Thursday, January 10, 2013

Năm mới nói chuyện củ : Lịch Grégoire

 
Năm 1752, thứ Tư ngày 2 tháng 9, khi người dân Anh Quốc đi ngũ, buổi sáng khi họ thức dậy lại là thứ Năm, ngày 14, tháng 9. Nghe tưởng như một sự lầm lẫn. Ngày ấy phải là thứ Năm, ngày 3, tháng Chín, đâu phải thứ Năm, ngày 14, tháng Chín! Nhưng đây là câu chuyện có thật. Người dân Anh quốc đã đi ngủ ngày 2 tháng Chín. Khi họ thức dậy, đúng là ngày 14 tháng Chín!

Sự thay đổi ngày bất thường này là kết quả của một Đạo luật Quốc hội Anh. Đạo luật này được gọi là “British Calendar Act of 1751”.Tại sao Quốc hội Anh lại thực hiện điều này? Năm 1752 lịch chính của Anh quốc chậm hơn lịch chính của Âu châu 11 ngày. Nên, ở Liên hiệp Vương quốc Anh là 2 tháng Chín, nhưng ở Âu châu là 13 tháng 9. 

Một cuốn lịch rất quan trọng đối với việc đo lường ngày và tháng, duy trì những ngày nghỉ tôn giáo, và theo dõi những mùa. Anh quốc đã theo một phóng tác lịch cũ. Năm 1752 cuối cùng họ đã sử dụng lịch đã được thừa nhận bởi các nước khác trên thế giới. Điều này giúp họ giao thương với các nước khác và kỳ niệm những ngày nghỉ tôn giáo cùng lúc với các nước Âu châu khác.

Những cuốn lịch rất phức tạp. Chúng lệ tùy thuộc vào sự đo lường cẩn thận. Và chúng ảnh hưởng đến nhiều nơi trên thế giới. Về lịch sử của hầu hết những cuốn lịch đang được dùng trên thế giới: lịch Gregory. 


Những cuốn lịch rất quan trọng đối với tất cả mọi người trên thế giới. Lịch giúp chúng ta nhớ những sự kiện tôn giáo. Chúng giúp chúng ta định được thời gian mùa màng hay săn bắn. Chúng giúp chúng ta đánh dấu những sự kiện lịch sử. Chúng đánh dấu những sự kiện xảy ra trên bầu trời. Chúng đánh dấu những thời gian trôi qua từ thế kỷ này đến thế kỷ khác.

Một số chuyên gia tin rằng người La Mã và Ai Cập cổ đại dùng lịch đầu tiên. Họ làm ra những cuốn lịch cách đây khoảng 3.000 năm. Lịch của người La Mã dựa vào tuần trăng – đó là, khi nào trăng xuất hiện. Mặt trăng đi hết mỗi một chu kỳ là 29 ½ ngày. Nó bắt đầu tròn. Nó dần ngày càng khuyết lại. Rồi nó dần ngày càng lớn hơn cho đến khi trăng lại tròn. Đối với người La Mã, trăng tròn là bắt đầu cho một tháng mới.

Nhưng người Ai Cập lịch của họ lại dựa vào mặt trời. Mặt trời đi theo một đường cố định trong bầu trời khi trái đất lại xoay quanh nó. Không có những tháng rõ rệt. Thay vào đó, tính thời gian tùy thuộc vào những mùa, và nơi nào mà mặt trời được định vị trên bầu trời. Được coi như là một năm, phương pháp này gọi là năm hệ mặt trời – năm dương lịch.

Khi vương quốc La Mã mở rộng, lịch của người La Mã được phổ biến nhất. Nhưng đến khi vào khoảng năm 46 trước công nguyên, hoặc cách đây khoảng 2.000 năm, lịch chưa được tổ chức ổn định! Thoạt tiên, lịch chỉ có mười tháng. Mội tháng được đặt tên theo một số. Một năm luôn được bắt đầu vào tháng Ba và kết thúc vào tháng Mười Hai. Thậm chí người La Mã không tính những tháng này mà bây giờ chúng ta gọi là tháng Một và tháng Hai. Họ không coi nó là một phần trong năm. Nhưng, thời gian sau, một trong những hoàng đế đã chia ra thời gian không được tính này.

 Ông đặt tên cho nó và bắt đầu tính trên lịch. Nên về sau, những tháng được đặt tên theo chữ số không còn phải sửa nữa!

Những chuyên viên về lịch luôn không theo những luật lệ về lịch một cách chu đáo. Các quan chức của chính quyền La Mã đôi khi thay đổi độ dài của ngày và tháng để duy trì địa vị của mình được lâu hơn! Sau một thời gian, lịch chính của La Mã gặp rắc rối. Thậm chí nó không theo đúng các mùa nữa.

Về sau, hoàng đế La Mã Julius Caesar điều chỉnh lại. Ông thiết kế một cuốn lịch được cải tiến. Ông đã thay đổi và thiết kế cuốn lịch bằng ba cách chính.

* Thứ nhất, lịch của Caesar dựa theo năm tính theo hệ mặt trời của người Ai Cập. Đây là việc quan trọng vì nó được thiết lập năm La Mã đúng 365 ngày.
* Thứ hai, Julius đổi ngày bắt đầu chính thức của một năm từ tháng Ba thành ngày 1 tháng Một.
* Thứ ba, Julius đổi độ dài của những tháng theo cách mà ngày nay chúng ta biết.
Hầu hết các quốc gia vào thời đó bắt đầu sử dụng lịch mới này. Nó được gọi là lịch Julius.
Có một sự thay đổi rất quan trọng ở lịch Julius. Năm tính theo hệ mặt trời là 365 ¼ ngày. Julius phải nghĩ cách để tính phần này, hoặc bỏ ¼ ngày.

Julius đã bổ sung một ngày phụ trội vào niên lịch. Ông công bố ngày phụ trội này được bổ sung cứ bốn năm một lần. Đây là điều gì đó mà chúng ta vẫn giữ đến ngày hôm nay. Năm có ngày phụ trội được gọi là “năm nhuận”. ngày nay, chúng ta bổ sung ngày phụ trội này vào cuối tháng Hai.

Lịch Julius là một cải tiến lớn sớm hơn cho những cuốn lịch. Nhưng những cuốn lịch này rất khó thiết kế. Và lịch Julius vẫn còn đôi chút khiếm khuyết. Độ dài của niên lịch Julius ngắn mất 11 ½ phút. Điều nay nghe chừng chỉ là một lỗi tính toán nhỏ. Nhưng sau nhiều năm, lỗi tính toán nhỏ này bắt đầu tăng lên!
Cứ 400 năm thì 11 ½ phút này tăng lên tới trên ba ngày. Khắp thế giới vào năm 1582 bắt đầu xảy ra vấn đề phức tạp.

Năm 1582 lịch chính không sắp đặt đúng với những mùa. Nó chậm khoảng 10 ngày. Những ngày lễ tôn giáo như lễ Phục Sinh đã không diễn ra đúng theo mùa. Một nhà lãnh đạo Công Giáo, Đức Giáo Hoàng Gregory XIII, đã quyết định thiết đặt lại khiếm khuyết của lịch Julius. 


ĐGH Gregory giữ lại nhiều phần của lịch Julius. Nhưng Ngài đã thiết lập mới, những quy luật phức tạp hơn đối với năm nhuận. Lịch mới của Ngài được gọi là lịch Gregory. Phải mất một thời gian dài người dân trên toàn thế giới mới công nhận lịch Gregory. Nhưng giờ đây nó được phổ biến hầu hết ở mọi quốc gia. Một vài nền văn hóa và nhóm tôn giáo đã sử dụng những lịch khác cho nền văn hóa đặc biệt hay những ngày lễ nghỉ tôn giáo. Nhưng đối với những ghi chép chính thức, hầu hết các quốc gia sử dụng lịch Gregory.

Mà thậm chí lịch này cũng chưa được hoàn chỉnh. Lịch Gregory thiếu mất 26 giây của một năm dương lịch. Điều này muốn nói rằng cứ 3.300 năm lịch chính sẽ khác với lịch tính theo hệ mặt trời là một ngày. Khi điều đó xảy ra, thế giới của chúng ta lại phải sắp xếp lịch một lần nữa!


Sưu Tầm

No comments:

Post a Comment