Ngày 21-6 vừa qua, trong Tuyên bố chung Việt-Trung mà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký với ông Tập Cận Bình, có câu rất “sang sảng”, rằng: “Hai bên đã nhìn lại quá trình phát triển quan hệ Việt-Trung, nhất trí cho rằng tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước, khẳng định sẽ tuân theo các nhận thức chung quan trọng mà Lãnh đạo hai nước đã đạt được trong những năm qua về phát triển quan hệ hữu nghị Việt-Trung, tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”…
Người ta thấy phía Trung Quốc xen lồng
quyền lợi và bộc lộ mưu đồ tham vong bành trướng rất rõ, qua diễn đạt câu chữ:
“tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung quý báu”. Câu này khiến dư luận ngỡ
ngàng: Tình hữu nghị sao lại biến thành
tài sản? Không biết khi đặt bút ký, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có để ý
đến những chỗ “gài bẫy chữ nghĩa” của Trung Quốc hay không?
Ai cũng còn nhớ, trong Tuyên bố chung ngày 15/10/2011 mà TBT Nguyễn Phú Trọng đã ky svới ông Hồ Cẩm Đào tại Bắc Kinh có điểm 5: “Hai bên đã trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển; nhấn mạnh ý chí và quyết tâm chính trị thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị để giải quyết tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định tại Biển Đông; cho rằng điều này phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, hợp tác và phát triển tại khu vực.Lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, từ tầm cao chính trị và chiến lược, kịp thời chỉ đạo xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển”...
Ai cũng còn nhớ, trong Tuyên bố chung ngày 15/10/2011 mà TBT Nguyễn Phú Trọng đã ky svới ông Hồ Cẩm Đào tại Bắc Kinh có điểm 5: “Hai bên đã trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển; nhấn mạnh ý chí và quyết tâm chính trị thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị để giải quyết tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định tại Biển Đông; cho rằng điều này phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, hợp tác và phát triển tại khu vực.Lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, từ tầm cao chính trị và chiến lược, kịp thời chỉ đạo xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển”...
Chì hơn 4 tháng sau, chính trang web của Đài phát
thanh Quốc tế Trung Quốc – CRI đưa tin: Ngày 31/3-2012 trước thềm Hội nghị
thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao, tổ chức ở Hải Nam, Phó Thủ tưởng Trung
Quốc, ông Lý Khắc Cường, đã có cuộc hội kiến với Phó Thủ tướng Hoàng
Trung Hải, Đại diện Chính phủ Việt Nam tham dự hội nghị. Hai ông có bàn thảo về
các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông được đưa vào nghị trình Hội đàm Trung -
Việt tại hội nghị này. Trong cuộc hội kiến, ông Lý Khắc Cường đã kêu gọi Việt
Nam "xử lý ổn thoả" tranh chấp giữa hai nước trên Biển Đông mà
Bắc Kinh gọi là Nam Hải. Ông Lý Khắc Cường nói: "Trung-Việt xử lý ổn
thoả vấn đề Nam Hải, giữ gìn quan hệ hai nước phát triển lành mạnh ổn
định" (!?).
Ký Tuyên bố chung là vậy, hội đàm nói ngon hứa ngọt là
vậy, nhưng nhìn lại năm 2012 là năm mà Trung Quốc quậy Biển Đông thuộc chủ
quyền của Việt Nam nhiều nhất, trắng trợn nhất. Điển hình như đánh đắm, bắt
tàu, bắt ngư dân Việt Nam đang hành nghề trên vùng biển chủ quyền, nhiêu
fnhất là ngư dân các tình ven biển Nam Trung bộ, tiếp tục cắt cáp thăm dò địa
chấn, mời thầu 9 lô mỏ dầu của Việt Nam, xua trên 23.000 tàu cs hùng hổ chiến
dịch vét hải sản Biển Đông, tập trận bắn đạn thật ở vùng biển Trường Sa, thường
xuyên cho tàu ngư chính, tàu hải giám xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền lãnh
hải của Việt Nam…Và, gần đây nhất (Tuyên bố chung chưa ráo mực), tàu hải quân Trung Quốc đã đâm thẳng vào
tàu cá của ngư dân Việt Nam, gây nhiều thiệt hại, làm nhục quốc thể Việt Nam bằng cách trắng trợn chặt
cờ Tổ quốc trên tàu ngư dân Quảng Ngãi ném xuống biển…
Dư luận dạo đó đã cho rằng: Nếu như ông Cường nói về
việc giải quyết “ổn thỏa”, để được yên lành trên biển Đông, thì đó chính là nguyện
vọng thiết tha của nhân dân Việt Nam. Là người dân của nước Việt không may mắn
bị chiến tranh xâm lược cả mấy nghìn năm nay, chưa hết sự lăm le liên tục “truyền
kiếp, nối đời” đánh chiếm để đô hộ của các triều phong kiến Trung Quốc (giặc
phương Bắc), lại đến giặc phương Tây (Pháp, Mỹ và nhiều nước đồng minh), cho
đến tận năm 1975 mới giành được độc lập, thống nhất đất nước. Thế nhưng, dù cho
dạo đó tại Lễ kỷ niệm mừng toàn thắng, có lẽ do niềm vui “dâng trào” quá
đỗi, cố Tổng bí thư Lê Duẩn đã tuyên bố hơi bị chủ quan rằng: “Đất nước
ta từ đây vĩnh viễn sạch bóng quân xâm lược” (!?). Ngờ đâu, ngay sau đó VN lại phải
đối phó quyết liệt và gay gắt với chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến
tranh biên giới phía Bắc (mà truy nguyên cả hai cuộc chiến này đều do chủ mưu
Trung Quốc gây nên.
Nhắc lại lời Phó thủ tướng TQ Lý Khắc Cường, rằng:
“Trung-Việt xử lý ổn thoả vấn đề Nam Hải, giữ gìn quan hệ hai nước
phát triển lành mạnh ổn định". Nói ra được điều đó là cần thiết
và đúng đấy, có thể đây cũng là động cơ xây dựng để quan hệ hai nước tốt đẹp
hơn nữa. Nhưng, vì TQ đã nhiều lần nói mà không làm, hoặc nói thì hay, tưởng
ngon, mà làm ngược lại.
Những con bài ngoại giao theo công thức: “khẩu khí tùy
cơ hóa xuất” theo bài bản TQ đã được ông Lý Khắc Cường vận dụng trong buổi hội
kiến với ông Hoàng Trung Hải. Thực ra, cả thế giới đều biết, “ổn thỏa” trên
biển Đông hay không là do chính phía Trung Quốc chứ có do ai khác mà ông Cường
phải “đá quả bóng” trách nhiệm sang phía VN như vậy? Đó cùng là cái lối “đánh
bùn sang ao” chứ nào có hay hớm gì. Sự mất “ổn thỏa” là do phía Trung Quốc
thường xuyên, đủ trò quấy rối trên biển Đông trong hơn mấy thập kỷ qua đã gây
ra. Muốn trời yên biến lặng, ai lại muốn “biển Đông liên tục dậy sóng” như hàng
mấy chục năm qua?
Thời gian qua, mặc dù trong tâm tư vẫn chưa dễ quên
được cái khứ đau thương gần nhất là chiến tranh biên giới Tây Nam do Pôn Pốt,
đệ tử trung thành của TQ gây ra, rồi lại phải nhận “bài học” của TQ “dạy” ở
biên giới phía Bắc, VN cũng xác định quan điểm “khép lại quá khứ, vươn tới
tương lai”, không chấp nữa, tiếp tục bắt tay hữu nghị, "hảo hảo" trên
cơ sở “16 chữ vàng” và quan hệ “4 tốt”. Thế nhưng, dù vậy cũng đâu có dễ mà được
yên bề làm ăn với siêu cường bá chủ?
Để giữ lời hứa giữa hai bên qua các hội đàm song
phương, Việt Nam đã buộc phải ngăn chặn biểu tình, một cuộc biểu tình không
chống chính phủ nước mình mà là phát xuất từ lòng yêu nước, yêu cầu Trung Quốc
đừng đụng đến VN, để nhân dân VN còn kịp thở sau các cuộc chiến tranh “nối đời
ra trận”, muốn được yên lành làm ăn, xây dựng lại tổ quốc. Mà cũng vì sự
“hạ cố bất đắc dĩ” khi đã hứa làm tốt “16 chữ vàng” VN đã bắt công dân của mình
chịu “khổ chục kế” vì nghĩa lớn. Nói ra thế, nhưng đau lắm chứ. Vì muốn
nhịn nhường mong may ra sớm được yên chuyện, giữ hòa khí, tránh xung đột lớn,
nhất là xung đột chiến tranh chẳng hay ho gì mà hai bên ai cùng thiệt hại, VN
đã phải”xuống nước” như thế, còn đòi hỏi gì nữa? Dân mình vì yêu nước, vì bức
xúc, vì thấy mới giành được độc lập dân tộc mà lại có kẻ lăm le giật đi, phải
tỏ thái độ quyết liệt là đương nhiên. Ngăn chặn biểu tình, phải "tỏ ra sự
cương quyết" như vậy là vi phạm dân chủ. Bắt giam người biểu tình, biết là
vi phạm nhân quyền đấy, nhưng cũng vì chỉ mong được sự “ổn thỏa” mà thôi. Tại
sao TQ không nhận ra điều đó. Còn muốn “ổn thỏa” kiểu gì? Không ‘thỏa” sao “ổn
“được?
Vì những lẽ trên, ông Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường đừng
lo, Việt Nam
đã có quá nhiều nỗ lực để thể theo sở nguyện của ông: "Trung-Việt xử lý
ổn thoả vấn đề Nam Hải”. Ổn thỏa được ư? Sẽ có an ninh thật sự trên Biển
Đông ư? Rất mong ở “thiện ý” và những thể hiện cho chuẩn xác từ lời nói đến
việc làm của phía Trung Quốc. Chỉ sợ rằng ông Cường chỉ nói để thăm dò và đối
phó tình huống thôi, sau đó, khi đạt được ý định trước mắt rồi lại quên luôn
hoặc cố tình làm trái ngược.
Không biết Đảng và Nhà nước ta tính toán cách gì mà Tuyên bố chung do TBT ký hồi tháng 10-2011, chưa xem xét thực hiện được gì; chỉ 1 năm 8 tháng sau lại cũng Tuyên bố chung...Cho nên, dù có ký biết bao Tuyên bố chung, có biết bao hội kiến, hội đàm, đủ thứ động tác, hình thái ngoại giao,… điều không nên quên rằng cần nhận diện cho rõ: “Tri nhân tri diện bất tri tâm / Họa hổ họa bì nan họa cốt”.
Blog Bùi Văn Bồng Không biết Đảng và Nhà nước ta tính toán cách gì mà Tuyên bố chung do TBT ký hồi tháng 10-2011, chưa xem xét thực hiện được gì; chỉ 1 năm 8 tháng sau lại cũng Tuyên bố chung...Cho nên, dù có ký biết bao Tuyên bố chung, có biết bao hội kiến, hội đàm, đủ thứ động tác, hình thái ngoại giao,… điều không nên quên rằng cần nhận diện cho rõ: “Tri nhân tri diện bất tri tâm / Họa hổ họa bì nan họa cốt”.
No comments:
Post a Comment