Có những phát ngôn mang nhiều dấu ấn. Có những dáng đứng thật hình tượng. Ấn và tượng đó trình làng rõ nét chân dung, bản chất của chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Từ những ngày đầu năm với bài viết "Phải biết hổ thẹn với tiền nhân" và phán với toàn dân rằng “...chúng ta cũng cần phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiền liệt về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc…”; ám chỉ những ai đó trong đảng “Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để chọc gậy bánh xe, thậm chí để cõng rắn cắn gà nhà...” cho đến những ngày vừa qua, tại Bắc Kinh, dáng đứng của CTN Trương Tấn Sang đã thêm một lần nữa chứng minh cho câu nói đã rất xưa nhưng vẫn còn rất mới: “đừng nghe... mà hãy nhìn...”
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Phát ngôn và hành động...
“Đảng và Nhà nước Việt Nam không lùi bước trong vấn đề biển Đông.
Việc gìn giữ hòa bình trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, từ ý thức
đến hành động đều hết sức đầy đủ. Nhưng đồng thời nhiệm vụ bảo vệ chủ
quyền quốc gia vẫn tiến hành thường xuyên không có gì thay đổi”.
“Trung Quốc tuyên bố chủ quyền chín lô dầu khí, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam thì cơ quan trung ương phản đối rất nhiều lần. Lãnh đạo cấp cao gặp nhau nói thẳng ra rồi. Và chúng ta vẫn tiến hành thăm dò bình thường”.
“Tuy không thể đến từng xóm chài, thăm từng hộ ngư dân trên cả nước,
nhưng lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tạo điều kiện và tin tưởng
bà con ngư dân bám biển... Bà con phải đoàn kết, giữ vững truyền thống,
kiên trì, xây dựng nghiệp đoàn tốt gắn bó nơi biển xa. Cái gì chưa tốt ở
tầm chiến lược biển Việt Nam chúng tôi sẽ sửa chữa. Cái gì không công bằng thì phải đấu tranh...”
“Bằng mọi cách phải bảo vệ hoạt động bình thường của ngư dân. Bảo
vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của đất nước. Các hoạt
động đánh bắt hải sản, hoạt động khai thác dầu khí, các hoạt động của
các doanh nghiệp, vận tải biển, nghiên cứu khoa học trên vùng biển Việt
Nam phải hết sức an tâm. Điều này hết sức hệ trọng...”
“Người dân lo lắng, bức xúc về tình hình Biển Đông là đúng. Đó là
lòng yêu nước và tinh thần độc lập đã được trao chuyền qua bao thế hệ.
Đảng và Nhà nước ta chủ trương như thế nào cũng phải trên cơ sở lòng
dân làm gốc. Lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông được luật pháp quốc tế
thừa nhận và bảo vệ theo Công ước Luật Biển 1982...”
“Lập trường của Đảng và Nhà nước ta rất rõ ràng, không bao giờ từ bỏ chủ
quyền. Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, là chuyện
nhất quán, bất di bất dịch... Người dân cần hết sức bình tĩnh, đừng vì
nghe thông tin một chiều, không chính thống mà mất niềm tin vào chính
quyền...”
“Ta đấu tranh theo hướng đoàn kết, dựa vào luật pháp quốc tế và tranh
thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. Thế giới cũng rất đồng tình với cách
xử sự đúng mực của chúng ta. Đấu tranh ôn hòa không có nghĩa là hữu
khuynh, nhu nhược...”
"Chắc chắn rằng bà con ngư dân ra khơi không phải là tự bơi một mình, mà
nhà nước luôn theo dõi và hỗ trợ. Thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó
khăn thách thức, nhưng phương tiện đánh bắt của ta vẫn tăng, phương tiện
đánh bắt xa bờ cũng tăng, công ăn việc làm nhiều hơn, sản lượng đánh
bắt cũng tăng. Đặc biệt, giờ đây ngư dân ta cũng không đánh bắt đơn lẻ
nữa, mà tổ chức thành đoàn, vừa hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn, vừa tăng
sản lượng, chất lượng sản phẩm. Các ngành liên quan tới biển như thủy
sản, khai thác dầu khí, hàng hải… vẫn phát triển ổn định... Như vậy là
ta đã kiên trì thực hiện có hiệu quả mục tiêu hòa bình, độc lập chủ
quyền, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, kinh tế - xã hội phát triển ổn định...”
“Chúng ta không tranh chấp với ai. Biển của ta, ta giữ, ta khai thác.
Các đối tác đến với Việt Nam, làm ăn theo pháp luật Việt Nam thì Việt
Nam hết sức hoan nghênh...”
“… nhưng chúng ta cũng cần phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những
bậc tiền liệt về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi
lên của dân tộc… Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn
rình rập mọi sơ hở để chống đối, để “chọc gậy bánh xe”, thậm chí để
“cõng rắn cắn gà nhà”…”
*
“Tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung
vô cùng quý giá của nhân dân hai nước do các thế hệ lãnh đạo tiền bối
và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Chúng ta đều có trách nhiệm giữ
gìn, kế thừa và phát huy...”
“Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam không
bao giờ quên sự giúp đỡ quý báu của Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung
Quốc trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc trước đây
cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay...”
“Việt Nam hết sức coi trọng phát triển
quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Đảng, Nhà nước và nhân dân
Trung Quốc, coi đây là chính sách cơ bản, nhất quán, lâu dài và ưu tiên
hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam...”
“Thực tiễn chứng minh, chỉ có hữu nghị,
hợp tác và cùng nhau phát triển trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn
nhau, cùng có lợi mới là sự lựa chọn duy nhất đúng của quan hệ hai nước,
đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chung của nhân dân hai nước”
“Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng,
xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương
châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới
tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối
tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết
thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa
bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác
hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa
bình và ổn định trong khu vực.”
*
Tổng hợp 25.06.2013
DanLamBao Blog
No comments:
Post a Comment