Tại Hà
Nội, từ mấy ngày nay nhiều thương binh từ Hà Tĩnh đã biểu tình trước trụ
sở tiếp dân của Trung ương Đảng, phản đối việc chính quyền trưng thu
đất. Bên cạnh đó hôm nay 06/11/2012 còn có cuộc biểu tình của nông dân
Văn Giang trước trụ sở Mặt trận Tổ quốc, và nhiều người dân từ các tỉnh
khiếu kiện đất đai cũng tập trung về Hà Nội kêu đòi công lý.
Trả lời RFI Việt ngữ qua điện thoại viễn liên, ông Nguyễn Ngọc
Tiến, thương binh làm việc cho xí nghiệp 27/7 tỉnh Hà Tĩnh cho biết lý
do phải đi biểu tình:
Ông Nguyễn Ngọc Tiến: Phản
đối là vì chính quyền Hà Tĩnh đã chiếm đoạt đất của xí nghiệp thương
binh 27/7 huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh. Kéo dài 20 năm, từ cấp tỉnh rồi
cấp trung ương, thanh tra chính phủ đều đùn đẩy, bao che cho nhau, không
giải quyết cho xí nghiệp thương binh, bắt anh em đi khiếu nại năm này
qua năm khác. Bên Tổng thanh tra nhà nước với lại Ủy ban tỉnh Hà Tĩnh
cùng với Ủy ban huyện Thạch Hà, ba cấp đó bao che cho nhau để chiếm đoạt
đất, cho nên anh em thương binh bức xúc phải đi biểu tình.
Trong xí nghiệp thương binh có 15 gia đình, đất của đường 1A năm 93 bị chính quyền Hà Tĩnh mở đường, cưỡng chế thu hồi, phá nhà cửa, tài sản mà không đền bù cho dân. Rồi ngày 26/9 lại xảy ra cuộc cưỡng chế đất, huy động hàng nghìn công an với lực lượng tỉnh để chiếm đoạt đất của dân, đánh đập anh em thương binh. Ở địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chúng tôi, bao nhiêu năm nay chiếm đất của dân thì cứ dùng lực lượng công an đe dọa, đó là chuyện thường tình.
Năm 1999 khi chúng tôi ra biểu tình ở Quốc hội thì được ông Nông Đức Mạnh lúc đó là chủ tịch Quốc hội, mời ông chủ nhiệm Vũ Mão đến trụ sở tiếp dân. Nhưng rồi cũng không giải quyết được gì vì ông Mão lại ra văn bản lừa đảo dân.
Trong nỗi bức xúc đó thì anh em thương binh chúng tôi phải ra đây phải đối vụ việc đó. Hiện nay xí nghiệp thương binh chúng tôi bốn mươi người vẫn ở lại trụ sở tiếp dân số 1 Ngô Thời Nhậm, để yêu cầu chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh là ông Võ Kim Cự, cùng với ban ngành chính quyền Hà Tĩnh ra trực tiếp đối thoại với tất cả anh em xí nghiệp, có sự giám sát của Tổng thanh tra chính phủ.
Ông Lê Đăng Viêm, thương binh bậc 3/4 cũng ở cùng xí nghiệp bày tỏ nỗi niềm:
Ông Lê Đăng Viêm: Tôi
ở xí nghiệp 27/7, đấu tranh hai mươi năm nay rồi. Trước khi thì cũng
được cấp một số đất đai để anh em làm nuôi trồng thủy sản, để xuất khẩu,
nhằm nâng đời sống anh em thương binh lên, xóa đói giảm nghèo. Nhưng
tỉnh Hà Tĩnh khi có mỏ sắt Thạch Khê, là tuy không có giấy thu hồi, mà
cưỡng chế cướp sạch quyền lợi của anh em.
Bức xúc thì anh em phải đi đòi từ cấp huyện đến cấp tỉnh, từ tỉnh lại đến trung ương. Nhưng mà có sự bao che từ trên trung ương này, hiện nay chưa giải quyết được. Tỉnh Hà Tĩnh dùng mọi hình thức, từ chính trị đến kinh tế để chèn ép anh em thương binh, cấm không cho đi ra trung ương.
Anh em ra đây để đòi quyền lợi và yêu cầu Nhà nước làm theo Nghị quyết 4 Trung ương Đảng. Hiện nay chính Tổng bí thư cũng nói là một số không nhỏ cán bộ và đảng viên đã suy thoái biến chất về đạo đức, lối sống. Ước vọng của dân là muốn thanh trừng những bọn tham nhũng này.
Anh em thương binh yêu cầu tỉnh Hà Tĩnh đối thoại, nhưng từ trước tới nay tỉnh không bao giờ gặp anh em. Đi hai mươi năm trời, không ai phân giải cho được một câu. Trên đổ cho dưới, dưới đổ cho trên, thì giờ biết kêu ai đây?
Ông Võ Kim Cự giao trách nhiệm cho ông Phó chủ tịch thường trực của tỉnh Hà Tĩnh là Trần Minh Trị, thì ông này đã đàn áp trắng trợn, đem một lực lượng công an rất hùng hậu. Anh em thương binh thì chỉ có vài ba chục người, nhưng lại đưa công an đàn áp thẳng tay.
Tỉnh lấy lại đất xí nghiệp này để giải phóng mặt bằng, di dời dân trong mỏ sắt Thụy Khê. Nhưng sau đó tài sản trên đất không được đền bù. Ông Trần Minh Trị ra quyết định 897 giải tán toàn bộ anh em thương binh. Anh em yêu cầu phải đối thoại, nhưng mà không đối thoại được.
Tổng sản lượng toàn bộ kể cả tài sản vật chất rồi thủy sản nuôi trồng – vì đất đai là đương còn sản xuất – xí nghiệp kiểm lại là hết 75 tỉ đồng. Tỉnh không bồi thường một đồng nào! Anh em không lấy được một đồng xu. Tỉnh ra quyết định như rứa là ăn cướp, mà cũng không có giấy thu hồi, không trực tiếp với anh em để mà bàn bạc giải quyết việc này.
Một cái hệ thống chính trị từ tỉnh đến huyện, từ huyện đến xã, đến thôn đều đàn áp. Nhưng mà anh em chúng tôi quyết tâm làm cho ra công lý. Bức xúc này thì cũng mong cơ quan Trung ương Đảng giải quyết sớm theo quy định của pháp luật.
Còn ông Đặng Văn Tâm, trong đoàn 82 người dân từ xã Lâm Sen, huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai vừa ra Hà Nội hôm qua, cho biết chỉ mong muốn được bồi thường theo quy định của pháp luật. Ông tố cáo những việc làm cửa quyền, tùy tiện của chính quyền địa phương, và bày tỏ nỗi khổ của những người dân oan phải đi đến tận trung ương để khiếu kiện:
Đi khiếu nại tới nay là bốn năm mấy rồi, từ huyện tới tỉnh đi
trên dưới năm chục lần, rồi lên trung ương, nghĩa là Cục 3 Ban thanh tra
chính phủ ở phía Nam, nằm ở Hồ Ngọc Lãm thuộc huyện Bình Tân bây giờ,
Thành phố Hồ Chí Minh. Lên trên đó năm lần, cũng hứa hẹn, cũng làm việc
rất nhiều lần nhưng mà chỉ nói là đang điều tra làm rõ, đang cố hết sức.
Nhưng mà bốn năm mấy rồi cũng chưa đâu vào đâu, chưa giải quyết gì hết.
Ra ngoài Thanh tra Hà Nội số 1 Ngô Thời Nhậm thì ở đó người ta không tiếp. Đêm ngủ thì người ta không cho ngủ ở trong, phải ngủ ngoài đường, nửa đêm đuổi tới đuổi lui nữa rất là khổ.
Trong đó ra đây là 82 hộ dân xã Lâm Sen, xã Sông Ray huyện Cẩm Mỹ, có nghĩa là huyện Xuân Lộc cũ, tỉnh Đồng Nai. Sáng thứ Hai tức là sáng hôm qua chúng tôi có mặt tại số 1 Ngô Thời Nhậm, nhưng họ chỉ nói là để cho ông sếp lập đoàn thanh tra để thanh tra lại trong tỉnh rồi mới trả lời.
Việc hứa hẹn thế này là từ rất lâu rồi, hết ông này hứa tới ông kia hứa là “cố gắng, ráo riết làm nhanh, đang xem xét…” nhưng nay bốn năm mấy rồi chưa có xem xét gì cả, chỉ hẹn thôi. Tất cả đều hẹn. Đi gần hai ngàn cây số, tiền xe với ăn uống là ngoài một triệu đồng một lượt. Trong đó đi ra ngoài này rất khổ, rất tốn kém. Buổi tối mấy bà già không có chỗ ngủ nghê nữa, mướn chỗ ngủ phải bốn, năm chục ngàn một đêm, mà ngủ ngoài đường thì bị đuổi. Hồi sáng này có lên Quốc hội, mà công an đuổi xô rồi có một bà già bị xỉu nữa.
RFI Việt ngữ xin rất cảm ơn các ông Nguyễn Ngọc Tiến và Lê Đăng Viêm, thương binh làm việc cho xí nghiệp 27/7 ở Hà Tĩnh, và ông Đặng Văn Tâm ở Đồng Nai đã vui lòng dành thì giờ cho chương trình hôm nay.
Thụy My (RFI)
Trong xí nghiệp thương binh có 15 gia đình, đất của đường 1A năm 93 bị chính quyền Hà Tĩnh mở đường, cưỡng chế thu hồi, phá nhà cửa, tài sản mà không đền bù cho dân. Rồi ngày 26/9 lại xảy ra cuộc cưỡng chế đất, huy động hàng nghìn công an với lực lượng tỉnh để chiếm đoạt đất của dân, đánh đập anh em thương binh. Ở địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chúng tôi, bao nhiêu năm nay chiếm đất của dân thì cứ dùng lực lượng công an đe dọa, đó là chuyện thường tình.
Năm 1999 khi chúng tôi ra biểu tình ở Quốc hội thì được ông Nông Đức Mạnh lúc đó là chủ tịch Quốc hội, mời ông chủ nhiệm Vũ Mão đến trụ sở tiếp dân. Nhưng rồi cũng không giải quyết được gì vì ông Mão lại ra văn bản lừa đảo dân.
Trong nỗi bức xúc đó thì anh em thương binh chúng tôi phải ra đây phải đối vụ việc đó. Hiện nay xí nghiệp thương binh chúng tôi bốn mươi người vẫn ở lại trụ sở tiếp dân số 1 Ngô Thời Nhậm, để yêu cầu chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh là ông Võ Kim Cự, cùng với ban ngành chính quyền Hà Tĩnh ra trực tiếp đối thoại với tất cả anh em xí nghiệp, có sự giám sát của Tổng thanh tra chính phủ.
Ông Lê Đăng Viêm, thương binh bậc 3/4 cũng ở cùng xí nghiệp bày tỏ nỗi niềm:
Bức xúc thì anh em phải đi đòi từ cấp huyện đến cấp tỉnh, từ tỉnh lại đến trung ương. Nhưng mà có sự bao che từ trên trung ương này, hiện nay chưa giải quyết được. Tỉnh Hà Tĩnh dùng mọi hình thức, từ chính trị đến kinh tế để chèn ép anh em thương binh, cấm không cho đi ra trung ương.
Anh em ra đây để đòi quyền lợi và yêu cầu Nhà nước làm theo Nghị quyết 4 Trung ương Đảng. Hiện nay chính Tổng bí thư cũng nói là một số không nhỏ cán bộ và đảng viên đã suy thoái biến chất về đạo đức, lối sống. Ước vọng của dân là muốn thanh trừng những bọn tham nhũng này.
Anh em thương binh yêu cầu tỉnh Hà Tĩnh đối thoại, nhưng từ trước tới nay tỉnh không bao giờ gặp anh em. Đi hai mươi năm trời, không ai phân giải cho được một câu. Trên đổ cho dưới, dưới đổ cho trên, thì giờ biết kêu ai đây?
Ông Võ Kim Cự giao trách nhiệm cho ông Phó chủ tịch thường trực của tỉnh Hà Tĩnh là Trần Minh Trị, thì ông này đã đàn áp trắng trợn, đem một lực lượng công an rất hùng hậu. Anh em thương binh thì chỉ có vài ba chục người, nhưng lại đưa công an đàn áp thẳng tay.
Tỉnh lấy lại đất xí nghiệp này để giải phóng mặt bằng, di dời dân trong mỏ sắt Thụy Khê. Nhưng sau đó tài sản trên đất không được đền bù. Ông Trần Minh Trị ra quyết định 897 giải tán toàn bộ anh em thương binh. Anh em yêu cầu phải đối thoại, nhưng mà không đối thoại được.
Tổng sản lượng toàn bộ kể cả tài sản vật chất rồi thủy sản nuôi trồng – vì đất đai là đương còn sản xuất – xí nghiệp kiểm lại là hết 75 tỉ đồng. Tỉnh không bồi thường một đồng nào! Anh em không lấy được một đồng xu. Tỉnh ra quyết định như rứa là ăn cướp, mà cũng không có giấy thu hồi, không trực tiếp với anh em để mà bàn bạc giải quyết việc này.
Một cái hệ thống chính trị từ tỉnh đến huyện, từ huyện đến xã, đến thôn đều đàn áp. Nhưng mà anh em chúng tôi quyết tâm làm cho ra công lý. Bức xúc này thì cũng mong cơ quan Trung ương Đảng giải quyết sớm theo quy định của pháp luật.
Còn ông Đặng Văn Tâm, trong đoàn 82 người dân từ xã Lâm Sen, huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai vừa ra Hà Nội hôm qua, cho biết chỉ mong muốn được bồi thường theo quy định của pháp luật. Ông tố cáo những việc làm cửa quyền, tùy tiện của chính quyền địa phương, và bày tỏ nỗi khổ của những người dân oan phải đi đến tận trung ương để khiếu kiện:
Ra ngoài Thanh tra Hà Nội số 1 Ngô Thời Nhậm thì ở đó người ta không tiếp. Đêm ngủ thì người ta không cho ngủ ở trong, phải ngủ ngoài đường, nửa đêm đuổi tới đuổi lui nữa rất là khổ.
Trong đó ra đây là 82 hộ dân xã Lâm Sen, xã Sông Ray huyện Cẩm Mỹ, có nghĩa là huyện Xuân Lộc cũ, tỉnh Đồng Nai. Sáng thứ Hai tức là sáng hôm qua chúng tôi có mặt tại số 1 Ngô Thời Nhậm, nhưng họ chỉ nói là để cho ông sếp lập đoàn thanh tra để thanh tra lại trong tỉnh rồi mới trả lời.
Việc hứa hẹn thế này là từ rất lâu rồi, hết ông này hứa tới ông kia hứa là “cố gắng, ráo riết làm nhanh, đang xem xét…” nhưng nay bốn năm mấy rồi chưa có xem xét gì cả, chỉ hẹn thôi. Tất cả đều hẹn. Đi gần hai ngàn cây số, tiền xe với ăn uống là ngoài một triệu đồng một lượt. Trong đó đi ra ngoài này rất khổ, rất tốn kém. Buổi tối mấy bà già không có chỗ ngủ nghê nữa, mướn chỗ ngủ phải bốn, năm chục ngàn một đêm, mà ngủ ngoài đường thì bị đuổi. Hồi sáng này có lên Quốc hội, mà công an đuổi xô rồi có một bà già bị xỉu nữa.
RFI Việt ngữ xin rất cảm ơn các ông Nguyễn Ngọc Tiến và Lê Đăng Viêm, thương binh làm việc cho xí nghiệp 27/7 ở Hà Tĩnh, và ông Đặng Văn Tâm ở Đồng Nai đã vui lòng dành thì giờ cho chương trình hôm nay.
Thụy My (RFI)
No comments:
Post a Comment