Thám hiểm khu mồ chôn tập thể
Nhà ông Lợi ngay gần pháo đài. Nhưng khi chúng tôi đề nghị ông dẫn đường vào trong pháo đài, ông nhất quyết từ chối. Một hồi lâu, ông mới miễn cưỡng nhận lời. “Các anh phải chuẩn bị mỗi người một chiếc đèn pin thật sáng nhé. Trong ấy tối lắm đấy”. Nói rồi ông vào trong nhà cầm thêm chiếc dao găm để tự trấn an khi dẫn chúng tôi vào thăm pháo đài.
Mon men theo mỏm đồi được mấy trăm mét, hiện ra trước mặt chúng tôi là
những tảng bêtông lớn nằm ngổn ngang, nghiêng ngả như sắp lăn xuống. Ông
Lợi chỉ tay lên bảo: “Đấy là cửa chính của pháo đài. Ngày xưa nó bị
hàng tấn thuốc nổ tàn phá nên giờ mới ngổn ngang thế này”.
Nhà ông Lợi ngay gần pháo đài. Nhưng khi chúng tôi đề nghị ông dẫn đường vào trong pháo đài, ông nhất quyết từ chối. Một hồi lâu, ông mới miễn cưỡng nhận lời. “Các anh phải chuẩn bị mỗi người một chiếc đèn pin thật sáng nhé. Trong ấy tối lắm đấy”. Nói rồi ông vào trong nhà cầm thêm chiếc dao găm để tự trấn an khi dẫn chúng tôi vào thăm pháo đài.
Lối vào pháo đài |
Vừa cẩn thận luồn mình qua những khe hở giữa các tảng bê tông lớn, vừa
rùng mình sợ hãi, cuối cùng chúng tôi cũng đến được cửa pháo đài. Giữa
mùa hè oi ả, khi nhìn xuống cửa pháo đài, từng luồng gió mát lạnh phả
vào mặt chúng tôi, ớn lạnh. Cửa chui xuống phía dưới pháo đài sâu hút
hút. Bởi vậy chúng tôi tìm đủ cách nhưng không thể xuống được pháo đài ở
cửa chính này.
Chúng tôi theo lời ông Lợi đi tìm những cửa phụ khác để xuống phía dưới pháo đài. Sau một hồi tìm kiếm, thấy thêm một số cửa, tuy nhiên cửa thì bị vùi lấp bởi đất đá, cửa thì quá sâu không thể xuống được. Cuối cùng, chúng tôi cũng tìm được một cửa chỉ sâu khoảng 4m, có thể nhảy xuống để chui vào sâu bên trong tầng hầm pháo đài.
Mỗi người một chiếc đèn pin, chúng tôi len vào tầng hầm của pháo đài sâu hun hút. Đường hầm được thiết kế theo hình mái vòm lớn, các bức tường có nhiều vết nứt lớn ngang dọc đan xen vào nhau. Ông Lợi giải thích, những vết nứt ấy là hậu quả của những trận bộc phá trước đây công phá pháo đài.
Càng vào sâu bên trong, chúng tôi càng rùng mình ớn lạnh. Ngửa mặt lên phía trên đường hầm, từng mảng bêtông lớn nham nhở, cảm tưởng như có thể rơi xuống đầu chôn vùi chúng tôi bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó là nỗi sợ mơ hồ về rắn rết, bom mìn còn sót lại... Nền hầm nhớt nháp, ẩm thấp. Thỉnh thoảng, tất cả lại giật thót mình vì vài cánh dơi thấy động vụt bay ra từ phía trong hầm tối.
Tiến sâu vào bên trong khoảng 40m, chúng tôi chỉ có thể di chuyển sang các đường hầm ngang dọc mà không thể tiến sâu hơn vì các cửa đường hầm đã bị lấp, bị sập. Cố gắng tìm đường xuống tầng hầm thứ 3 mãi, nhưng chúng tôi đành bất lực. Ông Lợi cho biết, hồi trước ông cũng đã thử tìm cửa xuống tầng hầm dưới nhưng không thể tìm ra.
Chúng tôi theo lời ông Lợi đi tìm những cửa phụ khác để xuống phía dưới pháo đài. Sau một hồi tìm kiếm, thấy thêm một số cửa, tuy nhiên cửa thì bị vùi lấp bởi đất đá, cửa thì quá sâu không thể xuống được. Cuối cùng, chúng tôi cũng tìm được một cửa chỉ sâu khoảng 4m, có thể nhảy xuống để chui vào sâu bên trong tầng hầm pháo đài.
Ông Nông Văn Lợi, người đi trước, dẫn đường lên pháo đài. |
Mỗi người một chiếc đèn pin, chúng tôi len vào tầng hầm của pháo đài sâu hun hút. Đường hầm được thiết kế theo hình mái vòm lớn, các bức tường có nhiều vết nứt lớn ngang dọc đan xen vào nhau. Ông Lợi giải thích, những vết nứt ấy là hậu quả của những trận bộc phá trước đây công phá pháo đài.
Càng vào sâu bên trong, chúng tôi càng rùng mình ớn lạnh. Ngửa mặt lên phía trên đường hầm, từng mảng bêtông lớn nham nhở, cảm tưởng như có thể rơi xuống đầu chôn vùi chúng tôi bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó là nỗi sợ mơ hồ về rắn rết, bom mìn còn sót lại... Nền hầm nhớt nháp, ẩm thấp. Thỉnh thoảng, tất cả lại giật thót mình vì vài cánh dơi thấy động vụt bay ra từ phía trong hầm tối.
Tiến sâu vào bên trong khoảng 40m, chúng tôi chỉ có thể di chuyển sang các đường hầm ngang dọc mà không thể tiến sâu hơn vì các cửa đường hầm đã bị lấp, bị sập. Cố gắng tìm đường xuống tầng hầm thứ 3 mãi, nhưng chúng tôi đành bất lực. Ông Lợi cho biết, hồi trước ông cũng đã thử tìm cửa xuống tầng hầm dưới nhưng không thể tìm ra.
Nỗi ám ảnh rắn rết, ma quái
Pháo đài Đồng Đăng là nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt, là mồ chôn của hàng nghìn người. Theo các tài liệu lịch sử, khi Nhật tiến vào Đông Dương qua đường Lạng Sơn (năm 1940) và khi Nhật đảo chính Pháp (năm 1945), pháo đài Đồng Đăng chứng kiến những trận đánh ác liệt giữa quân Nhật và quân Pháp, thương vong của binh lính hai bên rất nặng nề.
Trong chiến tranh năm 1979, tại pháo đài Đồng Đăng, quân dân ta đã cầm chân được quân địch gần 10 ngày, phá tan kế hoạch đánh nhanh của địch. Trong những trận chiến ác liệt đó, thương vong của cả quân dân ta và quân địch đều rất lớn. Điều đáng đau buồn là nhiều dân thường bao gồm cả trẻ con và người già khi chui vào đây tránh bom đạn của kẻ thù cũng không tránh khỏi số phận thảm khốc.
Những khối bêtông đổ vỡ ngổn ngang là hậu quả của những trận đánh bộc phá. |
Ông
Lợi kể: “Vào năm 1995, tôi từng thắp đuốc chui vào pháo đài. Chân tôi
dẫm lên trên những bộ xương kêu lạo xạo. Dưới ánh lửa lập lòe, tôi thấy
đầy những xương xẩu, đầu lâu to nhỏ nhiều kích cỡ. Vài ngày sau tôi bị
ốm, trong cơn miên man, tôi thường giật nảy mình vì những cơn ác mộng.
Tôi hay mơ thấy có một chú bé cứ níu quần tôi kéo lại. Sau đó, tôi được
các bà then, thầy mo phán rằng, tôi ốm đau là do bị hồn ma không nơi
nương tựa quyến luyến(?!)”. Câu chuyện “hồn ma” nhập vào ông Lợi làm xôn
xao dư luận cả thị trấn Đồng Đăng trong một thời gian dài, nói đến ai
cũng biết.
Năm 2006, bộ đội Quân khu 2 đã có đợt thu lượm hài cốt tại pháo đài Đồng Đăng. Sau hàng tuần khai quật, bộ đội ta chỉ thu lượm được khoảng 30 bộ hài cốt. Hài cốt quân ta được gói bằng vải đỏ, quân địch gói bằng vải đen, còn dân thường thì gói bằng vải vàng. Trong đợt thu lượm, bộ đội cũng phát hiện hai bộ hài cốt mà kích thước của bộ xương to và dài hơn những bộ xương khác. Theo dự đoán thì đó có thể là hài cốt quân lính người Pháp ngày xưa tử trận tại đây.
Năm 2006, bộ đội Quân khu 2 đã có đợt thu lượm hài cốt tại pháo đài Đồng Đăng. Sau hàng tuần khai quật, bộ đội ta chỉ thu lượm được khoảng 30 bộ hài cốt. Hài cốt quân ta được gói bằng vải đỏ, quân địch gói bằng vải đen, còn dân thường thì gói bằng vải vàng. Trong đợt thu lượm, bộ đội cũng phát hiện hai bộ hài cốt mà kích thước của bộ xương to và dài hơn những bộ xương khác. Theo dự đoán thì đó có thể là hài cốt quân lính người Pháp ngày xưa tử trận tại đây.
Đường hầm trong pháo đài rất tối, rùng rợn |
Pháo đài Đồng Đăng được xây dựng rất vững chãi |
Điều làm cho người dân Đồng Đăng ai cũng rùng mình khi nghĩ tới chuyện chui xuống pháo đài, theo ông Lợi cũng như nhiều người dân ở Đồng Đăng, là vì hiện nay trong pháo đài vẫn còn nhiều hài cốt, xương xẩu bị chôn vùi dưới các lớp đất đá, bêtông cốt thép, sâu hàng chục mét, rộng hàng trăm mét. Không rõ thực hư thế nào, nhưng đây là nguyên nhân chính dẫn đến những đồn thổi ma quái về pháo đài Đồng Đăng.
Ông Hoàng Văn Niềm (Khu Pá Phiêng, thị trấn Đồng Đăng) kể, trước đây khu vực pháo đài này còn có hai con trăn rất to. Vào sáng sớm, đồng ruộng phía dưới pháo đài thường xuất hiện rõ ràng những đường trườn lớn uốn lượn giữa ruộng làm cây lúa ngả dạt sang hai bên. Người dân đoán chắc đó chính là đường đi của những con trăn lớn này.
Còn ông Lợi thì quả quyết, cách đây gần 10 năm, khi ông đi phơi sắn trên pháo đài đã nhìn thấy da con trăn lột xác để lại, dài khoảng 6 - 7m. Ông Lợi cho biết thêm, vào những ngày trời nắng, dân chuyên đi săn rắn đi quanh pháo đài Đồng Đăng trong một buổi trưa có thể bắt được 4, 5 con rắn khác nhau.
Có lẽ chính vì sự hoang phế của pháo đài mà người dân nơi đây đã thêu dệt nên những câu chuyện rắn rết, ma quỷ rùng rợn như vậy.
GDVN
No comments:
Post a Comment