Khu vực biển quần đảo Hoàng Sa “chưa cho thấy có khám phá dầu
mỏ, khí và cũng chưa thấy có dấu hiệu tài nguyên dự trữ nào”, theo báo
cáo đầu năm 2013 của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA).
Báo cáo cũng viết, “các bằng chứng
cho thấy phần lớn tài nguyên tập trung ở bãi Cỏ Rong phía Đông Bắc quần
đảo Trường Sa”, khu vực mà cả Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam cùng
tuyên bố chủ quyền.
Chứng cứ địa chất cho thấy khu vực quần đảo Hoàng Sa “cũng không có tiềm năng rõ ràng nào về khí hydrocarbon”.
Theo đánh giá của EIA, tài nguyên ở khu vực
quanh quần đảo Trường Sa hiện đang có gần 11 tỷ thùng dầu, 580 nghìn tỷ
mét khối khí tự nhiên, và chưa khám phá thấy có dự trữ dầu mỏ.
“Tuy nhiên, quần đảo Trường Sa có thể chứa lượng lớn khí hydrocarbon chưa được khai thác.”
Báo cáo cũng có đoạn phân tích cụ thể về nhu cầu
và tình hình khai thác dầu hiện nay của Việt Nam và Trung Quốc ở biển
Đông và các vùng chồng lấn chủ quyền.
“Nhu cầu nhập khẩu dầu của Trung Quốc tăng nhanh
kỷ lục trong mấy năm gần đây. Tính đến tháng 05/2012, Trung Quốc nhập 6
triệu thùng dầu mỗi ngày.”
EIA dự đoán, trong năm 2013, nhu cầu nhập khẩu dầu của Việt Nam sẽ tăng lên mức 400.000 thùng dầu mỗi ngày.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang nỗ lực cân bằng
cung-cầu bằng cách đẩy mạnh giao hợp đồng khai thác cho các hãng nước
ngoài kết hợp với công ty PetroVietnam của nhà nước.
Tranh chấp tài nguyên
Báo cáo của EIA nhận xét, “các công ty khai thác
dầu và khí của quốc gia này thì lại bị từ chối, phản đối bởi quốc gia
kia do trong khu vực tranh chấp”.
Hiện nay Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh khai thác
tài nguyên ở khu vực biển nước sâu, và ba công ty quốc gia phụ trách
khai thác dầu khí ở biển Đông là CNOOC, Sinopec và CNPC.
Năm 2010, CNOOC mời thầu 13 lô khai thác dầu,
năm 2011 lại mời 19 lô và gần đây nhất, năm 2012 mời thầu 9 lô dầu khí,
và bị Việt Nam nhiều lần phản đối do nhiều lô thuộc khu vực thềm lục địa
và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Hai khu vực Việt Nam khai thác dầu khí chủ yếu là ở bồn Cửu Long, Bạch Hổ và Nam Côn Sơn thuộc biển Đông và Vịnh Thái Lan.
Tuy nhiên, các khu vực thuộc chủ quyền của Việt
Nam hiện chưa được khám phá và khai thác hết, và cẫn có tiềm năng cho
các công ty tới khám phá mỏ khai thác khí, dầu; Việt Nam đứng thứ ba ở
châu Á Thái Bình Dương về trữ lượng dầu, chỉ sau Trung Quốc đầu bảng và
Ấn Độ ở vị trí thứ hai.
Nếu báo cáo của EIA là chính xác, Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đang tranh chấp một khu đảo chưa phát hiện ra tài nguyên.
Năm 1974, quần đảo Hoàng Sa (còn gọi là Tây Sa
trong tiếng Trung) bị Trung Quốc đánh chiếm từ Việt Nam Cộng Hòa và
đến cuối năm 2011 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam hiện nay tuyên
bố sẽ thương thuyết để đòi hỏi chủ quyền quần đảo này.
No comments:
Post a Comment