Cuộc tàn sát đẩm máu những người lính hải quân QĐND ở đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa vào ngày 14/3/1988 đã bị CSVN dấu nhẹm cho đến khi Trung Cộng công bố đoạn video vào năm 2005.
Phạm Trung Trực là bút danh của một sĩ quan hải quân Quân Đội Nhân Dân đã tham dự trận hải chiến Trường Sa vào tháng 3 năm 1988.
*************
20 năm trận hải chiến Trường Sa: Một Trang Sử Anh Hùng, Một Thời Kỳ Nhục Nhã
Phạm Trung Trực
Mùa thu Hà Nội – 2008
Nhân dịp 10 chiến sĩ dân chủ bị nhà nước cộng sản bắt vào nhà
giam vì biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngay từ cuối năm 1986, tình hình vùng biển Đông, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam có những diễn biến phức tạp do các hoạt động do thám, khiêu khích của lực lượng Hải quân Trung Quốc.
Đặc biệt, từ ngày 24 đến 30-12–1986, máy bay và tàu chiến của Trung
Quốc tăng cường hoạt động từ đảo Song Tử Tây đến khu vực đảo Thuyền
Chài. Đến đầu năm 1987 Trung Quốc vừa đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao
bịp bợm, vừa tăng cường đưa tàu chiến vào gần các đảo của Quần đảo
Trường Sa, trong đó có những đảo bộ đội ta đang chiếm giữ. Chúng trắng
trợn đặt bia kỷ niệm ở đảo Ma-i-xi-Ti, cho tàu qua lại các đảo An Bang,
Thuyền Chài, Trường Sa, Trường Sa đông, Song Tử Tây… có lúc chỉ cách
quân ta có một vài hải lý.Trắng trợn hơn chúng còn đưa lực lượng chiếm
giữ hai đảo Kỳ Vân và Kiệu Ngựa ở phía nam Quần đảo Trường Sa.
Trước tình hình đó, ngày 24-10-1987 Tư lệnh Hải quân ra mệnh lệnh
chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng bảo vệ các đảo thuộc
quần đảo Trường Sa. Đồng thời chỉ đạo cho các lữ đoàn 125, lữ đoàn 172,
trung đoàn công binh 83 chuẩn bị lực lượng phương tiện sẵn sàng cơ động
đến xây dựng công sự trên các đảo.
Theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến trên biển Đông và khu vực quần đảo
Trường Sa, ngày mồng 9 tháng Giêng năm 1988, Bộ Tư lệnh Hải quân đề ra
chủ trương: Tranh thủ thời gian, khẩn trương triển khai lực hượng, đóng
giữ trên các đảo. Kiên quyết không để bọn bành trướng Bắc Kinh thực hiện
ý đồ đưa lực lượng đóng xen kẽ với ta.
Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Hải quân, ngày 23 tháng Giêng nắm
1988, tàu HQ-611 và tàu HQ – 712 do đồng chí Công Phán, Lữ đoàn trưởng
Lữ đoàn 146 làm biên đội trưởng, đồng chí Nguyễn Thế Dân, Phó tham mưu
trưởng vùng 4 Hải quân làm biên đội phó, đưa 1 đại đội công binh đến
đóng giữ đảo Chữ Thập. Sáng ngày 30 tháng Giêng, khi cách đảo 5 hải lý
thì ta phát hiện 4 tàu của Trung Quốc ra ngăn cản, không cho tàu ta tiếp
cận đảo, tàu ta đành phải quay về Trường Sa đông, không thực hiện được
việc đóng giữ đảo Chữ Thập như kế hoạch đề ra.
Ngày 4 tháng 2 năm 1988, thường vụ đảng ủy Quân chủng Hải quân họp
nhận định “bọn Trung Quốc đã cho quân chiếm đóng đảo Chữ Thập. Trước mắt
ta chưa thực hiện đóng xem kẽ được vì chúng ngăn chặn ta từ xa.Sắp tới
chúng sẽ mở rộng phạm vi chiếm đóng sang các đảo Châu Viên, Đá Đông, Đá
Nam, Tốc Tan và đóng xen kẽ những bãi đá ta đang đóng giữ. Do đó ta phải
nhanh chóng đưa lực lượng ra đóng giữ các đảo: Đá Lát, Đá Lớn, Châu
Viên. Thực hiện nghị quyết của Thường vụ đảng ủy quân chủng, tư lệnh Hải
quân điện cho biên đội tàu 611 và 712 đang neo đậu ở đảo Trường Sa
đông, đưa bộ đội khẩn trương đến đóng giữ đảo Đá Lớn trước 3 giờ sáng.
ngày 5 tháng 2 năm 1988.
Tình hình đang diễn ra hết sức cấp bách. Cấp trên vẫn chưa có chỉ đạo cụ thể.
Trước tình hình ấy Quân chủng Hải quân quyết định thành lập Sở chỉ
huy tiền phương tại Cam Ranh do đồng chí Giáp văn Cương làm Tư lệnh kiêm
tư lệnh vùng 4. Các cơ quan Tham mưu, Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật đều
tổ chức các bộ phận tiền phương của mình để kịp thời giải quyết mọi tình
huống cấp bách.
Chấp hành mệnh lệnh của Tư lệnh quân chủng, tàu HQ- 611và tàu HQ-712
đưa lực lượng công binh và bộ đội của Lữ đoàn 146 đến đảo Đá lát. Dưới
sự chỉ huy của đồng chí Công Phán, bộ đội chia lực lượng thành 3 tổ vừa
xây dựng vừa canh gác vừa sẵn sàng chiến đấu. Đến ngày 20-2-1988 lực
lượng công binh được sự hỗ trợ của lực hượng đóng giữ đảo đã hoàn thành
nhiệm vụ xây dựng công sự và nhà ở và bàn giao cho đơn vị.
Cùng thời gian đó ở hướng Đá Lớn, ngày 13-2-1988 thực hiện mệnh lệnh
của Quân chủng, Lữ đoàn 125, đơn vị hai lần được tuyên dương anh hùng,
cho tàu HQ-505 kéo tàu LCU-556 cùng bộ phận công binh đến đóng giữ đảo
Đá Lớn. Trong khi tàu ta đang tiến về phía đảo thì phát hiện tàu khu
trục và hai tàu hộ vệ tên lửa của hải quân Trung Quốc cũng tiến về phía
đảo Đá Lớn. Khi tàu ta cách Đá Lớn khoảng 4 hải lý thì tàu Trung Quốc
thả tủy lôi ngăn cản.
Trước tình hình đó ban chỉ huy tàu HQ-505 nhận định: Bọn Trung Quốc
chưa biết ý đồ của ta đưa lực lượng ra đóng giữ đảo, vì vậy ta cứ cho
tàu chạy theo hướng đã định. Do sự mưu trí và bình tĩnh, cán bộ chiến sỹ
tàu HQ-505 đã khôn khéo đưa tàu LCU- 556 tiếp cận được phía bắc đảo Đá
Lớn.
Ngày 20-2-1988, sau khi khảo sát thăm dò luồng, tàu 556 đã an toàn
tiếp cận phía nam đảo Đá Lớn khẩn trương triển khai thế trận phòng thủ.
Cuối tháng 2-1988 Hải quân Trung Quốc tăng thêm 4 tàu hộ vệ tên lửa, hộ vệ pháo xuống hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa.
Tình hình trở nên hết sức căng thẳng. Bộ Tư Lệnh hải quân liên tục
báo cáo lên trên xin ý kiến chỉ đạo. Một trong những nội dung đề nghị
cấp trên giải đáp ngay:
Trung Quốc là bạn hay thù. Chúng đánh ta, ta có đánh trả không?
Cấp trên vẫn im lặng hoặc trả lời không rõ ràng.
Đau đớn thay cho Tổ Quốc ta, chính vào thời điểm đó, trong lúc bọn
bành trướng Bắc Kinh đã lộ rõ dã tâm xâm lược thì lãnh đạo đất nước với
sự thao túng của Lê đức Anh, Ủy viên BCT, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đang
tìm cách bắt tay với lãnh đạo Trung Quốc để âm mưu thực hiện cái gọi là
“Giải pháp đỏ.” ở Campuchia với ý đồ đưa cả bọn Khơ-me đỏ vào chính
phủ liên hiệp mặc dù bị Nhà nước hợp pháp Campuchia phản đối quyết
liệt. Hun Sen nói thẳng với đại diện của ta: “Tại sao các anh lại có ý
đồ vô lương tâm đến như thế. Bọn Pôn Pốt không những là kẻ thù của nhân
dân Campuchia mà cũng là kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Hàng vạn chiến
sỹ Việt Nam đã hy sinh xương máu giúp nhân dân Campuchia đánh đuổi bọn
Pôn Pốt để Campuchia được độc lập như ngày nay tránh được họa diệt
chủng dã man nhất trong lịch sử. Thế mà nay các anh lại bảo chúng tôi
ngồi chung bàn với bọn chúng hay sao? Các anh có quyền gì làm việc đó?”
Bị mắng đến thế, không biết nhục, không biết hổ thẹn, Lê đức Anh còn
trâng tráo nói: “Pôn Pốt là bạn tôi”. Đó chính cũng là câu nói mà Lê đức
Anh nói với Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội Trương Đức Duy trong cuộc gặp
vô nguyên tắc, hay nói thẳng ra là đi đêm với nhau bằng một cuộc mời cơm
tại Bộ quốc phòng.
Cũng chính trong cuộc gặp riêng bí mật (mà Bộ Chính Trị không hề hay biết) với
Đại sứ Trương Đức Huy, không có phiên dịch, vì tên đại sứ này nói tiếng
Việt rất giỏi, Lê đức Anh đã tiết lộ toàn bộ bí mật nội bộ của Đảng và
Nhà Nước Việt Nam.
Không phải bây giờ chúng ta mới thấy cuộc gặp riêng của Lê đức Anh
với Trương Đức Duy là sai lầm, là vô nguyên tắc, mà ngay từ hồi đó Lê
đức Anh đã bị một số người có trách nhiệm phê phán. Ông Phạm văn Đồng
nói thẳng: “Trong các cuộc họp Bộ Chính Trị bàn về đàm phán với Trung Quốc, tôi
đã ba lần nói là không được hớ mà phải rất thận trọng. Đằng này anh lại
ngửa bài trước thì họ biết hết và kết quả là cái gì đã xảy ra?”. Trung
Quốc họ theo kiểu Đại hán của họ và kết quả là họ ép mình. Khi nghe ông
Phạm văn Đồng phê phán, Lê đức Anh đứng lên chống chế là mình nói “Giải
pháp đỏ.” chỉ là để nhằm thăm dò. Và y dựng đứng lên chuyện là
bạn Campuchia nhờ thăm dò thái độ của Trung Quốc. Nhưng Lê đức Anh
không ngờ lại bị Võ văn Kiệt, Võ chí Công, Đồng sỹ Nguyên, Nguyễn cơ
Thạch, đập cho tới tấp. Thậm chí Lê đức Thọ, người đỡ đầu thân tín Lê
Đức Anh đang nằm trên giường bệnh cũng lên tiếng chỉ trích cuộc gặp vô
nguyên tắc của Lê Đức Anh.
——-
Video thảm sát đảo Gạc Ma do Trung Cộng công bố năm 2005
Thật kỳ lạ đúng 20 năm sau, lịch sử lại lập lại một trang bi thảm trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Năm 2008 nằy, khi nhân dân ta đặc biệt là tầng lớp thanh niên, sinh
viên biểu tình tỏ thái độ phản đối bọn Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa –
Trường Sa, thì ban lãnh đạo Đảng vẫn như vô cảm, thậm chí còn cho công
an đàn áp dã man, bắt bỏ tù nhiều thanh niên,yêu nước dám hy sinh vì Tổ
quốc thân yêu.
Cách đây 20 năm, mặc cho sự chần chừ của lãnh đạo Đảng và Nhà nước,
cán bộ chiến sỹ Quân chủng Hải quân vẫn kiên quyết tỏ rõ quyết tâm bảo
vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc.
Lúc này nhiệm vụ đóng giữ đảo của cán bộ chiến sỹ các Lữ đoàn 146,
125 và Trung đoàn công binh 83 ngày càng trở nên quyết liệt. Trung tuần
tháng 2-1988, Lữ đoàn 125 anh hùng đưa Pông – Tông O7 ra giữ đảo Tốc
Tan.
Tại đảo Đá Đông, một đảo chìm có diện tích khá rộng, giữ vị trí quan
trọng trong quần đảo, Tư lệnh Quân chủng lệnh cho tàu HQ- 661 đưa lực
lượng ra cắm cờ, canh gác, đồng thời lệnh cho tàu HQ-605 đưa bộ đội ra
chốt giữ đảo. Trong bối cảnh hải quân Trung Quốc có thể khiêu khích,
ngăn chặn, song các tàu của ta đã bình tĩnh vượt qua sóng gió đưa bộ đội
và vật liệu đến đảo an toàn. Ta khẩn trương triển khai lực lượng bảo vệ
đảo trong hoàn cảnh cập rập, bị động do không được trên chỉ đạo kịp
thời.
Các tàu HQ-605, HQ-604 được lệnh ở lại làm nhiệm vụ bảo vệ Đá Đông ở vòng ngoài.
Như vậy đến đầu tháng 3-1988 lực lượng hải quân mới triển khai xong
thế trận phòng thủ trên các đảo Đá Lát, Đá Đông, Tốc Tan, Tiên Nữ và Đá
Lớn, đưa tổng số đảo đóng giữ của ta lên số 16, gồm 9 đảo nổi, 7 đảo
chìm.
Trong những tháng đầu năm 1988, Trung Quốc cho quân chiếm đóng một số
đảo và bãi đá thuộc khu vực quần đảo Trường Sa: Chữ Thập, Châu Viên, Ga
Ven, Xu Bi, Huy Gơ, …Ta xây dựng thế trận phòng thủ ở các đảo Tiên Nữ,
Đá Lất, Đá Lớn, Đá Đông, Tốc Tan, bước đầu ngăn chặn được âm mưu mở rộng
phạm vi chiếm đóng của kẻ thù ra các đảo lân cận. Song bọn chúng vẫn có
thể chiếm thêm một số bãi cạn xung quanh cụm đảo Sinh Tồn, Nam Yết và
Đông Kinh Tuyến 115 độ.
Căn cứ vào tình hình xung quanh khu vực Trường Sa, Bộ tư lệnh Hải quân ta xác định: “Gạc
Ma giữ vị trí quan trọng, nếu để bọn Trung Quốc chiếm được sẽ khống chế
đường qua lại của ta trong việc tiếp tế và bảo vệ chủ quyền quần đảo
Trường Sa“. Vì vậy không chờ ý kiến của trên Bộ tư lệnh Quân chủng
hạ quyết tâm triển khai đóng giữ các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Đây
là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, khó khăn phức tạp, bởi trong cùng một
lúc ta phải triển khai đóng giữ cả 3 đảo trong điều kiện phương tiện,
trang bị hạn chế, lực lượng lại có hạn. Không còn cách nào khác Bộ tư
lệnh Quân chủng lại quyết định giao cho Lữ đoàn 125 phát huy truyền
thống đơn vị anh hùng huy động lực lượng thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Trong khi đó, hải quân Trung Quốc sau khi chiếm giữ trái phép các đảo
Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ và Xu Bi cũng đang có ý đồ chiếm giữ ba đảo
Gạc Ma, CôLin, Len Đao nhằm gây thanh thế ở khu vực Trường Sa và cả
vùng biển Đông. Đầu tháng 3-1988 chúng huy động lực lượng của hai hạm
đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu hoạt động ở đây thường
xuyên lên tới từ 9 đến 12 tàu chiến gồm: Khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ
tên lửa, hai tàu hộ vệ pháo, hai tàu đổ bộ. Tàu hỗ trợ gồm ba chiếc LSM,
ngoài ra còn có tàu đo đạc, tàu kéo và một Pông-Tông lớn.
Trước tình hình đó, Tư lệnh Hải quân lệnh cho vùng 4, Lữ đoàn 125, Lữ
đoàn 146,các Hải đội 131, 132, 134, của Lữ đoàn 172 chuyển trạng thái
sãn sàng chiến đấu cao. Ngày 12-3-0988 tàu HQ-605 (thuộc Lữ đoàn 123) do
đồng chí Lê lệnh Sơn làm thuyền trưởng được lệnh từ đảo Đá Đông đến
đóng giữ đảo Len Đao trước 5 giờ sáng ngày 14-3-1988. Sau 29 giờ hành
quân bí mật vượt qua sóng to gió lớn, tàu HQ-605 đến Len Đao lúc 5 giờ
ngày 14-3-1988 và cắm cờ Tổ quốc trên đảo, khẳng định chủ quyền của Tổ
quốc Vệt Nam.
Thực hiện nhiệm vụ đóng giữ các đảo Gạc Ma, Cô Lin, 9 giờ sáng ngày
13-3-1988, tàu HQ-604 do đồng chí Vũ phi Trừ làm Thuyền trưởng và tàu
HQ-505 do đồng chí Vũ huy Lễ làm thuyền trưởng được lệnh từ đảo Đá Lớn
tiến về đảo Gạc Ma, CôLin. Phối hợp với hai tàu HQ-604 và HQ-505, có hai
phân đội công binh (70 người) thuộc trung đoàn 83, 4 tổ chiến đấu (22
người) thuộc Lữ đoàn 146 do đồng chí Trần đức Thông, phó Lữ đoàn trưởng
chỉ huy. Sau khi hai tàu của ta thả neo được 30 phút thì tàu hộ vệ của
Trung Quốc từ Huy Gơ chạy về phía Gạc Ma có lúc cách tàu quân ta chỉ
khoảng 500 mét. 17 giờ ngày 13-3-1988, tàu Trung Quốc áp sát tàu HQ-604
của ta và dùng loa gọi sang khiêu khích. Bị địch uy hiếp, chiến sỹ hai
tàu HQ-604, HQ-505 động viên nhau giữ vững quyết tâm không để mắc mưu
khiêu khích của địch, kiên trì tuần giữ quanh đảo. Trong lúc đó tàu
chiến đấu của địch cùng một tàu hộ vệ, hai tàu vận tải thay nhau cơ động
chạy quanh đảo Gạc Ma, nhằm uy hiếp tinh thần quân ta.
Trước tình hình căng thẳng ngày một tăng do bọn Trung Quốc gây ra,
vào hồi 21 giờ ngày 13-3-1988, Bộ tư lệnh Hải quân chỉ thị cho các đồng
chí Trần đức Thông, Vũ huy Lễ, Vũ phi Trừ chỉ huy bộ đội quyết giữ vững
các đảo Gạc Ma, Cô Lin. Bộ tư lệnh chỉ thị khẩn trương thả xuồng máy,
xuồng nhôm, chuyển vật liệu làm nhà trên đảo ngay trong đêm 13-3-1988.
Cùng lúc đó, lực lượng của Lữ đoàn 146 bí mật đổ bộ cắm cờ Tổ quốc và
triển khai 4 tổ bảo vệ đảo Gạc Ma.
Lúc này bọn Trung Quốc điều thêm hai tàu hộ vệ trang bị pháo 100 mm đến hỗ trợ, đe dọa ta rút khỏi đảo Gạc Ma.
6 giờ ngày 14-3-1988, bọn Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ
bộ lên đảo. Bọn Trung Quốc dựa vào thế quân đông tiến đến giật cờ ta.
Lập tức thiếu úy Trần văn Phương, hạ sỹ Nguyễn văn Lanh cùng đồng đội
anh dũng xông lên giành lại cờ.
Bọn lính Trung Quốc láo xược, hung hãn đã dùng lưỡi lê đâm và bắn
Nguyễn văn Lanh bị thương. Thiếu úy Trần văn Phương xông vào cứu bạn lập
tức bị bọn lính Đại hán bắn chết. Trần văn Phương đã anh dũng hy sinh.
Đây là liệt sỹ đầu tiên của bộ đội hải quân Việt Nam hy sinh trên
vùng biển Đông của Tổ Quốc, bảo vệ quần đảo Trường Sa. Trước lúc hy
sinh, Trần văn Phương đã hô to: “Thà hy sinh chứ không chịu
mất đảo. Hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân
chủng hải quân anh hùng. Tổ quốc Việt Nam muôn năm.”
Tiếng hô của anh vang vọng trên sóng biển Đông xa xôi. Những người
lãnh đạo ở Hà Nội có nghe được tiếng hô thống thiết này không? Tiếng hô
mà lẽ ra bằng tâm linh của những con người có lương tri phải nghe được,
cảm được. Vì chính họ là những người phải chịu trách nhiệm về sự hy sinh
này.
Không uy hiếp được bộ đội ta rút khỏi đảo, bọn Trung Quốc dùng hai tàu bắn pháo
100 mm vào tàu HQ-604, làm tàu ta bị hỏng nặng. Tiếp đó bọn chúng cho
quân xông về phía tàu ta. Thuyền trưởng Vũ phi Trừ vừa chỉ huy bộ đội
chiến đấu, vừa tổ chức băng bó cứu chữa thương binh, và hỗ trợ các chiến
sỹ bảo vệ cờ. Đối phương tiếp tục nã đạn, làm tàu ta bị thủng nhiều lỗ
và chìm dần xuống biển. Đồng chí Vũ phi Trừ, thuyền trưởng ; đồng chí
Trần đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 cùng một số cán bộ chiến
sỹ đã anh dũng hy sinh cùng tàu 604 ở khu vực đảo Gạc Ma.
Tại đảo Cô Lin, 6 giờ ngày 14 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-505 đã cắm hai
lá cờ trên đảo. Khi tàu 604 của ta bị chìm, đồng chí Vũ Huy Lễ, thuyền
trưởng tàu HQ-505 ra lệnh nhổ neo cho tàu ủi bãi. Phát hiện tàu 505 của
ta đang cơ động lên bãi, hai tàu của đối phương quay sang tiến công tàu
505. Bất chấp hiểm nguy, tàu HQ-505 chạy hết tốc độ, trườn lên được hai
phần ba thân tàu thì bốc cháy. 8 giờ 15 phút ngày 14 tháng 3, bộ đội tàu
HQ-505 vừa triển khai lực lượng dập lửa cứu tàu, bảo vệ đảo, vừa đưa
xuồng đến cứu vớt cán bộ, chiến sĩ tàu HQ-604 bị chìm. Tàu HQ – 505 bị
bốc cháy. Cán bộ chiến sĩ của tàu, dưới sự chỉ huy dũng cảm của thuyền
trưởng Vũ Huy Lễ đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, bảo vệ chủ quyền đảo Cô
Lin.
Ở hướng đảo Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14 tháng 3, tàu của bọn Trung
Quốc bắn mãnh liệt vào tàu HQ-605 của ta. Tàu 605 bốc cháy và chìm lúc 6
giờ ngày 15 tháng 3. Cán bộ, chiến sĩ của tàu dìu nhau bơi về đảo Sinh
Tồn an toàn.
Như vậy, trong trận chiến đấu ngày 14 tháng 3 năm 1988, ba tàu của
hải quân ta bị bắn cháy và chìm, ba đồng chí hy sinh, 11 đồng chí bị
thương, 70 đồng chí bị mất tích. Sau này đối phương trao trả ta 9 đồng
chí, còn 61 người mất tích.
Mặc dù so sánh lực lượng chênh lệch, phương tiện, vũ khí hạn chế, cán
bộ và chiến sĩ hải quân ta đã chiến đấu dũng cảm nêu cao quyết tâm bảo
vệ chủ quyền hải đảo của Tổ quốc.
Với chiến công oanh liệt đó, tàu HQ-505 được Nhà nước tuyên dương đơn
vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Các đồng chí Vũ Phi Trừ, Trần
Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Nguyễn Văn Lanh, Trần Văn Phương được truy tặng và
phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Hàng chục
tập thể và cá nhân được tặng thưởng huân chương Quân công, huân chương
Chiến công các loại.
***
Năm 2008 này vừa tròn hai mươi năm trận hải chiến Trường Sa lịch sử.
Cách đây hai mươi năm, trên vùng biển Trường Sa, hơn 70 cán bộ chiến sĩ
quân đội nhân dân Việt nam đã anh dũng hi sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ
chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc. Họ đã bị kẻ thù Trung Quốc dã man,
tham lam giết hại. Tưởng chừng như sự hi sinh mất mát của họ sẽ bị chìm
vào lãng quên nhưng nhân dân cả nước cũng như đồng bào hải ngoại, nhân
dịp kỉ niệm này giành cho các chiến sĩ lòng thương cảm vô hạn. Hàng
triệu người dân nước Việt thương xót nghĩ đến các anh. Thương xót vì
biết các anh hi sinh anh dũng nhưng vẫn không thể yên nghỉ bởi kẻ thù
năm ấy vẫn đang còn chiếm giữ một phần đất ruột thịt của tổ quốc, mở đầu
một thời kì nhục nhã do tập đoàn lãnh đạo đứng đầu là Lê Đức Anh, Nông
Đức Mạnh cam tâm làm tay sai cho kẻ thù, xúc phạm đến sự hi sinh cao cả
và thiêng liêng của các anh. Nhân dân Việt nam ở trong nước cũng như
ngoài nước thì sẽ mãi mãi nhớ tới các anh, những anh hùng của trận chiến
Trường Sa tháng 3 năm 1988, và cả những người lính Việt nam cộng hòa đã
anh dũng hi sinh trong trận chiến Hoàng Sa năm 1974.
Thực ra trận Hoàng Sa năm 1974 còn oanh liệt hơn trận Trường Sa năm
1988. Năm 1974, mặc dù lực lượng ít hơn, lại bị bất ngờ trước âm mưu xâm
lược của bọn Tàu (Vì nghĩ rằng, hạm đội 7 Mỹ còn đấy bọn Tàu không dám
làm), các chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, đã chiến đấu vô cùng dũng
cảm, đánh chìm ba tàu của chúng, trong đó có soái hạm chỉ huy, khiến
toàn bộ Bộ Tư lệnh trận đánh gồm 2 đô đốc, 4 đại tá, 6 trung tá, 2 thiếu
tá bị tử thương.
Phía Hải quân Việt Nam Cộng Hòa có nhiều tấm gương hy sinh dũng cảm,
tiêu biểu là trung tá Ngụy văn Thà, Hạm trưởng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo. Khi
tàu bị trúng đạn, đang chìm dần giữa biển Đông, Ngụy văn Thà đã lệnh
cho Hạm phó, thiếu tá Nguyễn thành Trí, dùng bè cao su đưa số chiến sỹ
còn sống sót, bị thương về đất liền, còn mình quyết ở lại với chiến hạm
cho đến hơi thở cuối cùng.
Tất cả họ đã ngã xuống vì chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Việt nam.
Tổ Quốc đời đời ghi nhớ tấm gương anh hùng của các anh, các chiến sĩ
Quân đội Việt Nam Cộng Hòa cũng như các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt
Nam.
Phạm Trung Trực
(RadioCTM)
No comments:
Post a Comment