Công ty Hoa Tây Trung Quốc đang thực hiện giai đoạn hai của dự án.
Tháng 6/2006, Bộ Kế hoạch - Đầu tư chính thức cấp giấy phép đầu tư cho dự án khu du lịch và giải trí quốc tế đặc biệt tại Đà Nẵng cho Công ty Silver Shores, một Công ty Mỹ ở California, tổng vốn đầu tư 160 triệu USD.
Với hai giai đoạn đầu tư, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores, pháp nhân thực hiện dự án, được giao ngót 1km dọc theo bờ biển Sơn Trà – Điện Ngọc, nay là đường Võ Nguyên Giáp. Nếu tính khoảng cách trung bình từ đường Võ Nguyên Giáp đến bờ biển là 300m thì diện tích đất mà chủ đầu tư được giao phải lên tới 30ha.
30ha đất, chạy dọc theo 1km bờ biển, toạ lạc ở trung tâm một thành phố quan trọng bậc nhất như Đà Nẵng, đối diện với sân bay Nước Mặn… rõ ràng đây là một địa điểm hết sức nhạy cảm về an ninh - quốc phòng.
Ngay từ giai đoạn khởi công, dự án này đã có nhiều khuất tất, mờ ám, khiến dư luận rất lo ngại. Tất cả các khâu của dự án, từ thiết kế, thi công, giám sát đều do nhà thầu Trung Quốc đảm trách. Người Việt Nam không được phép bén mảng vào trong khu vực thi công; ô tô của người Việt Nam chở vật liệu xây dựng cho công trình cũng phải dừng lại và đổ hàng ở cổng. Các toà nhà được đúc bằng bê tông cực kỳ kiên cố, không phải xây bằng gạch thường.
Người
Trung Quốc đang làm gì bên trong bức tường rào và cánh cổng im lìm trên
khu đất mặt biển dài 1km và rộng 30ha ngay trung tâm Đà Nẵng?
Một trong những khách sạn của người Trung Quốc nằm đối diện khu du lịch Silver Shores trên đường Võ Nguyên Giáp, Đà Nẵng
Hai bên con đường mang tên Võ Nguyên Giáp, ngay trước mặt sân bay Nước Mặn, đang dần trở thành một “đặc khu Trung Quốc”
Những người lái xe taxi trước sòng bài cho chúng tôi biết, các khu đất đối diện với khu du lịch và sòng bài Silver Shores bên kia đường Võ Nguyên Giáp đều đã được bán cho người Trung Quốc. Trong tương lai, nơi đây sẽ hình thành một khu phố Tàu, hay đúng hơn là một “đặc khu Trung Quốc” giữa lòng thành phố Đà Nẵng.
Đến đây thì có lẽ ngay cả những ai ngây thơ nhất cũng phải đặt câu hỏi: Vậy Silver Shores là Công ty của Mỹ hay của Trung Quốc?
Theo trang Bizapedia và trang BusinessesCalifornia
thì Silver Shores Ltd. được thành lập ngày 22/11/2004 tại California;
địa chỉ: 1440 142Nd Ave,, San Leandro Ca 94578; hiện đã giải thể. Trụ sở
chính của Cty: Unit D, 12/F., Seabright Plaza, 9-23 Shell Street, North
Point, Hong Kong, China 94578.
Trang California Corporates
cho biết Silver Shores Ltd. được đăng ký thành lập ngày 22/11/2004; địa
chỉ: 1440 142Nd Ave,, San Leandro Ca 94578; Cty mẹ là Silver Shores
Ltd., tại địa chỉ Unit D, 12/F., Seabright Plaza, 9-23 Shell Street,
North Point, Hong Kong, China 94578.
Theo trang AMFIBI thì Cty Silver Shores Ltd. ở California có doanh thu hàng năm từ 725.000 – 750.000USD, với số nhân sự dao động từ 1–4 người.
Trang Buzzfile cho biết nhân sự của Silver Shores Ltd. gồm… 2 người.
Như vậy, có thể khẳng định Silver Shores Ltd. ở California (Hoa Kỳ)
là một Công ty ma của Trung Quốc, không điện thoại, không email, không
website, và đã biến mất sau khi hoàn thành “sứ mạng” của mình.Việc các ông chủ Tàu cố che dấu lai lịch Trung Quốc của Silver Shores rõ ràng là để dễ bề nhắm đến những vị trí nhạy cảm về an ninh - quốc phòng ở Đà Nẵng nhiều năm qua.
Chưa hết, mặc dù từng thành lập chi nhánh ở Mỹ và là chủ đầu tư của những dự án hàng trăm triệu USD ở Việt Nam, song Công ty Silver Shores Ltd. ở Hồng Kông lại không có website riêng cũng như bất cứ thông tin gì trên mạng. Thông tin duy nhất mà chúng tôi tìm thấy liên quan đến cái tên Silver Shores tại Hồng Kông nằm ở trang Hong Kong Company List và trang Hong Kong Company Directory; nhưng đây lại là Silver Shores International Limited., chứ không phải Silver Shores Ltd., và thời điểm đăng ký thành lập là ngày… 26/9/2013. Thông tin đó được hai trang mạng trên lấy từ chuyên trang Integrated Companies Registry Information System (Hệ thống Thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Hợp nhất) nằm trong website của Companies Registry (Cơ quan Đăng ký Doanh nghiệp) thuộc Đặc khu Hành Chính Hồng Kông:
Ảnh chụp thông tin về Công ty “Silver Shores International Limited” trên website của Cơ quan Đăng ký Doanh nghiệp Hồng Kông
Điều tra nguồn gốc một Công ty không phải là điều gì đó quá khó khăn, nhất là với một bộ máy quản lý nhà nước khổng lồ, một lực lượng “an ninh nhân dân” hùng hậu mà năng lực điều tra thuộc loại “hàng đầu thế giới” như ở Việt Nam. Vậy nên việc nhà chức trách Việt Nam dễ dàng để lọt lưới một Công ty ma, và dĩ nhiên chưa bao giờ hoạt động trong những ngành đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và năng lực quản lý như khách sạn/khu nghỉ dưỡng cao cấp và đặc biệt sòng bài, là điều hết sức khó hiểu.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Ai là đã “rước” một Công ty Trung Quốc trá hình và mờ ám vào cắm chốt những vị trí hiểm yếu ở Đà Nẵng?[i] Quan trọng hơn, hiểm hoạ mang tên “Silver Shores” kia cần phải được ngăn chặn và loại trừ như thế nào?
_________
Ghi chú:
[i] Silver Shores nhận được sự ưu ái đặc biệt không chỉ của chính phủ mà cả lãnh đạo Tp Đà Nẵng.
Dự án này được giao đất sử dụng trong vòng 70 năm, vượt quá 20 năm so với quy định của Luật Đất đai 2003.
Ngày 14/4/2014, trong buổi làm việc với Đảng bộ, chính quyền Tp Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo các cơ quan liên quan xem xét để Đà Nẵng mở rộng thêm bàn chia bài ở khu du lịch quốc tế Silver Shores.
Tháng 9/2012, trong một buổi làm việc với Cty Silver Shores, ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã “đề nghị UBND Tp Đà Nẵng tổ chức một cuộc họp liên ngành thuế, tài chính và UBND Thành phố, nhằm tìm ra hướng giải quyết tốt nhất” cho khoản nợ thuế lên tới 28 tỷ VNĐ của Silver Shores. Người đứng đầu Tp Đà Nẵng thậm chí còn phát biểu: “Các ngân hàng cứ yên tâm cho Silver Shores vay tiền để họ triển khai thật tốt giai đoạn II. Khi Dự án hoàn thành thêm 1.000 phòng, kết hợp với khu vui chơi có thưởng, khách du lịch sẽ ào ào kéo đến chơi, nghỉ dưỡng…thì sợ gì thiếu tiền để trả.”
Khách sạn/khu nghỉ dưỡng cao cấp và đặc biệt sòng bài là những ngành kinh doanh có tính đặc thù rất cao. Vì vậy, đằng sau các dự án đầu tư trong các lĩnh vực này thường là những thương hiệu lớn với bề dày kinh nghiệm lâu năm thì mới có thể tồn tại được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Xem ra, giống như dự án Formosa Hà Tĩnh, một doanh nghiệp Trung Quốc chưa từng sản xuất thép lại được giao một phần lãnh thổ bằng 1,2 lần diện tích Macao ở vị trí cực kỳ xung yếu trong 70 năm để… sản xuất thép, “vũ khí cạnh tranh” quan trọng nhất của Silver Shores ở Việt Nam cũng chính là những quan chức hoặc đã bán linh hồn cho quỷ, hoặc đã mờ mắt vì tiền.
Lê Anh Hùng (VOA)
No comments:
Post a Comment