Wednesday, June 5, 2013

D-Day: Bí mật của cuôc đổ bộ Normandy


Ngày 6 tháng 6 là ngày kỷ niệm cuộc đổ bộ của lực lượng đồng minh lên vùng biển Normandy của Pháp năm 1944, làm xoay chuyển hẳn tình hình của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2. Dịp này, Thông Tín Viên Mike O'Sullivan xin kể cho quý vị nghe câu chuyện về một cuốn sách nói về những bí mật của cuộc đổ bộ.
Cuốn sách có tựa là 'The Secrets of D-Day', những bí mật của ngày đổ bộ, và tác giả của nó là ông Larry Collins, đã qua đời tại Pháp hồi năm ngoái.
Theo lời ông Michael Teilmann, một quân nhân đã nghỉ hưu với cấp bậc Thiếu Tướng, và bây giờ là Giám Đốc câu lạc bộ giải trí cho quân đội Mỹ tại sân bay Los Angeles, quyển sách này giống như một câu chuyện gián điệp giật gân, và ông nhận mình là một fan của tác giả.
Ông Teilmann nói rằng cuộc độ bộ Normady là cuộc đổ quân bằng tàu lớn nhất trong lịch sử, với sự tham gia của quân Anh, quân Mỹ, quân Canada, lực lượng kháng chiến của Pháp và một số đơn vị khác. Quân nhảy dù đã được thả xuống đó trước tiên, vào lúc trời còn mờ sáng; rồi mới đến các lực lượng đổ bộ chính.
Đây là hạm đội đông nhất, với 5,000 chiếc tàu, hàng vạn máy bay, hơn 150,000 quân độ bộ xuống bờ biển trong một cuộc đổ bộ được giữ bí mật đến giờ phút chót. Làm thế nào họ thực hiện được một cuộc đổ bộ lớn lao như thế? Câu hỏi này vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất trong môn khoa học quân sự.
Mang tên là Overlord, cuộc đưa quân đến vùng đất đang bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, phần lớn được dựa vào yếu tố bí mật và yếu tố đánh lừa địch quân. Câu chuyện đã được thuật lại theo thứ tự thời gian trong cuốn sách, trong đó có cả mẩu chuyện nói về vai trò hết sức quan trọng của một điệp viên hai mang người Tây Ban Nha có bí danh là Garbo.
Phe Đức Quốc Xã tin là có cuộc đổ bộ, nhưng lại nghĩ rằng địa điểm đổ bộ sẽ là Pas de Calais , thay vì Normandie; và phe đồng minh cũng ra sức làm cho đối phương tưởng là sẽ đổ bộ tại Pas de Calais. Vụ đánh lừa này còn sử dụng đến một đạo quân giả hiệu, đông cả triệu người.
Đạo quân mà người Đức tưởng là đạo quân thuộc Quân Khu 1, dưới quyền chỉ huy của Thượng Tướng Patton, trong thực tế chỉ là những chiếc xe tăng bằng cao su, những lều trại bằng giấy cạc-tông. Chẳng có một người lính nào cả. Vậy mà lính Đức vẫn được dẫn dắt để tin, và tin một cách chắc chắn rằng đó là một đạo quân thực sự.
Cuộc đổ quân bằng tàu được trải rộng trên 5 vùng biển của Normandy. Thiệt hại cũng khá nặng, nhất là tại vùng biển mang mật hiệu là Omaha.

Ông Teilmann nói rằng sự dũng cảm của những người lính đổ bộ cũng góp phần quan trọng cho sự thành công, không kém việc lập kế hoạch tỉ mỉ.

Sự anh hùng đã được thể hiện, ở đây chúng ta thấy có những người giúp đỡ các đồng đội bị thương, vừa khiêng những người bị thương ra chỗ chữa trị, vừa tiếp tục nổ súng để hoàn thành nhiệm vụ, đó là lịch sử, và điều đó thật là tuyệt vời.
Phe đồng minh thiệt hai đến 10,000 người, trong đó có ít nhất 2,500 người chết. Phe Đức Quốc Xã nghe nói thiệt hại đến 9,000 ngàn người.

Trận đánh ở Normandy tiếp tục cho đến tháng 8, cuối cùng quân đồng minh đã đẩy lui quân Đức ra khỏi nước Pháp, sau nhiều trận đụng độ kế tiếp, mà cuối cùng cả đôi bên thiệt hại hơn 400,000 người, vừa chết, bị thương hoặc mất tích.

Ông Teilmann đã làm việc nhiều năm, giúp động viên tinh thần của binh sĩ Hoa Kỳ đang đóng ở bên ngoài nước Mỹ, thông qua tổ chức USO, được thành lập vào năm 1941.
Ông nói rằng trong khi tham gia bất kỳ cuộc chiến tranh nào, quân đội cũng đều đối mặt với sợ hãi và rủi ro, và những người đổ bộ ở Normandie đã kết thúc mạng sống của Đức Quốc Xã. Vào ngày 8 tháng 5 năm 1945, tức là trong vòng chưa đầy một năm sau khi có cuộc đổ bộ Normandy, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 trong khu vực Châu Âu chấm dứt.

VOA

No comments:

Post a Comment