942. Các công nhân này đã tự điều tra và sau khi phát hiện ra những thi thể còn trên người bộ quân phục Ba Lan, họ đã lập tức báo tin cho chính quyền Đức.
Thoạt tiên, phía Đức không thật quan tâm đến sự kiện này, nhưng đến cuối mùa đông 1943, họ đã trở lại đề tài Katyn. Ngày 18-2-1943, người Đức bắt đầu đào các ngôi mộ tập thể và đến ngày 13-4, đã có chừng 400 thi thể được đào lên. Cùng ngày, Đài phát thanh Berlin đưa tin nước Đức tìm thấy 12 ngàn thi thể các sĩ quan Ba Lan bị giết tại vùng rừng Katyn.
Phía Đức tìm cách sử dụng thực tế đã lọt ra ánh sáng ở Katyn cho mục đích tuyên truyền, vì thế, ngày 16-4-1943, Đức mời Hồng Thập Tự Quốc tế và các đại diện của xã hội Ba Lan trong vùng bị phát-xít Đức chiếm đóng - cũng như các tù binh, trong số đó có các sĩ quan Ba Lan - đến tham dự công việc cất bốc tử thi và khám nghiệm. Độc lập với phía Đức, ngày 17-4, chính quyền lưu vong Ba Lan do tướng Władysław Sikorski đứng đầu cũng đề nghị Hồng Thập Tự Quốc tế tham gia xem xét vụ này. Sáu ngày sau, Hồng Thập Tự tuyên bố sẵn sàng cộng tác tìm hiểu sự việc, nhưng với điều kiện là tất cả các bên có liên quan - nghĩa là cả từ phía Nga - đều đưa ra đề nghị này. Điều đó có nghĩa là, Stalin được “rảnh tay” để sử dụng Hồng Thập Tự Quốc tế như một công cụ để ngăn chặn sự điều tra trong vụ Katyn.
Thi thể một sĩ quan tham mưu trung đoàn kỵ binh J. Piłsudski số 1
Nhờ đó, chính quyền Đức lập ra một ủy ban quốc tế cùng một giám sát viên, với 12 thành viên là đại diện các quốc gia phụ thuộc vào Đệ tam Đế chế, cùng một đại biểu Thụy Sĩ. Dưới áp lực của phía Đức, nhưng với sự biết đến của các tổ chức lưu vong và du kích Ba Lan, hơn mười đại biểu Ba Lan cũng tới Katyn (trong số đó, có các nhà văn Ferdynand Goetel và Józef Mackiewicz; bác sĩ Marian Wodziński thuộc Hồng Thập Tự Ba Lan; cha Stanisław Jasiński, linh mục tại Đại giáo đường Kraków).
Tại hiện trường của cuộc khảo sát, một số tù binh của Đức là các sĩ quan Anh, Mỹ và Ba Lan cũng có mặt do phía Đức bắt buộc (đây là khẳng định của đại tá Stefan Mossor sau khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc).
Việc cất bốc tử thi được thực hiện trong 8 ngôi mộ tập thể. Trong số các xác được đưa lên, có tử thi hai vị tướng Bronisław Bohatyrewicz và Mieczysław Smorawiński (về sau, hai tử thi này được tái chôn cất trong mộ riêng). Cho đến ngày 3-6-1943, tổng cộng hơn 4.100 xác được cất bốc và trong khoảng thời gian ấy, bác sĩ Wodziński đã nhận dạng được 2.800 tử thi. Công việc thu thập tư liệu và dẫn chứng được thực hiện rất kỹ càng. Cung cách thực hiện vụ thảm sát và loại súng do các “đao phủ” sử dụng cũng được xác định.
Việc cất bốc tử thi được thực hiện trong 8 ngôi mộ tập thể. Trong số các xác được đưa lên, có tử thi hai vị tướng Bronisław Bohatyrewicz và Mieczysław Smorawiński (về sau, hai tử thi này được tái chôn cất trong mộ riêng). Cho đến ngày 3-6-1943, tổng cộng hơn 4.100 xác được cất bốc và trong khoảng thời gian ấy, bác sĩ Wodziński đã nhận dạng được 2.800 tử thi. Công việc thu thập tư liệu và dẫn chứng được thực hiện rất kỹ càng. Cung cách thực hiện vụ thảm sát và loại súng do các “đao phủ” sử dụng cũng được xác định.
Trong quá trình tìm tòi, các chuyên gia đã ghi nhận loại vũ khí và đạn được dùng là súng lục 7,65 ly nhãn hiệu Đức và trong thực tế, đây đã và vẫn là “tồn nghi” duy nhất đối với tội ác của cơ quan mật vụ chính trị NKVD (cho dù, ai cũng biết rằng các đơn vị “hành động” Xô-viết luôn thích dùng vũ khí, đạn được Đức, được coi là tốt hơn của Nga).
Đồng thời, có nhiều luận cứ khẳng định tội ác của phía Liên Xô: những thư từ gửi người thân, tìm thấy trong người các nạn nhân, đều có thời điểm năm 1940; trên cơ sở tuổi của những cây trồng trên mộ, cũng như những dấu hiệu bệnh lý học - cơ thể học đặc biệt xuất hiện trên các tử thi cũng cho thấy thời điểm chính xác của vụ giết người (mùa xuân năm 1940).
Quyết định của Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Liên Xô về việc thủ tiêu các tù binh Ba Lan
Do tình hình chiến sự, cũng như do mùa hè đã đến, việc cất bốc và khám nghiệm tử thi được thực hiện dưới sự giám sức của phía Đức bị chấm dứt ngày 3-6-1943, trước khi tất cả các xác chết được đào lên. Trong ngôi mộ cuối cùng (số 8), mới có chừng 200 tử thi được cất bốc. Ít lâu sau, khu vực này lại thuộc quyền kiểm soát của phía Liên Xô.
Các tư liệu và dẫn chứng của quá trình khám nghiệm được chuyển về Viện Pháp y Kraków trong thời chiến, nhưng cuối Đệ nhị Thế chiến nó đã biến mất. Các biên bản khám nghiệm về phía Đức - mà Hồng Thập Tự Quốc tế cũng ký nhận - nói về sự khám nghiệm 4.143 tử thi được cất bốc. Trong số các chuyên gia đã ký biên bản này, hai vị giáo sư (GS TS Hajek, Tiệp, và GS TS Markov, Bulgaria) đã phải tuyên bố rút chữ ký dưới áp lực của Liên Xô.
Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc những quốc gia ngoài “vùng ảnh hưởng” Xô-viết (như GS TS F. Neville, Thụy Sĩ) thì không ai làm điều này. Trên cơ sở hoạt động của ủy ban này (TS Aleksander Wodziński đứng đầu), Hồng Thập Tự Ba Lan đã đưa ra tờ trình do Kazimierz Skarżyński thảo (báo cáo này được công bố tại Pháp năm 1955 và Ba Lan năm 1989), trong đó con số nạn nhân được coi là 4.243 (cao hơn con số có trong biên bản của phía Đức 100 người).
Đồng thời, báo cáo cũng khẳng định rằng các ngôi mộ tập thể ở rừng Katyn là nơi yên nghỉ của 11 ngàn sĩ quan Ba Lan, tức là đa số những người bị coi là mất tích. Con số này sau còn được nhắc lại trong các báo cáo giả mạo của phía Nga.
7. Sự xuyên tạc và lấp liếm vụ thảm sát:
* Về phía Liên Xô
Tiền và quân hiệu tìm thấy trong các ngôi mộ tập thể
Để trả lời thông báo của Đái Phát thanh Berlin, Đài Phát Thanh Moscow (ngày 15-4-1943) và tờ “Sự thật” (Pravda, số ra ngày 17-4-1943) đã đăng tải quan điểm chính thức của chính phủ Xô-viết, với nội dung buộc tội phát-xít Đức “đã thực hiện tội ác tày trời”. Theo khẳng định vào tháng 3-1942 của Stalin, “mùa xuân năm 1940, trong khi bị cấm trao đổi thư từ, các sĩ quan Ba Lan được chuyển từ các trại tù Kozielsk, Ostashkov và Starobilsk sang ba trại lao động đặc biệt gần Smolensk, được mang số hiệu 1-ON, 2-ON và 3-ON. Sau khi quân Đức tràn vào đây, chúng đã chiếm các trại này và tử hình các tù binh vào mùa xuân”.
Sau khi chính phủ lưu vong Ba Lan gửi đề xuất lên Hồng Thập Tự Quốc tế, tờ “Sự thật” đăng bài “Những cộng sự viên Ba Lan của Hitler”, rồi rạng sáng ngày 26-4-1943, đại sứ Ba Lan tại Liên Xô, ông Tadeusz Romer nhận được công hàm với nội dung phía Nga chấm dứt quan hệ ngoại giao với Ba Lan. Cơ quan “Foreign Office” (FO, Anh) gửi điện mật tới Bộ Ngoại giao Mỹ báo tin theo FO, “sở dĩ người Nga cắt đứt quan hệ với Ba Lan […] để “ỉm đi” tội ác tày trời của họ”. Cùng lúc đó, lý giải về động thái chấm dứt quan hệ ngoại giao, Stalin coi đó là do cách cư xử của phía Ba Lan: “không thể nối lại các mối quan hệ hữu nghị và công việc giữa nước Nga – Xô-viết và Ba Lan, chừng nào (chính phủ Ba Lan) vẫn còn đưa ra cáo buộc xúc phạm chính quyền và chính phủ Xô-viết”.
Mộ chí hai vị tướng Ba Lan bị Liên Xô sát hại: Bronisław Bohatyrewicz và Mieczysław Smorawiński
Sau khi Hồng quân Nga tiến vào vùng Smolensk và đẩy lùi các lực lượng quân sự Đức, phía Nga lập tức cho một ủy ban của riêng họ - “Ủy ban đặc biệt tìm hiểu và điều tra những hoàn cảnh mà quân xâm lược Đức đã thực hiện trong vùng rừng Katyn để giết hại các tù binh Ba Lan” (U.S.S.R. Spetsial'naya Kommissiya po Ustanovleniyu i Rassledovaniyu Obstoyatel'stv Rasstrela Nemetsko-Fashistskimi Zakhvatchikami v Katynskom Lesu) - tiến hành công việc. Chủ tịch ủy ban này là viện sĩ Nicolai Burdenko [chủ tịch Viện Hàn lâm Y học Liên Xô], trong số các thành viên, có nhà văn Alexey Tolstoi, giáo trưởng Nicolai (đứng đầu chi nhánh Ukraina của Giáo hội Chính Thống giáo Nga, khi đó đặt dưới sự quản chế của cơ quan mật vụ chính trị NKVD). Tuy nhiên, không hề có một thành viên nào đến từ các nước Cộng hòa Xô-viết khác, thậm chí, Liên minh Những người ái quốc Ba Lan (Związek Patriotów Polskich, một tổ chức được thành lập tại Nga và rất phụ thuộc vào Liên Xô), hoặc đạo quân của tướng Berling cũng không có một đại diện nào.
Bích chương tuyên truyền bằng tiếng Pháp của Đức trong Đệ nhị Thế chiến: “Nếu Liên Xô chiến thắng trong cuộc chiến, sẽ có Katyn ở mọi nơi!”
Trong quá trình cất bốc, rất có khả năng là ủy ban này đã “khêu ra” vài tử thi trong số các tử thi nằm dưới ngôi mộ thập thể mà phía Đức đã không đụng đến (tờ trình của ủy ban nhắc đến hơn 900 xác chết được đưa lên, nhưng điều này không được chứng tỏ). Tháng 1-1944, 9 bằng cứ (các mẩu báo vụn, chứng từ của hiệu giặt đồ, bưu ảnh với địa chỉ ở Warszawa) đã được đưa ra nhằm chứng tỏ vụ thảm sát Katyn do quân đội Đức (Wehrmacht) gây ra. Báo cáo của ủy ban khẳng định 11 ngàn sĩ quan Ba Lan bị Đức giết tại Katyn, ngoài ra, nó còn nhắc tới các trại lao động mang số hiệu 1-ON, 2-ON, 3-ON. Tờ tình cũng nói thêm: vụ thảm sát được tiến hành tháng 8/9-1941 bởi tiểu đoàn công binh do đại tá quân đội Ahrens đứng đầu.
Đài tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát Katyn tại thành phố Wrocław (Ba Lan)
Những dữ liệu về “tội ác” của phát-xít Đức đã được xuất hiện trong vài lần tái bản (thời sau Thế chiến) của “Đại Bách khoa Toàn thư Liên Xô”, tuy nhiên, trong lần in vào thập niên 70 thế kỷ trước, mục từ về Katyn đã bị xóa.
Cuối thập niên 50 thế kỷ trước, theo chỉ thị của [lãnh tụ] Khrushchev, chủ tịch KGB Aleksandr Shelepin đã xem xét lại vụ thảm sát. Shelepin đã cho thu thập tất cả văn bản trong vụ Katyn và sau khi khảo sát những tư liệu đó, ngày 3-3-1959, trong đề xuất số N-632-S (Н-632-Ш), ông ta đề nghị tiêu hủy 21.857 hồ sơ cá nhân của những sĩ quan Ba Lan bị giết hại, với lý do “xét trên phương diện thực tế và lịch sử, hồ sơ cá nhân của những nhân vật thuộc nước Ba Lan tư sản một thời hoàn toàn không thích hợp để lưu giữ”. Chỉ cần giữ lại một số báo cáo tổng kết trữ trong vài hồ sơ nhỏ và riêng rẽ.
Đề xuất của Shelepin được chấp thuận và từ đó, xuất hiện Hồ sơ số 1 (được coi là “tuyệt mật”); các bằng cứ thì bị tiêu hủy. Về sau, Hồ sơ số 1 này được coi là bí mật quốc gia quan trọng bậc nhất của Liên Xô: các tổng bí thư của Đảng Cộng sản Liên Xô, khi “đăng quang”, đều được nhận và ký vào văn bản này.
Năm 1978, các nhóm công nhân xây dựng xuất hiện tại Katyn, không phải để xóa đi các dấu vết về vụ thảm sát mà để tiến hành xây một công viên tưởng niệm hoành tráng (kiểu Nghĩa trang Quốc gia Arlington). Những cột be-tông được dựng lên, có khắc hàng chữ (phản ánh quan điểm chính thức của Liên Xô): “Tưởng nhớ những nạn nhân của chủ nghĩa phát-xít - những sĩ quan Ba Lan bị quân đội Hitler giết hại năm 1941”.
No comments:
Post a Comment