Wednesday, May 9, 2012

Chuyện tình Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh trên báo Trung Cộng



Báo Vũ Hán số ra ngày 10.09.2008. Trang chính "Hồ Chí Minh Kết Hôn Bí Sử"



胡志明和他的中国夫人曾雪明

Bổ sung: Bản lược dịch chuyện tình Hồ Chí Minh đăng trên "Vũ Hán Văn Sử Tư Liệu"

"Vũ Hán Văn Sử Tư Liệu"



1. Xuất thân

Tăng Tuyết Minh sinh tháng 10 năm 1905 tại thành phố Quảng Châu, Trung Quốc.
Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc với bí danh là Lý Thụy từ Moskva đến Quảng Châu làm phiên dịch cho cố vấn Liên Xô Mikhail Markovich Borodin.

Mùa hè năm 1926, qua sự mai mối của một trợ thủ đắc lực là Lâm Đức Thụ, Nguyễn Ái Quốc gặp Tăng Tuyết Minh.

2. Hôn nhân

Theo cuốn “Hồ Chí Minh với Trung Quốc” (Hu Zhiming Yu Zhongguo) xuất bản năm 1990 của tác giả Hoàng Tranh (Huang Zheng), nhà sử học, phó Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây thì: tháng 10 năm 1926, Nguyễn Ái Quốc, khi đó lấy tên là Lý Thụy, tổ chức hôn lễ tại nhà hàng Thái Bình, với sự chứng kiến của Thái Sướng, Đặng Dĩnh Siêu (vợ của Chu Ân Lai) và một bộ phận học viên khoá huấn luyện phụ vận. Cuộc hôn nhân ban đầu bị mẹ Tăng Tuyết Minh phản đối.

Theo sử gia người Pháp Pierre Brocheux trong cuốn tiểu sử "Ho Chi Minh: A Biography", một số đồng sự của Lý Thụy như Nguyễn Hải Thần và Lê Hồng Sơn cũng phản đối cuộc hôn nhân.

Trong một lá thư cho các đồng sự, Lý Thụy đã giải thích lý do cưới Tăng Tuyết Minh là vì ông cần một phụ nữ để dạy ngôn ngữ và chăm lo nhà cửa.

Sử gia William J. Duiker trong cuốn tiểu sử "Ho Chi Minh: A Life" đã nhắc đến tin đồn rằng hai người đã có một người con gái; ông dẫn thông tin này từ cuốn "Vision Accomplished?" của tác giả Nguyễn Khắc Huyên.

3. Xa nhau

Ngày 12 tháng 4 năm 1927, sau khi Nguyễn Ái Quốc với Tăng Tuyết Minh kết hôn đuợc nửa năm, Tưởng Giới Thạch phát động cuộc chính biến tại Thượng Hải. Nguyễn Ái Quốc phải chuyển đến Vũ Hán vì trụ sở của đoàn cố vấn Lao Liên chuyển đến đây.

4. Thư của Nguyễn Ái Quốc gửi Tăng Tuyết Minh.

Bức thư này bị mật thám Đông Dương chặn được ngày 14 tháng 8 năm 1928, hiện được lưu trữ tại C.A.O.M. (Aix en Provence ). Theo Pierre Brocheux, nội dung của bức thư này đã phản lại lý do thực dụng mà ông đã dùng để giải thích cho các đồng sự về việc cưới Tăng Tuyết Minh


Dữ muội tương biệt,
Chuyển thuấn niên dư,
Hoài niệm tình thâm,
Bất ngôn tự hiểu.
Tư nhân hồng tiện,
Dao ký thốn tiên,
Tỷ muội an tâm,
Thị ngã ngưỡng vọng.
Tinh thỉnh
Nhạc mẫu vạn phúc. 

Chuyết huynh: Thụy


Dịch nghĩa: “Từ ngày chia tay với em, đã hơn một năm trôi qua. Nhớ thương khắc khoải, chẳng nói cũng hiểu. Nay mượn cánh hồng, gửi mấy dòng thư để em yên tâm, đó là điều anh mong mỏi, và cầu cho nhạc mẫu vạn phúc. Người anh vụng về, Thụy”.


5. Nhìn thấy chồng tại tòa án rồi qua ảnh



Tăng Tuyết Minh thời trẻ và về già.


Theo bài “Hồ Chí Minh với người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh”, đã đăng trên tạp chí Đông Nam Á tung hoành , số tháng 11-2001 xuất bản tại Nam Ninh của Hoàng Tranh thì tháng 5 năm 1950 bà Tăng Tuyết Minh, nhìn thấy ảnh Hồ Chí Minh trên Nhân dân Nhật báo cùng với tiểu sử, bà tin chắc đó chính là chồng mình. Bà đã cố gắng liên lạc với ông qua đại sứ Hoàng Văn Hoan và tổ chức Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng tất cả cố gắng của bà đều không thành.

Ngày 5 tháng 6 năm 1931 Nguyễn Ái Quốc bị các nhà cầm quyền Anh bắt sau khi trở lại Hương Cảng. Đến cuối năm 1931, nhà cầm quyền Anh ở Hương Cảng đem Nguyễn Ái Quốc ra xét xử, tuy nhiên Tăng Tuyết Minh chỉ có thể nhìn thấy ông từ rất xa, còn ông thì hoàn toàn không biết bà có mặt tại toà. Đây là lần sau cùng bà Tăng Tuyết Minh nhìn thấy Nguyễn Ái Quốc.

14/11/ 1991, Tăng Tuyết Minh qua đời tại Quảng Châu, thọ 86 tuổi.

No comments:

Post a Comment