Bức ảnh hai lãnh đạo quá cố Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương trong triển lãm, đã bí mật biến mất (AFP)
Tại
trung tâm báo chí phục vụ đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc khai
trương cuối tuần qua, có một góc thu hút không ít sự chú ý của giới báo
chí trong và ngoài Trung Quốc đến đưa tin về sự kiện. Đó là gian trưng
bầy những tấm ảnh ghi lại lịch sử đảng Cộng sản Trung Quốc qua các kỳ
đại hội Đảng từ năm 1945. Đáng chú ý hơn nữa người ta thấy hình hai
gương mặt cấp tiến từng bị đảng khai trừ là ông Hồ Diệu Bang và Triệu Tử
Dương, trong một bức ảnh ghi lại trong Đại hội 12 hồi năm 1982.
Trên bức hình, người ta thấy hình vị Tổng bí thư đảng Hồ Diệu
Bang đang nói nhỏ vào tai Nguyên soái Diệp Kiếm Anh, một lão làng của
Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ. Phía sau là Đặng Tiểu Bình và mờ hơn một chút nhưng người
ta vẫn nhận ra một nhân vật nổi tiếng khác là ông Triệu Tử Dương.
Cả hai ông Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương đều được coi là những nhân
vật có đầu óc cải cách. Ông Hồ từng bị cách chức vào năm 1987 vì lý do
đã ủng hộ các cuộc biểu tình của sinh viên đòi dân chủ. Ông qua đời năm
1989, thời điểm phong trào đấu tranh của sinh viên Trung Quốc đòi dân
chủ lên cao điểm. Ông Triệu lên kế tục cũng đã từ chối đưa chiến xa vào
đàn áp cuộc biểu tình của sinh viên tại Thiên An Môn năm 1989 và sau đó
cũng bị đảng thải loại ngay. Ông chết năm 2005 sau 15 năm bị quản thúc
tại gia.
Đó là lý do mà vì sao sự xuất hiện của hai nhân vật, có thể coi là có thiện chí với dân chủ trong đảng Cộng sản Trung Quốc, dù là qua tấm ảnh tư liệu, đã làm dấy lên hy vọng cởi mở dân chủ ở thế hệ lãnh đạo mới, nhất là những bức ảnh này là để tuyên truyền cho đại hội 18.
Sự xuất hiện của hai nhân vật rất đặc biệt này đang gây nhiều thắc mắc trong giới báo chí, liệu có phải đây là một tín hiệu báo trước một ê -kíp lãnh đạo mới có đầu óc cởi mở chăng ? Thế nhưng những thắc mắc chưa kịp được giải mã thì bức ảnh trên đã biến mất một cách bí mật và khó hiểu trước ngày khai mạc đại hội 18, chẳng khắc gì với vụ tượng Khổng Tử biến mất khỏi quảng trường Thiên An Môn cách đây không lâu.
Cũng cần nói thêm, khả năng bức ảnh quý trên bị đánh cắp là khó và gần như là không thể xảy ra vì trung tâm báo chí của Đại hội được bảo vệ và kiểm soát nghiêm ngặt nhất, chỉ có thể bị người tổ chức rút đi mà thôi. Như vậy thì một loạt câu hỏi khác lại đặt ra : Tai sao một bức ảnh được lựa chọn để trưng bày, nếu là một sai sót thì người chọn ảnh của Tân Hoa Xã có bị mất việc không ? Liệu đây có phải là cách để bày tỏ xu hướng cải cách trong ban lãnh đạo mới của đảng ?
Những thắc mắc như vậy chỉ có thể xảy ra ở chế độ cộng sản như Trung Quốc mà việc chuyển giao quyền lực luôn diễn ra mập mờ, không có gì minh bạch. Cải cách hay bảo thủ với thể chế ở Trung Quốc chỉ khi sự việc xảy ra thì người ta mới nhận biết được rõ.
Anh Vũ (RFI)
Đó là lý do mà vì sao sự xuất hiện của hai nhân vật, có thể coi là có thiện chí với dân chủ trong đảng Cộng sản Trung Quốc, dù là qua tấm ảnh tư liệu, đã làm dấy lên hy vọng cởi mở dân chủ ở thế hệ lãnh đạo mới, nhất là những bức ảnh này là để tuyên truyền cho đại hội 18.
Sự xuất hiện của hai nhân vật rất đặc biệt này đang gây nhiều thắc mắc trong giới báo chí, liệu có phải đây là một tín hiệu báo trước một ê -kíp lãnh đạo mới có đầu óc cởi mở chăng ? Thế nhưng những thắc mắc chưa kịp được giải mã thì bức ảnh trên đã biến mất một cách bí mật và khó hiểu trước ngày khai mạc đại hội 18, chẳng khắc gì với vụ tượng Khổng Tử biến mất khỏi quảng trường Thiên An Môn cách đây không lâu.
Cũng cần nói thêm, khả năng bức ảnh quý trên bị đánh cắp là khó và gần như là không thể xảy ra vì trung tâm báo chí của Đại hội được bảo vệ và kiểm soát nghiêm ngặt nhất, chỉ có thể bị người tổ chức rút đi mà thôi. Như vậy thì một loạt câu hỏi khác lại đặt ra : Tai sao một bức ảnh được lựa chọn để trưng bày, nếu là một sai sót thì người chọn ảnh của Tân Hoa Xã có bị mất việc không ? Liệu đây có phải là cách để bày tỏ xu hướng cải cách trong ban lãnh đạo mới của đảng ?
Những thắc mắc như vậy chỉ có thể xảy ra ở chế độ cộng sản như Trung Quốc mà việc chuyển giao quyền lực luôn diễn ra mập mờ, không có gì minh bạch. Cải cách hay bảo thủ với thể chế ở Trung Quốc chỉ khi sự việc xảy ra thì người ta mới nhận biết được rõ.
Anh Vũ (RFI)
No comments:
Post a Comment