Tin chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines bị trúng tên lửa đã được xác nhận. Hai câu hỏi được đặt ra : loại tên lửa nào có thể bắn trúng mục tiêu ở độ cao 10.000 mét và tên lửa cướp đi sinh mạng của gần 300 con người ngày hôm qua được bắn đi từ đâu ?
Giàn phóng tên lửa địa đối không BUK.
Trước mắt chưa thể trả lời câu hỏi thứ nhì. Còn về câu hỏi thứ
nhất, hiện tại các nhà quan sát phương Tây đều chú trọng vào hệ thống
tên lửa BUK do Nga và Liên Xô cũ phát triển. BUK là hệ thống bắn tên lửa
địa đối không tầm trung. Theo các chuyên gia quân sự, phe nổi dậy không
đủ khả năng để sử dụng hệ thống này nếu không có sự hỗ trợ của các
chuyên viên biết rất tận tường hệ tên lửa phòng không BUK. Sử dụng hệ
thống này không đơn giản, vì giàn phóng của hệ BUK bao gồm một xe chỉ
huy, 1 trạm trinh sát/bắt bám và điều khiển, 6 xe phóng mỗi xe mang 4
quả tên lửa và 4 quả dự trữ, 3 xe tiếp đạn.
Mỗi vụ phóng tên lửa như vậy cần huy động nhiều chuyên gia. Do vậy
theo giới quân sự, rất khó có thể tin rằng tên lửa bắn hạ chiếc máy bay
của hãng Malaysia Airlines do phe nổi dậy ở miền Đông Ukraina tiến hành
mà không có sự cố vấn của các quân sư giàu kinh nghiệm.
Theo lời ông Pierre Servent một nhà tư vấn về quốc phòng của Pháp, cả quân đội Ukraina không có trong tay loại tên lửa địa đối không có tầm bắn ở độ cao hơn 10.000 mét. Phía quân nổi dậy ở miền đông nước này cũng vậy, nếu không có sự trợ giúp của Nga. Bởi vì theo lời ông Servent, trên nguyên tắc chỉ có Nga mới có tên lửa với tầm bắn lên tới độ cao 45.000 mét.
RFI
Theo lời ông Pierre Servent một nhà tư vấn về quốc phòng của Pháp, cả quân đội Ukraina không có trong tay loại tên lửa địa đối không có tầm bắn ở độ cao hơn 10.000 mét. Phía quân nổi dậy ở miền đông nước này cũng vậy, nếu không có sự trợ giúp của Nga. Bởi vì theo lời ông Servent, trên nguyên tắc chỉ có Nga mới có tên lửa với tầm bắn lên tới độ cao 45.000 mét.
RFI
No comments:
Post a Comment