Theo
nguồn tin báo chí trong nước, hôm qua 4/5/2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại
giao Việt Nam Lê Hải Bình tuyên bố phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan
dầu vào vùng Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Vào ngày 02/05/2014, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ra thông cáo
cho biết Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc ( CNOOC) đã đưa giàn
khoan nổi Hải Dương 981 vào vị trí cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải
lý (có tọa độ 15029’ vĩ Bắc, 111012’ kinh Đông), nằm trong vùng đặc
quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Cục Hải sự Trung Quốc, cũng đã
xác nhận giàn khoan HD – 981 của họ đang tiến hành các hoạt động khoan
tại tọa độ nói trên.
Ngày 04/5/2014, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có thư gửi Chủ tịch và
Tổng giám đốc của Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc cực lực phản
đối hành động này và kiên quyết yêu cầu Tổng Công ty dầu khí Hải dương
Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn
khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Trả lời báo chí về hành động nói trên của Trung Quốc, ngày 04/05/2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình khẳng định vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan dầu Trung Quốc "nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý".
Ông Lê Hải Bình tuyên bố "Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối".
Cũng trong ngày hôm nay, trang tin Vietnamnet ở trong nước dẫn các nguồn tin báo chí Đài Loan cho biết quân đội Trung Quốc đang chuẩn bị xây dựng một cơ sở quân sự tại Gạc Ma, một đảo nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng từ năm 1988. Theo các nguồn tin trên, Trung Quốc có thể sớm xây dựng một sân bay mới trên đảo Gạc Ma để tăng cường khả năng triển khai lực lượng ở Biển Đông.
Phát ngôn viên Lê Hải Bình, hôm qua một lần nữa khẳng định : "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982".
RFI
Trả lời báo chí về hành động nói trên của Trung Quốc, ngày 04/05/2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình khẳng định vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan dầu Trung Quốc "nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý".
Ông Lê Hải Bình tuyên bố "Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối".
Cũng trong ngày hôm nay, trang tin Vietnamnet ở trong nước dẫn các nguồn tin báo chí Đài Loan cho biết quân đội Trung Quốc đang chuẩn bị xây dựng một cơ sở quân sự tại Gạc Ma, một đảo nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng từ năm 1988. Theo các nguồn tin trên, Trung Quốc có thể sớm xây dựng một sân bay mới trên đảo Gạc Ma để tăng cường khả năng triển khai lực lượng ở Biển Đông.
Phát ngôn viên Lê Hải Bình, hôm qua một lần nữa khẳng định : "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982".
RFI
No comments:
Post a Comment