Cưỡng chế đất đai là nguyên do chính yếu khiến người dân càng ngày
càng gia tăng phẫn nộ đối với chính quyền độc đảng toàn trị ở Việt Nam.
Chính quyền này thường đi đôi với tham nhũng; cán bộ Đảng ở địa phương
có toàn quyền và độc quyền trong những vụ mua bán, sang nhượng, cưỡng
chế đất đai. Nhiều đảng viên được biết là đã dùng quyền hạn đó để làm
giàu. Nhiều người đã cực giàu.
Giải pháp tức thời
Đối diện với những nông dân từ chối giao đất để chính quyền làm dự án
nhà ở, các cán bộ cộng sản có nhiệm vụ thương lượng liền có một giải
pháp: tới ngân hàng, mở tài khoản dưới tên những người đang chống lệnh
lấy đất, bỏ vào đó số tiền đền bù mà họ cho là thỏa đáng. Xong rồi là
lấy đất.
Người dân nổi giận vì số tiền đền bù đó, nay phải chen chân tìm việc
làm trong nền kinh tế lao đao, bèn kéo ra con đường chính nối thủ đô Hà
Nội với phía bắc, chặn con đường trong nhiều giờ, (hôm 21) tháng 12 năm
ngoái. Một số người còn tạo nên khung cảnh rùng rợn khi leo vào nằm
trong những cỗ quan tài thô sơ, tự coi như đã chết. Cảnh sát chống bạo
động kéo tới giải tán. Thanh niên ném đá túi bụi. Gần chục người bị
bắt.
Nông dân Nguyễn Đức Hùng phải giao nộp 2 ngàn mét vuông đất mà anh đã làm lụng hơn 15 năm nay. Anh nói:
“Thế này là bất công. Tiền đền bù giúp sống được mấy năm, nhưng sau đó làm sao kiếm sống?”
Cưỡng chế đất đai là nguyên do chính yếu khiến càng ngày sự phẫn nộ
của người dân đối với chính quyền độc đảng toàn trị ở Việt Nam càng gia
tăng. Chính quyền này thường đi đôi với tham nhũng; cán bộ Đảng ở địa
phương có toàn quyền và độc quyền trong những vụ mua bán, sang nhượng,
cưỡng chế đất đai. Nhiều đảng viên được biết là đã dùng quyền hạn đó để
làm giàu.
Những sự kiện này đã đoàn kết thành thị với nông thôn Việt Nam, theo cách mà sự bất mãn vì đàn áp chính trị không làm được.
Cách mạng vì đất cho nông dân?
Tranh chấp đất đai cũng nổ ra đây đó ở châu Á, rõ nhất là ở nước láng
giềng Trung Quốc. Nhưng ở Việt Nam tình trạng này vang động đặc biệt,
vì đó là xứ sở mà cuộc chiến đấu trong chiến tranh và cách mạng được
nhân danh giai cấp nông dân, để bảo đảm quyền sở hữu tập thể về ruộng
đất.
Những nông dân chống chiếm đất ở Kim Sơn (Đông Triều, Quảng Ninh)
nhắc lại lời lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh trong biểu ngữ họ treo trong
trại “Không có gỉ quý hơn độc lập tự do”. Một người dân nói họ thà chết
hơn là mất đất.
Chính quyền nhìn nhận rằng sự phẫn uất khắp vùng nông thôn đang đe
dọa tính cách hợp pháp của nhà cầm quyền, và đã cam kết sửa đổi luật đất
đai trong năm nay để vấn đề này được hành xử công bằng và hợp lý hơn.
Tuy nhiên việc xác lập quyền sở hữu tài sản và cưỡng hành luật pháp để
bảo vệ quyền sở hữu đã gặp phải những phức tạp về ý thức hệ trong một
quốc gia vẫn còn công khai và nhất quyết giành quyền sở hữu đất đai cho
Nhà nước, dù rằng Việt Nam đón nhận thị trường tự do tư bản chủ nghĩa.
Những than phiền, khiếu kiện lan tràn khắp nơi vì nạn tham nhũng vào
khi chính quyền tái quy hoạch đất nông nghiệp thành những khu đất công
nghiệp đắt tiền. Những cáo buộc cũng lan khắp nơi về việc Nhà nước chỉ
trả cho nông dân có một phần mười trị giá thị trường mảnh đất của họ,
nhiều khi còn ít hơn thế.
“Giá đền bù rất thấp, ai chiếm được đất là được lời vô số kể,” nhà kinh tế Phạm Chi Lan, cựu cố vấn của Thủ tướng nói. “Luật
đất đai quá nhiều khe hở, tạo nên chỗ màu mỡ cho những ai được chính
quyền địa phương hỗ trợ để lấy đất từ tay người dân, hầu kiếm lợi
riêng.”
Những nhóm nông dân lẻ tẻ, nhiều người là phụ nữ, thường ngày khiếu
kiện ở Hà Nội, bên ngoài những tòa nhà chính phủ, kêu gào việc bị cưỡng
chế đất. Họ chào đón những người đến chụp hình họ, hoặc cố tìm cách nói
chuyện (để phân trần với người ngoài cuộc), nhưng lực lượng an ninh lập
tức xua đuổi du khách hay người đến xem ra khỏi khu vực biểu tình.
Chuyện khiếu kiện đã thành thông lệ từ nhiều năm nay, nhưng vẫn gia
tăng nhịp độ, khi nông dân ý thức được quyền của họ. Tuy nhiên cùng lúc,
sự phát triển kinh tế cũng làm tăng nhu cầu đất công nghiệp. Nhiều hợp
đồng cho thuê đất 20 năm ký từ năm 1993 đang hết hạn trong năm nay, đem
lại những cơ hội mới cho việc tái quy hoạch –đồng thời cũng thêm những
cơ hội xung đột.
Phát triển ưu tiên, thêm tiền vào túi
Số liệu được chính phủ báo cáo trước quốc hội hồi tháng 9 cho thấy
những vụ khiếu nại, kiện tụng công cộng đã gia tăng lên 4 ngàn 200 vụ
năm 2011, hơn gấp đôi tổng số đơn khiếu nại từ 2005 đến 2009. Đại biểu
quốc hội Hồ Thị Thủy nhìn nhận rằng nạn tham nhũng của các đảng viên
Cộng Sản ở địa phương là cả một vấn đề.
“Nhiều người đã lợi dụng các chính sách của Nhà nước để làm lợi bất hợp pháp” bà nói, theo truyền thông Nhà nước tường trình vào thời gian đó.
Chính phủ nhờ Ngân hàng Thế Giới giúp đỡ xem xét lại luật đất đai để
giảm xung khắc. World Bank cùng nhiều cơ sở kinh tế tài chính ngoại quốc
đã kêu gọi chính quyền chỉ cho phép trục xuất (để lấy đất) cho những
công trình đem lại lợi ích công cộng, không phải cho những dự án thương
mại, và cần phải tiến hành việc đó minh bạch hơn, công bằng và hợp lý
hơn.
Viên chức đảng Cộng sản ở tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 90 km về hướng
đông, cho nhóm ký giả của hãng thông tấn AP thăm làng Kim Sơn. Các nhà
báo đi cùng với các cán bộ đảng tới làng. Họ phỏng vấn những người phản
đối qua điện thoại.
Cán bộ đảng ở địa phương xác quyết là họ đã làm theo đúng luật lệ khi
lấy đất để tiến hành dự án gia cư, mà họ nói là nhằm nâng cấp cái làng
nhỏ này lên thành một khu đô thị.
“Chúng tôi hợp tác với nhau để xây dựng một (thị trấn) Kim Sơn giàu có hơn,” Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Vũ Văn Học nói.
Ông cho biết thêm dự án này sử dụng đất sở hữu của 852 gia đình, và
chỉ có dưới 10% không đồng ý với khoản đền bù của Nhà nước, khoảng 6 đô
la mỗi mét vuông. Ông Học nói chỉ có 7 gia đình vẫn tiếp tục từ chối.
(Hình ảnh cho thấy khá đông người chống lại cảnh sát)
Dân làng Kim Sơn ngày nay cho rằng đất đai đã được bán lại với giá
310 đô la một mét vuông. Chủ tịch Vũ Văn Học bác bỏ điều đó, nói là đất
vẫn chưa bán. Ông ngỏ ý hy vọng khi bỏ tiền vào ngân hàng dưới tên của
nông dân thì vấn đề sẽ được giải quyết. Ông bác bỏ cuộc phản đối cuối
tháng 12, coi đó là việc làm của những dân làng cực đoan cố tìm cách
thuyết phục những người khác tham gia chống đối.
Trong vòng hai phút, cảnh sát chống bạo động phải núp sau những tấm
khiên khi các thanh niên ném gạch đá, mảnh bê tông về phía họ, nhưng sau
cùng lực lượng cảnh sát chiếm lại quyền kiểm soát. Truyền thông Nhà
nước loan tin 12 người bị bắt. Trưởng công an không nói tên, nhiều tuần
sau cũng không cho biết còn giam họ hay không.
Cán bộ đảng viên Cộng Sản địa phương chở nhà báo tới gặp 5 dân làng
không khiếu nại về khoản đền bù, để họ nói chuyện với nhà báo và chỉ cho
thấy khu đất bị trưng thu. (Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân nói chưa bán,
nhưng) trên đó một công ty địa phương đã kiến thiết xong đường xá và
cống rãnh. Khác với những người dân phản đối sự đền bù, những dân làng
này có vẻ như còn có đất canh tác thuê được ở đâu đó, hay những gia đình
trẻ có công việc làm.
Bà Mạc Thị Thục, 50 tuổi, thuộc 7 gia đình chống đối, nói rằng chính
quyền cắt đứt nước tưới ruộng của bà từ năm 2010, khiến không thể canh
tác. Bà nói những người đầu tư trong kế hoạch gia cư đáng lẽ phải thương
lượng trực tiếp với bà, không phải là nói chuyện với Nhà nước.
“Chồng con tôi không có việc làm đã hai tháng qua” Bà Thục nói. “Gia
đình tôi vẫn cố tìm việc nhưng không ai thuê vì chúng tôi đã già. Không
có tiền bạc, đói tới nơi, chúng tôi không biết làm sao sống còn trong
những tháng sắp tới.”
RFA
Theo bài của Chris Brummit, Associated Press
No comments:
Post a Comment