Nhớ, năm 1978, lúc đang học năm thứ ba ở trường Đại học Sư phạm, tôi và
các bạn trong lớp đi thực tập ở trường cấp 3 Tân Lý Tây thuộc huyện Châu
Thành, tỉnh Tiền Giang. Đó là một xã nhỏ, chưa tới mười ngàn dân, lúc
ấy còn khá nghèo, hầu hết các nhà vệ sinh đều nằm chênh vênh trên các hồ
cá tra. Thấy sinh viên từ thành phố về, dân chúng có vẻ rất vui.
Ủy ban nhân dân xã tổ chức một buổi tiếp đón khá nồng hậu ngay trong buổi tối đầu tiên lúc chúng tôi mới đến. Chủ tịch xã đứng lên phát biểu. Ông là một nông dân, có lẽ, trước 1975, vốn là du kích. Đứng trước hơn 100 đứa sinh viên, ông không giấu được sự lúng túng, nói năng cứ lấp vấp, lập bập, không đầu không đuôi gì cả. Nội dung chính vẫn là ca ngợi tính chất ưu việt của chế độ mới, những điều có lẽ ông nghe được trong các buổi học tập chính trị hoặc trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhưng vui nhất là, để nhấn mạnh tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, ông cứ lặp đi lặp lại là “chúng ta không giống bọn Mác-xít độc tài và tàn bạo giết hại cả hàng triệu người”. Bọn chúng tôi biết là ông nhầm giữa Mác-xít và Phát-xít. Nhưng không đứa nào dám cười. Chỉ sau đó, mấy đứa miền Nam mới thì thầm với nhau: “Thì Mác-xít hay Phát-xít cũng vậy thôi!”
Chuyện cũ, cách đây đã hơn 35 năm, tưởng đã quên, bỗng dưng lại sống dậy khi mới đây, tình cờ đọc lại cuốn Intellectuals and Society (Basic Books, 2011) của Thomas Sowell, tôi bắt gặp một đoạn Sowell so sánh chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát-xít (bao gồm cả Nazism) ở Đức. Một bên được xem là cực tả và một bên được xem là cực hữu; hai bên lúc nào cũng kết tội nhau và muốn tiêu diệt nhau (với Cộng sản, chủ nghĩa Phát-xít là biểu tượng của chủ nghĩa đế quốc; với Hitler, Cộng sản và Do Thái là hai kẻ thù chính), nhưng theo Sowell, giữa chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát-xít có rất ít sự khác biệt, trừ trong lãnh vực tu từ. Những người Phát-xít, từ Ý đến Đức, đều công khai tuyên bố theo chủ nghĩa dân tộc; những người Cộng sản, trên lý thuyết, biểu dương chủ nghĩa quốc tế, nhưng trên thực tế, vẫn luôn luôn mang tinh thần dân tộc chủ nghĩa, cũng đều nhắm, trước hết, đến quyền lợi của quốc gia và dân tộc của họ. Và cả hai đều là những chế độ độc tài vô cùng tàn bạo. (tr. 99-101)
Một nhận xét tương tự được Vladimir Tismaneanu phân tích kỹ lưỡng hơn trong cuốn The Devil in History do University of California Press xuất bản năm 2012. Cái được gọi là “quỷ dữ” (devil) ấy được Tismaneanu nêu đích danh: chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát-xít. Cả hai đều gắn liền với những quan điểm không tưởng về tương lai. Cả hai đều muốn chống lại các giá trị của giai cấp trưởng giả và dân chủ tự do. Cả hai đều muốn làm cách mạng triệt để bằng cách xóa bỏ truyền thống để xây dựng một hệ thống chính trị, xã hội và văn hóa hoàn toàn mới; nhưng khi làm như vậy, cả hai đều xóa nhòa ranh giới giữa cái thiện và cái ác, giữa cái tốt và cái xấu. Cả hai đều nhân danh tinh thần nhân đạo nhưng lại biến con người thành những con số để tha hồ giết chết hoặc đày đọa họ mà không hề có chút áy náy nào cả. Cả hai đều đề cao bạo động, một bên là tác giả của Gulags và một bên của Auschwitz, đều chiếm kỷ lục về tội sát nhân và diệt chủng: Trong hơn mười năm (1933-1945), chủ nghĩa Phát-xít giết hại khoảng 25 triệu người và trong vòng hơn 70 năm (1917-1990), chủ nghĩa Cộng sản giết hại khoảng từ 80 đến 100 triệu người.
Nhận xét ấy cũng được hai sử gia, một người Pháp và một người Đức, Francois Furet và Ernst Nolte, phân tích trong cuốn Fascism and Communism (University of Nebraska Press, 2004). Nó cũng lại được mổ xẻ trong cuốn Fascism, Communism and the Consolidation of Democracy: A Comparison of European Dictatorships do Gerhard Besier biên tập (LIT Verlag, 2006), cuốn Lenin, Stalin and Hitler: The Age of Social Catastrophe của Robert Gellately (Vintage, 2008); quan trọng nhất, trong cuốn The Origins of Totalitarianism của Hannah Arendt (được xuất bản lần đầu từ năm 1951), trong đó, ở phần ba, bà tập trung chủ yếu vào hai hiện tượng: chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát-xít. Tất cả, từ nhiều góc độ khác nhau, hoặc chính trị hoặc lịch sử hoặc ý thức hệ, đều đi đến kết luận giống nhau: cả chủ nghĩa Phát-xít lẫn chủ nghĩa Cộng sản đều, nói theo Richard Overy, “nhà nước của sự khiếp hãi” hay “nhà nước của khủng bố” (states of terror), theo Eduard Kuznetsov và Dorin Tudoran, một “nền văn minh tội phạm” (criminal civilization), hoặc nói theo Leszek Kolakowski, một triết gia người Ba Lan, là sự đầu thai của quỷ dữ trong lịch sử, “một con quỷ sáng chế ra những nhà nước ý thức hệ (ideological states), nghĩa là, thứ nhà nước tự cho tính chính đáng của nó được đặt trên sự kiện là chủ nhân của nó cũng đồng thời là chủ nhân của chân lý. Nếu bạn chống lại nhà nước hay hệ thống nhà nước ấy, bạn sẽ bị xem là kẻ thù của chân lý.” (Dẫn theo Vladimir Tismaneanu, tr. 2-3, 11 & 26).
Về phương diện luật pháp, năm 2010, Quốc hội Hungary thông qua đạo luật cấm phủ nhận tội ác diệt chủng ở Holocaust của Nazi, sau đó, lại thông qua đạo luật cấm phủ nhận các tội ác của chủ nghĩa Cộng sản: Những người vi phạm, hoặc bằng cách phủ nhận hoặc bằng cách nghi vấn các tội ác ấy, có thể bị phạt từ một đến ba năm tù. Với Quốc Hội Hungary, tội ác của chủ nghĩa Phát-xít và chủ nghĩa Cộng sản ngang nhau.
Theo Timothy Snyder, việc so sánh chủ nghĩa Nazi (một biến thể của chủ nghĩa Phát-xít tại Đức) và chủ nghĩa Stalin (một hình ảnh tiêu biểu của chủ nghĩa Cộng sản) là điều cần thiết: Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn không những về hai hiện tượng khủng khiếp nhất của thế kỷ 20 mà còn về thời đại của chúng ta và kể cả bản thân chúng ta nữa. (Như trên, tr. 19)
Đó là thời đại, nói theo Nietzsche, “Thượng đế đã chết” và con người muốn thay thế Thượng đế để xây dựng những “thành phố của Thượng đế” (city of Gods) ngay trên trần gian này. Họ muốn thay đổi lịch sử, một bên, với giai cấp, một bên với chủng tộc. Họ sùng bái lãnh tụ, và bằng mọi cách, biến lãnh tụ thành thần linh, qua đó, biến đảng phái thành một thứ tôn giáo mới và xây dựng một chế độ toàn trị, khống chế toàn bộ đời sống tinh thần và vật chất của con người. Họ muốn thay đổi cả bản chất của con người bằng các biện pháp tuyên tuyền, nhồi sọ và khủng bố. Bất kể ngôn ngữ hay ho họ thường sử dụng, những “con người mới” họ muốn sản xuất chỉ là những công cụ mù quáng chỉ biết vâng dạ trước lãnh tụ và vì lãnh tụ, sẵn sàng giết người, kể cả đồng bào và người thân của mình, một cách không gớm tay.
Đó là thời đại của khoa học và kỹ thuật, của văn minh và tiến bộ vượt bậc, của lý trí và của rất nhiều lý tưởng nhưng đồng thời cũng là một thời đại của sự cuồng tín và mê tín, của sự thắng thế của thứ lý trí công cụ (instrumental reason) trên lý trí phê phán (critical reason), của sự độc tôn của sức mạnh và bạo lực. Hậu quả cuối cùng của tất cả những nghịch lý ấy là cả hàng trăm triệu người bị giết chết.
Dĩ nhiên, giữa chủ nghĩa Phát-xít và chủ nghĩa Cộng sản có không ít khác biệt. Chủ nghĩa Phát-xít chỉ xây dựng sức mạnh trên một người, người-được-thần-thánh-hóa (ở Đức là Adolf Hitler; ở Ý là Benito Mussolini); chủ nghĩa Cộng sản xây dựng sức mạnh trên cả việc thần thánh hóa lãnh tụ lẫn việc thiêng liêng hóa đảng phái, như một thứ thiên mệnh. Chủ nghĩa Phát-xít đề cao chủ nghĩa dân tộc trong khi chủ nghĩa Cộng sản lại đề cao chủ nghĩa quốc tế và sử dụng chủ nghĩa quốc tế để phục vụ cho tinh thần dân tộc chủ nghĩa. Hệ thống tuyên truyền của Cộng sản tinh vi và khôn khéo hơn Phát-xít: Trong khi chủ nghĩa Phát-xít chỉ đề cao thù hận, chủ nghĩa Cộng sản đề cao tình yêu và nhân danh tình yêu, kích động thù hận; trong khi chủ nghĩa Phát-xít chỉ nói đến việc trả thù, chủ nghĩa Cộng sản nhấn mạnh việc giải phóng, dù để đạt được mục tiêu giải phóng, họ sử dụng chuyên chính vô sản để trả thù. Cộng sản cũng có nhiều tham vọng hơn Phát-xít: Trong khi chủ nghĩa Phát-xít chỉ muốn quản lý hành động của con người, chủ nghĩa Cộng sản muốn quản lý cả tư tưởng và tình cảm thầm kín nhất của con người. Hậu quả là Cộng sản đa nghi hơn Phát-xít: Phát-xít thường chỉ giết những người bị họ xem là kẻ thù chứ hiếm khi thanh trừng trong nội bộ; Cộng sản, đặc biệt Cộng sản ở Nga dưới thời Stalin, vừa tàn sát kẻ thù vừa tàn sát các đồng chí của mình.
Đằng sau chủ nghĩa Phát-xít chỉ có vài tín lý đơn giản như một thứ tín ngưỡng dân gian; đằng sau chủ nghĩa Cộng sản là cả một hệ thống triết học phức tạp đủ để mê hoặc giới trí thức và văn nghệ sĩ: Hệ quả là có một thứ văn học nghệ thuật Cộng sản chứ không có thứ văn học nghệ thuật Phát-xít. Tuy nhiên, sự tồn tại của thứ văn học nghệ thuật Cộng sản không phải là một điều tốt: nó chỉ gieo rắc sự mê tín và cuồng tín, dung dưỡng các ảo tưởng, và cuối cùng, kéo dài thảm họa: Trong khi chủ nghĩa Phát-xít chỉ kéo dài hơn một thập niên, chủ nghĩa Cộng sản kéo đến hơn bảy thập niên; trong khi hầu như mọi người đều nhận ra tội ác của chủ nghĩa Phát-xít, không ít người vẫn còn ảo tưởng về chủ nghĩa Cộng sản; trong khi chủ nghĩa Phát-xít đã trở thành quá khứ, chủ nghĩa Cộng sản vẫn ở trong thì hiện tại, ít nhất là ở năm nước: Trung Quốc, Lào, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam.
Chữ “Việt Nam”, xuất hiện trong ngữ cảnh ấy, quả là một điều đau đớn.
Lý do chính khiến tôi viết bài này là vì tôi biết, ở Việt Nam hiện nay, có không ít người, kể cả trong giới trí thức, chưa nhận ra chủ nghĩa Cộng sản, tự bản chất, rất gần với chủ nghĩa Phát-xít, điều mà họ luôn luôn nguyền rủa.
Ủy ban nhân dân xã tổ chức một buổi tiếp đón khá nồng hậu ngay trong buổi tối đầu tiên lúc chúng tôi mới đến. Chủ tịch xã đứng lên phát biểu. Ông là một nông dân, có lẽ, trước 1975, vốn là du kích. Đứng trước hơn 100 đứa sinh viên, ông không giấu được sự lúng túng, nói năng cứ lấp vấp, lập bập, không đầu không đuôi gì cả. Nội dung chính vẫn là ca ngợi tính chất ưu việt của chế độ mới, những điều có lẽ ông nghe được trong các buổi học tập chính trị hoặc trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhưng vui nhất là, để nhấn mạnh tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, ông cứ lặp đi lặp lại là “chúng ta không giống bọn Mác-xít độc tài và tàn bạo giết hại cả hàng triệu người”. Bọn chúng tôi biết là ông nhầm giữa Mác-xít và Phát-xít. Nhưng không đứa nào dám cười. Chỉ sau đó, mấy đứa miền Nam mới thì thầm với nhau: “Thì Mác-xít hay Phát-xít cũng vậy thôi!”
Chuyện cũ, cách đây đã hơn 35 năm, tưởng đã quên, bỗng dưng lại sống dậy khi mới đây, tình cờ đọc lại cuốn Intellectuals and Society (Basic Books, 2011) của Thomas Sowell, tôi bắt gặp một đoạn Sowell so sánh chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát-xít (bao gồm cả Nazism) ở Đức. Một bên được xem là cực tả và một bên được xem là cực hữu; hai bên lúc nào cũng kết tội nhau và muốn tiêu diệt nhau (với Cộng sản, chủ nghĩa Phát-xít là biểu tượng của chủ nghĩa đế quốc; với Hitler, Cộng sản và Do Thái là hai kẻ thù chính), nhưng theo Sowell, giữa chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát-xít có rất ít sự khác biệt, trừ trong lãnh vực tu từ. Những người Phát-xít, từ Ý đến Đức, đều công khai tuyên bố theo chủ nghĩa dân tộc; những người Cộng sản, trên lý thuyết, biểu dương chủ nghĩa quốc tế, nhưng trên thực tế, vẫn luôn luôn mang tinh thần dân tộc chủ nghĩa, cũng đều nhắm, trước hết, đến quyền lợi của quốc gia và dân tộc của họ. Và cả hai đều là những chế độ độc tài vô cùng tàn bạo. (tr. 99-101)
Một nhận xét tương tự được Vladimir Tismaneanu phân tích kỹ lưỡng hơn trong cuốn The Devil in History do University of California Press xuất bản năm 2012. Cái được gọi là “quỷ dữ” (devil) ấy được Tismaneanu nêu đích danh: chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát-xít. Cả hai đều gắn liền với những quan điểm không tưởng về tương lai. Cả hai đều muốn chống lại các giá trị của giai cấp trưởng giả và dân chủ tự do. Cả hai đều muốn làm cách mạng triệt để bằng cách xóa bỏ truyền thống để xây dựng một hệ thống chính trị, xã hội và văn hóa hoàn toàn mới; nhưng khi làm như vậy, cả hai đều xóa nhòa ranh giới giữa cái thiện và cái ác, giữa cái tốt và cái xấu. Cả hai đều nhân danh tinh thần nhân đạo nhưng lại biến con người thành những con số để tha hồ giết chết hoặc đày đọa họ mà không hề có chút áy náy nào cả. Cả hai đều đề cao bạo động, một bên là tác giả của Gulags và một bên của Auschwitz, đều chiếm kỷ lục về tội sát nhân và diệt chủng: Trong hơn mười năm (1933-1945), chủ nghĩa Phát-xít giết hại khoảng 25 triệu người và trong vòng hơn 70 năm (1917-1990), chủ nghĩa Cộng sản giết hại khoảng từ 80 đến 100 triệu người.
Nhận xét ấy cũng được hai sử gia, một người Pháp và một người Đức, Francois Furet và Ernst Nolte, phân tích trong cuốn Fascism and Communism (University of Nebraska Press, 2004). Nó cũng lại được mổ xẻ trong cuốn Fascism, Communism and the Consolidation of Democracy: A Comparison of European Dictatorships do Gerhard Besier biên tập (LIT Verlag, 2006), cuốn Lenin, Stalin and Hitler: The Age of Social Catastrophe của Robert Gellately (Vintage, 2008); quan trọng nhất, trong cuốn The Origins of Totalitarianism của Hannah Arendt (được xuất bản lần đầu từ năm 1951), trong đó, ở phần ba, bà tập trung chủ yếu vào hai hiện tượng: chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát-xít. Tất cả, từ nhiều góc độ khác nhau, hoặc chính trị hoặc lịch sử hoặc ý thức hệ, đều đi đến kết luận giống nhau: cả chủ nghĩa Phát-xít lẫn chủ nghĩa Cộng sản đều, nói theo Richard Overy, “nhà nước của sự khiếp hãi” hay “nhà nước của khủng bố” (states of terror), theo Eduard Kuznetsov và Dorin Tudoran, một “nền văn minh tội phạm” (criminal civilization), hoặc nói theo Leszek Kolakowski, một triết gia người Ba Lan, là sự đầu thai của quỷ dữ trong lịch sử, “một con quỷ sáng chế ra những nhà nước ý thức hệ (ideological states), nghĩa là, thứ nhà nước tự cho tính chính đáng của nó được đặt trên sự kiện là chủ nhân của nó cũng đồng thời là chủ nhân của chân lý. Nếu bạn chống lại nhà nước hay hệ thống nhà nước ấy, bạn sẽ bị xem là kẻ thù của chân lý.” (Dẫn theo Vladimir Tismaneanu, tr. 2-3, 11 & 26).
Về phương diện luật pháp, năm 2010, Quốc hội Hungary thông qua đạo luật cấm phủ nhận tội ác diệt chủng ở Holocaust của Nazi, sau đó, lại thông qua đạo luật cấm phủ nhận các tội ác của chủ nghĩa Cộng sản: Những người vi phạm, hoặc bằng cách phủ nhận hoặc bằng cách nghi vấn các tội ác ấy, có thể bị phạt từ một đến ba năm tù. Với Quốc Hội Hungary, tội ác của chủ nghĩa Phát-xít và chủ nghĩa Cộng sản ngang nhau.
Theo Timothy Snyder, việc so sánh chủ nghĩa Nazi (một biến thể của chủ nghĩa Phát-xít tại Đức) và chủ nghĩa Stalin (một hình ảnh tiêu biểu của chủ nghĩa Cộng sản) là điều cần thiết: Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn không những về hai hiện tượng khủng khiếp nhất của thế kỷ 20 mà còn về thời đại của chúng ta và kể cả bản thân chúng ta nữa. (Như trên, tr. 19)
Đó là thời đại, nói theo Nietzsche, “Thượng đế đã chết” và con người muốn thay thế Thượng đế để xây dựng những “thành phố của Thượng đế” (city of Gods) ngay trên trần gian này. Họ muốn thay đổi lịch sử, một bên, với giai cấp, một bên với chủng tộc. Họ sùng bái lãnh tụ, và bằng mọi cách, biến lãnh tụ thành thần linh, qua đó, biến đảng phái thành một thứ tôn giáo mới và xây dựng một chế độ toàn trị, khống chế toàn bộ đời sống tinh thần và vật chất của con người. Họ muốn thay đổi cả bản chất của con người bằng các biện pháp tuyên tuyền, nhồi sọ và khủng bố. Bất kể ngôn ngữ hay ho họ thường sử dụng, những “con người mới” họ muốn sản xuất chỉ là những công cụ mù quáng chỉ biết vâng dạ trước lãnh tụ và vì lãnh tụ, sẵn sàng giết người, kể cả đồng bào và người thân của mình, một cách không gớm tay.
Đó là thời đại của khoa học và kỹ thuật, của văn minh và tiến bộ vượt bậc, của lý trí và của rất nhiều lý tưởng nhưng đồng thời cũng là một thời đại của sự cuồng tín và mê tín, của sự thắng thế của thứ lý trí công cụ (instrumental reason) trên lý trí phê phán (critical reason), của sự độc tôn của sức mạnh và bạo lực. Hậu quả cuối cùng của tất cả những nghịch lý ấy là cả hàng trăm triệu người bị giết chết.
Dĩ nhiên, giữa chủ nghĩa Phát-xít và chủ nghĩa Cộng sản có không ít khác biệt. Chủ nghĩa Phát-xít chỉ xây dựng sức mạnh trên một người, người-được-thần-thánh-hóa (ở Đức là Adolf Hitler; ở Ý là Benito Mussolini); chủ nghĩa Cộng sản xây dựng sức mạnh trên cả việc thần thánh hóa lãnh tụ lẫn việc thiêng liêng hóa đảng phái, như một thứ thiên mệnh. Chủ nghĩa Phát-xít đề cao chủ nghĩa dân tộc trong khi chủ nghĩa Cộng sản lại đề cao chủ nghĩa quốc tế và sử dụng chủ nghĩa quốc tế để phục vụ cho tinh thần dân tộc chủ nghĩa. Hệ thống tuyên truyền của Cộng sản tinh vi và khôn khéo hơn Phát-xít: Trong khi chủ nghĩa Phát-xít chỉ đề cao thù hận, chủ nghĩa Cộng sản đề cao tình yêu và nhân danh tình yêu, kích động thù hận; trong khi chủ nghĩa Phát-xít chỉ nói đến việc trả thù, chủ nghĩa Cộng sản nhấn mạnh việc giải phóng, dù để đạt được mục tiêu giải phóng, họ sử dụng chuyên chính vô sản để trả thù. Cộng sản cũng có nhiều tham vọng hơn Phát-xít: Trong khi chủ nghĩa Phát-xít chỉ muốn quản lý hành động của con người, chủ nghĩa Cộng sản muốn quản lý cả tư tưởng và tình cảm thầm kín nhất của con người. Hậu quả là Cộng sản đa nghi hơn Phát-xít: Phát-xít thường chỉ giết những người bị họ xem là kẻ thù chứ hiếm khi thanh trừng trong nội bộ; Cộng sản, đặc biệt Cộng sản ở Nga dưới thời Stalin, vừa tàn sát kẻ thù vừa tàn sát các đồng chí của mình.
Đằng sau chủ nghĩa Phát-xít chỉ có vài tín lý đơn giản như một thứ tín ngưỡng dân gian; đằng sau chủ nghĩa Cộng sản là cả một hệ thống triết học phức tạp đủ để mê hoặc giới trí thức và văn nghệ sĩ: Hệ quả là có một thứ văn học nghệ thuật Cộng sản chứ không có thứ văn học nghệ thuật Phát-xít. Tuy nhiên, sự tồn tại của thứ văn học nghệ thuật Cộng sản không phải là một điều tốt: nó chỉ gieo rắc sự mê tín và cuồng tín, dung dưỡng các ảo tưởng, và cuối cùng, kéo dài thảm họa: Trong khi chủ nghĩa Phát-xít chỉ kéo dài hơn một thập niên, chủ nghĩa Cộng sản kéo đến hơn bảy thập niên; trong khi hầu như mọi người đều nhận ra tội ác của chủ nghĩa Phát-xít, không ít người vẫn còn ảo tưởng về chủ nghĩa Cộng sản; trong khi chủ nghĩa Phát-xít đã trở thành quá khứ, chủ nghĩa Cộng sản vẫn ở trong thì hiện tại, ít nhất là ở năm nước: Trung Quốc, Lào, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam.
Chữ “Việt Nam”, xuất hiện trong ngữ cảnh ấy, quả là một điều đau đớn.
Lý do chính khiến tôi viết bài này là vì tôi biết, ở Việt Nam hiện nay, có không ít người, kể cả trong giới trí thức, chưa nhận ra chủ nghĩa Cộng sản, tự bản chất, rất gần với chủ nghĩa Phát-xít, điều mà họ luôn luôn nguyền rủa.
No comments:
Post a Comment