Đề cập các tài liệu liên quan tới ông Hồ được Quốc Tế Cộng Sản lưu giữ ở Nga, bà tiến sĩ Quinn-Judge cho biết:
“Đống hồ sơ này cũng chẳng có được bao nhiêu, sắp xếp lộn xộn, đôi khi in lại hoặc đánh máy, cũng có khi nguyên bản như một lá thư, một vài tài liệu có chữ ký của ông Hồ Chí Minh hoặc ký tắt với danh xưng là Quak, Quac, NAQ hoặc với bí danh là Lee hay là Lin. Sau này khi tra khảo tới các hồ sơ lưu trữ về thuộc địa của Pháp tại Aix-en-Provence, tôi thấy có được lợi ích là góp phần để sắp đặt cho các tài liệu về Quốc Tế Cộng sản theo thứ tự hợp lý hơn dựa vào các tài liệu tại hai nơi thường khi cùng ghi nhận đến các diễn biến như nhau.”
Liên quan tới ông Hồ và bà Minh Khai, bà Quinn-Judge cho biết:
“Một tiết lộ khác được khám phá qua các tài liệu này là có hai sự kiện liên quan đến thời kỳ hoạt động của bà Nguyễn Thị Minh Khai chứng tỏ bà là vợ của ông Hồ Chí Minh. Một sự kiện thể hiện qua lá thư được viết vào năm 1934 của ông Hà Huy Tập gửi tới Ban Bí Thư Miền Đông, nêu tên đại biểu được cử đi tham dự Đại Hội Quốc Tế Cộng sản lần thứ bảy, trong đó có một người nói là ‘vợ của Quốc,’ còn sự kiện kia là ở một chỗ khác thấy nói tới danh xưng người đàn bà đó là bà Vãi (bà Minh Khai vào thời gian những năm đầu hoạt động có làm nghề hàng vải). Vì trong phái đoàn chỉ có một phụ nữ cho nên dĩ nhiên đó phải là có ý nói tới bà Nguyễn Thị Minh Khai.
Nguyễn thị Minh Khai (1910-1941)
“Sau này tại Mạc Tư Khoa, khi phải làm tờ khai lý lịch cá nhân, khi điền vào câu hỏi về tình trạng gia đình bà đã ghi là có chồng và kể tên chồng là Lin. Đó cũng là danh xưng của ông Hồ tại Mạc Tư Khoa kể từ năm 1934 cho đến năm 1938.
“Ngược trở lại vào năm 1931, người ta thấy trong một lá thư ông Hồ Chí Minh có nói đến bà vợ đang chuẩn bị để đón khách vào dịp Tết. Đây có thể là một cách nói để ám chỉ bao che cho các hoạt động chính trị, nhưng nếu xét đến những điều vào năm 1934 hàm ý là bà Nguyễn Thị Minh Khai, tôi e rằng quả có thêm phần xác đáng hơn.
“Vì một vài lý do nào đó các giới chức tại Hà Nội vẫn chưa chịu đả động gì đến những điều tiết lộ theo đó ông Hồ có liên hệ tình cảm thực sự với những người thuộc phái nữ. Mặc dầu giờ đây phía Trung Quốc đã trình bày trước công luận cả một bức ảnh và một bài viết nói về việc ông Hồ kết hôn với một phụ nữ vào tháng Mười, năm 1926 (*), nhưng Hà Nội vẫn chưa chính thức xác nhận.”
Mặt khác, trong dịp chương trình Việt ngữ của đài BBC Luân Đôn phỏng vấn bà Quinn-Judge (hôm 20 tháng Năm, 2003) về cuốn sách đời ông Hồ nêu trên, bà đã đề cập rõ hơn về cuộc sống vợ chồng của ông Hồ và bà Minh Khai:
“Năm 1930 Nguyễn Thị Minh Khai đến Hồng Kông và làm việc trong văn phòng của ông Hồ. Và khi đó quan hệ giữa hai người đã bắt đầu. Trong năm 1931, một lá thư của ông Hồ báo cáo rằng ông sẽ lấy Nguyễn Thị Minh Khai làm vợ. Người ta có thể coi đó là một cách nói để giữ bí mật nhưng toàn bộ nội dung lá thư cho thấy ông nói thẳng về sự kiện đó. Rồi đến năm 1934, trước ngày Quốc Tế Cộng Sản lần bảy tổ chức thì trong các tài liệu về các đại biểu tham gia đại hội đều nói về Nguyễn Thị Minh Khai là vợ của Quốc tức Hồ Chí Minh. Và trong toàn bộ thời gian sau đó khi hai người sống ở Mạc Tư Khoa hai người ở chung như là vợ chồng.”
Giải thích của tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu
Trong các tài liệu chính thức về tiểu sử ông Lê Hồng Phong do đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra, chẳng hạn như trong cuốn Lê Hồng Phong – Người Cộng Sản Kiên Cường (hồi ký) do nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia ở Hà Nội đưa ra vào năm 2002, không hề đề cập tới các chi tiết về cuộc sống vợ chồng của ông Phong, chẳng hạn như họ cưới nhau ở đâu, vào năm nào, có con cái với nhau không ... nhà sử học Vũ Ngự Chiêu giải thích:
“Việc chưa ai tìm thấy một tài liệu hộ tịch nào về cuộc hôn nhân giữa ông Lê Hồng Phong (tên thật Lê Huy Doãn, 1902-1942, còn có tên Nga Mikhail Litvinov) và bà Nguyễn Thị Minh Khai (tên thật Nguyễn Thị Vịnh, 1910-1941) thật dễ hiểu. Họ cũng chẳng cần khai báo. Người ta cũng không còn lưu giữ được cả khai sinh của người con gái tên Lê Hồng Minh (nay đổi thành Lê Nguyễn Hồng Minh). Viết sử mà không có tài liệu để y cứ, cách nào để viết ? Không nêu rõ ngày tháng kết hôn của Hồng Phong-Minh Khai là phương thức tốt đẹp nhất.
“Chỉ có một nữ tác giả viết về mối tình cách mạng thơ mộng Hồng Phong-Minh Khai từ năm 1934, với những lời thề non, hẹn biển trên con tàu từ Thượng Hải tới Vladivostok. Tuy nhiên, tác giả này không nhắm mục đích viết sử. Ngoài ra, còn một người Tây phương nói về đám cưới của ông Lê Hồng Phong và bà Nguyễn Thị Minh Khai trên đất Nga, nhưng cũng chỉ là "truyền khẩu sử.
“Một số nhà nghiên cứu Việt Nam đã làm việc tại các văn khố của Quốc Tế Cộng Sản, cũng như văn khố Pháp. Từ thập niên 1970, họ làm phóng ảnh và vi phim (microfilm) các tài liệu văn khố Nga, mang về Hà Nội. Nhưng có lẽ vì những mục tiêu chính trị giai đoạn của Đảng và nhà nước, họ không được phép và có thể không muốn nhắc đến cuộc tình tay ba giữa Nguyễn Thị Minh Khai, Hồ Chí Minh và Lê Hồng Phong.
“Hiện nay, không ai có thể chối cãi được rằng khi theo học ở Nga trong thời gian 1934-1937, Fan Lan (Minh Khai) gần gũi với Lin (Hồ) hơn là Litvinov (Lê Hồng Phong). Từ Nga trở về Thượng Hải vào tháng Ba, 1937, bà Nguyễn Thị Minh Khai cũng đợi tới bốn tháng sau mới gặp ông Lê Hồng Phong, rồi cấp tốc về Sài Gòn công tác (hạ bệ Hà Huy Tập). Nói cách khác, bà Minh Khai chỉ có thể sống như vợ chồng với ông Hồng Phong từ cuối năm 1937 tới 1938, hoặc giữa năm 1939 tại miền Nam.
“Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã được đọc tư liệu văn khố Pháp, nhất là hồ sơ Nha Liêm Phóng (Mật Thám hay Sureté). Các tài liệu này ghi nhận bà Minh Khai là vợ ông Hồng Phong khi hai người tái tổ chức Đảng Cộng Sản Đông Dương trong nội địa trong giai đoạn 1937-1938. Những công điện xin y án tử hình bà Minh Khai của Toàn Quyền Jean Decoux năm 1941 cũng nhấn mạnh ở điểm Minh Khai là vợ Hồng Phong.
“Bà Sophie Quinn-Judge là người đầu tiên tìm thấy và công bố ba tài liệu Nga cơ bản về cuộc ‘hôn nhân cách mạng’ giữa ông Hồ và bà Minh Khai. Tài liệu thứ nhất là bản tự khai lý lịch của Minh Khai (dưới bí danh Fan Lan) ngày 14 tháng Mười Hai, 1934 khi làm thủ tục xin nhập học trường Đại Học Công Nhân Phương Đông của Quốc tế Cộng Sản. Fan Lan đã khai chồng mình là ‘Lin,’ tức ‘Lâm,’ bí danh mới nhất của ông Hồ sau khi QTCS khai tử bí danh ‘Nguyễn Ái Quốc’ vào giữa năm 1932. Tên ‘Lin’ trong tờ lý lịch này bị xóa đi bởi nhân viên thẩm quyền của QTCS. Một trong những cách giải thích hữu lý nhất là Bộ Phương Đông QTCS, qua bà Vera Iakovlevna Vasilyeva (1900-1959), trưởng phòng Đông Dương, đã xóa bỏ đi, vì QTCS không công nhận cuộc hôn nhân này.
“Tài liệu thứ hai là báo cáo ngày 31 tháng Ba, 1935 về phái đoàn đại biểu Đảng CS Đông Dương đi dự đại hội QTCS thứ bảy tại Mạc Tư Khoa. Ông Cinitchkin Hà Huy Tập – lúc ấy đang giữ chức thư ký Ban Lãnh Đạo Đảng ở Ngoài tại Macao, và sau này là tổng thư ký thứ ba của Đảng CS Đông Dương từ 1936 tới 1938 – báo cáo rằng Minh Khai là vợ ‘Quak’ hay ‘Quốc’ (tức Nguyễn Ái Quốc). Lúc bấy giờ Hồng Phong đã được chỉ định làm tổng thư ký Đảng CS Đông Dương (tức tổng bí thư). Nếu Hồng Phong thực sự là chồng cách mạng của Minh Khai, Cinitchkin Tập chắc chắn không dám dựng đứng lên liên hệ giữa Minh Khai với Nguyễn Ái Quốc.
“Ngoài ra, còn một tài liệu khác cho thấy ngày 12 tháng Giêng, 1931, sau khi Hồ Chí Minh (Quốc) xin phép kết hôn, Bộ Phương Đông ở Thượng Hải trả lời là phải chờ đợi hai tháng. Nhưng một tháng sau, ngày 12 tháng Hai, 1931, ông Hồ đã báo cáo với Ban Phương Đông là ‘vợ’ mình đang lo chuẩn bị đón Tết Tân Mùi (ngày 18 tháng Hai, 1931) và đón tiếp khách từ Sài Gòn và Bắc Kỳ qua. Người nữ trẻ sống gần ông Hồ, được giới thiệu là ‘thư ký riêng,’ và rồi vợ của Hồ chính là ‘Lý Huệ Sương’ hay ‘A Duy’ – sau này đổi tên thành Minh Khai – mới từ trong nước thoát ly ra ngoại quốc làm cách mạng. Những tài liệu này hiện vẫn chưa mở ra cho công chúng, và bà Quinn-Judge là một trong rất ít chuyên viên đã được phép tham khảo đặc biệt.
“Vẫn theo tài liệu Pháp, năm 1932, sau khi luật sư của ông Nguyễn Ái Quốc, với sự toa rập của Thống Đốc Hồng Kông William Peel – và rất có thể cơ quan tình báo Anh – bung tin Quốc đã chết trong nhà tù Hồng Kông vì ‘ho lao và nghiện thuốc phiện,’ cô Duy có một bạn đồng hành là Trần Ngọc Ranh (Danh), em trai Trần Phú (Lee Kwei, 1904-1931, tổng thư ký đầu tiên của Đảng CS Đông Dương. Ông Ranh cũng từng qua Nga. Theo lời khai của ông Trương Phát Đạt với mật thám Pháp, ông Ranh là ‘tình nhân’ của cô Duy, và có lần ghen tuông, trách ông Đạt mưu toan tán tỉnh cô Duy. Cô Duy và ông Ranh từng tới Nam Kinh tá túc tại nhà ông Hồ Học Lãm khoảng bốn, năm tháng. Sau khi ông Ranh bị bắt ở Thượng Hải, năm 1933, ông Bùi Hải Thiệu (Bùi Ngọc Thiệu, hay Felix Leopold), một mật báo viên của Pháp, từng theo học trường Công Nhân Phương Đông, muốn giới thiệu bà Minh Khai cho ‘Đỏ,’ một tay hoạt động lâu năm, nhưng bà Minh Khai từ chối. Chẳng hiểu ‘Đỏ’ đây có phải là ông Hồng Phong, mới từ Nga về Trung Hoa tái tổ chức Đảng CS Đông Dương chăng ? (Mật thám Pháp nghi nhân vật này là Trần Đại Đỏ, một thủy thủ, từng qua Pháp.)
“Tôi may mắn,” tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu nói, “được tham khảo một số tài liệu Pháp đã lâu. Riêng các tài liệu Nga thì một phần do giáo sư Anatoli Sokolov, một chuyên viên Nga, cung cấp nguyên bản kèm theo bản dịch Việt ngữ, một phần do các nhà nghiên cứu trong nước và thế giới đã công bố.”
_________________________
Chú thích: (*) Năm ngoái, một tài liệu của Trung Hoa đưa ra đã nói rõ về cuộc hôn nhân của ông Hồ Chí Minh với một cô gái người Trung Hoa ở Quảng Châu tên Tăng Tuyết Minh, có cưới hỏi đàng hoàng.
-Tôi đã từng nghỉ cha già dân tộc hồ chí minh ở giá để hết lòng lo cho dân cho nước. nào ngờ bây giờ mới biết
ReplyDeleteông hồ chí minh cũng vợ nọ vợ kia đâu kém địa chủ, nổi trội nhất là CUỘC TÌNH TAY BA. Kiểu tay ba là dân chịu chơi lắm lắm . Nhưng theo dân miền Nam thì ông hồ chí minh là tay chịu chơi mà lại là tay chơi chạy nửa chứ.
Có chơi mà không có nhận. có con cũng không nhận là đúng dân chơi chạy rồi.