Dù Hoa Kỳ vừa ra luật mới, có hiệu lực từ 26 Tháng Giêng, sẽ phạt nặng
những ai mở khóa (unlock) điện thoại di động, một số người dân và chủ
tiệm điện thoại tại Little Saigon cho rằng luật này “không nhằm nhò gì.".
Người phạm luật này có thể bị phạt đến
$500,000, hoặc 5 năm tù, cho lần đầu vi phạm. Nếu tái phạm, tiền phạt
là $1,000,000, hoặc 10 năm tù. Luật áp dụng cho điện thoại di động bán
sau ngày 26 Tháng Giêng.
Tuy tiền phạt và thời gian tù nặng như vậy, đa số người có sử dụng dịch vụ mở khóa điện thoại không hề tỏ ra lo lắng.
“Nhằm nhò gì ba cái luật này. Việt Nam mình không có ngán gì đâu,” anh Duy Ngô, cư dân Westminster, nói với nhật báo Người Việt. “Phải xui lắm mới bị bắt, mà nếu có bị bắt thì nói tại mình vô tình không biết thôi.”
“Chẳng ai sợ đâu,” anh Duy khẳng định.
Có lẽ anh đúng, vì chỉ cần đến các tiệm ở Little Saigon có dịch vụ sửa chữa điện thoại, người ta sẽ thấy nhiều khách hàng vẫn đến nhờ mở khóa điện thoại, hoặc cài đặt nhiều chương trình miễn phí khác, mà luật đã cấm.
Tại Mỹ, nhiều công ty cung ứng dịch vụ điện thoại hợp tác với các công ty sản xuất điện thoại để hầu như độc quyền một số mẫu mã điện thoại trên thị trường, nhằm giữ chân khách hàng sử dụng dịch vụ của họ, ví dụ như AT&T với iPhone của Apple, hay T-Mobile với Samsung Galaxy. Khi ký hợp đồng và mua điện thoại, người tiêu dùng sẽ được trao cho loại điện thoại đã khóa (locked) nên chỉ xài được dịch vụ của hãng mà mình ký hợp đồng.
Một tiệm điện thoại tại góc đường Bolsa và Ward treo thông cáo bằng Anh ngữ và Việt ngữ về luật mới cấm mở khóa điện thoại. (Hình: Thiên An/Người Việt)
Tuy nhiên, không ít người tiêu dùng thích kiểu điện thoại của hãng này, nhưng lại muốn sử dụng dịch vụ điện thoại của hãng khác, nên tìm cách mở khóa điện thoại của họ. Bên cạnh một số người tiêu dùng “biết cách” mở khóa điện thoại cho chính mình, nhiều người tìm đến các cửa hàng bán điện thoại của người Việt tại Little Saigon, nơi có cung cấp dịch vụ này, để nhờ mở khóa.
Ông Nguyễn Trường, một chủ tiệm điện thoại tại góc đường Bolsa và Ward, Westminster, cho biết: “Ða số khách hàng ở đây đến unlock điện thoại, thường là của AT&T hay T-mobile, là để mang về Việt Nam cho người thân, để người ở Việt Nam xài 'sim' của hãng nào cũng được.”
Về luật mới cấm mở khóa điện thoại, ông Trường lắc đầu, nói: “Luật sẽ chẳng làm được gì hết.”
Có nhiều lý do để giải thích cho kết luận trên của ông Trường.
Thứ nhất, theo lời ông, khách hàng đến nhờ mở khóa điện thoại chỉ cần nói là mua trước ngày 26 Tháng Giêng, là sẽ được mở khóa.
Thứ hai, nếu bị từ chối dịch vụ mở khóa điện thoại tại tiệm, người tiêu dùng có thể tự mày mò trên mạng để tìm các nhu liệu giải mã khóa. Tuy đây là một hành động trái luật, cũng như việc giải mã các chương trình ứng dụng cho điện thoại và tablet, số người vẫn thực hiện điều này là không nhỏ.
“Chỉ cần google, hàng chục trang mạng sẽ hiện ra hướng dẫn cách mở khóa điện thoại,” anh Duy Ngô cho biết.
Ðiều đáng nói nhất là sự chống đối mạnh mẽ của người dân có thể khiến luật cấm mở khóa sớm bị hủy bỏ. Và người tiêu dùng đã ký một thỉnh nguyện thư yêu cầu chính quyền hủy bỏ luật này. Từ ngày 24 đến 30 Tháng Giêng, có gần 43,000 người ký tên xin bỏ luật cấm mở khóa điện thoại.
“Thật không thể chấp nhận được. Vậy ai là người sở hữu thực sự cái điện thoại của tôi?” ký giả Derek Khanna viết trong bài báo “Ðiều luật kỳ quặc nhất năm 2013: Mở khóa điện thoại bây giờ là phạm pháp.”
Ông Khanna cũng đề cập đến việc luật này do Thư Viện Quốc Hội đề ra, và được Quốc Hội Mỹ thông qua, không khảo sát ý kiến của người dân.
“Không người tiêu dùng nào muốn một điều luật như thế này cả,” ông Khanna khẳng định.
Với suy nghĩ tương tự, ông Nguyễn Trường nói: “Luật này chỉ làm lợi cho các hãng điện thoại.”
Ông Trường, cũng như nhiều người khác khắp các tiểu bang Hoa Kỳ, đã ký tên vào thỉnh nguyện thư xin hủy bỏ luật cấm mở khóa điện thoại. Nếu ước tính dựa theo số người đã tham gia, thỉnh nguyện thư sẽ được Tòa Bạch Ốc xem xét trong vài ngày tới, khi có được 100,000 chữ ký.
Từ nay cho đến ngày 23 Tháng Hai, người dân có thể ký tên hoặc theo dõi thỉnh nguyện thư trên tại trang mạng: https://petitions.whitehouse.gov/petition/make-unlocking-cell-phones-legal/1g9KhZG7
Tuy tiền phạt và thời gian tù nặng như vậy, đa số người có sử dụng dịch vụ mở khóa điện thoại không hề tỏ ra lo lắng.
“Nhằm nhò gì ba cái luật này. Việt Nam mình không có ngán gì đâu,” anh Duy Ngô, cư dân Westminster, nói với nhật báo Người Việt. “Phải xui lắm mới bị bắt, mà nếu có bị bắt thì nói tại mình vô tình không biết thôi.”
“Chẳng ai sợ đâu,” anh Duy khẳng định.
Có lẽ anh đúng, vì chỉ cần đến các tiệm ở Little Saigon có dịch vụ sửa chữa điện thoại, người ta sẽ thấy nhiều khách hàng vẫn đến nhờ mở khóa điện thoại, hoặc cài đặt nhiều chương trình miễn phí khác, mà luật đã cấm.
Tại Mỹ, nhiều công ty cung ứng dịch vụ điện thoại hợp tác với các công ty sản xuất điện thoại để hầu như độc quyền một số mẫu mã điện thoại trên thị trường, nhằm giữ chân khách hàng sử dụng dịch vụ của họ, ví dụ như AT&T với iPhone của Apple, hay T-Mobile với Samsung Galaxy. Khi ký hợp đồng và mua điện thoại, người tiêu dùng sẽ được trao cho loại điện thoại đã khóa (locked) nên chỉ xài được dịch vụ của hãng mà mình ký hợp đồng.
Một tiệm điện thoại tại góc đường Bolsa và Ward treo thông cáo bằng Anh ngữ và Việt ngữ về luật mới cấm mở khóa điện thoại. (Hình: Thiên An/Người Việt)
Tuy nhiên, không ít người tiêu dùng thích kiểu điện thoại của hãng này, nhưng lại muốn sử dụng dịch vụ điện thoại của hãng khác, nên tìm cách mở khóa điện thoại của họ. Bên cạnh một số người tiêu dùng “biết cách” mở khóa điện thoại cho chính mình, nhiều người tìm đến các cửa hàng bán điện thoại của người Việt tại Little Saigon, nơi có cung cấp dịch vụ này, để nhờ mở khóa.
Ông Nguyễn Trường, một chủ tiệm điện thoại tại góc đường Bolsa và Ward, Westminster, cho biết: “Ða số khách hàng ở đây đến unlock điện thoại, thường là của AT&T hay T-mobile, là để mang về Việt Nam cho người thân, để người ở Việt Nam xài 'sim' của hãng nào cũng được.”
Về luật mới cấm mở khóa điện thoại, ông Trường lắc đầu, nói: “Luật sẽ chẳng làm được gì hết.”
Có nhiều lý do để giải thích cho kết luận trên của ông Trường.
Thứ nhất, theo lời ông, khách hàng đến nhờ mở khóa điện thoại chỉ cần nói là mua trước ngày 26 Tháng Giêng, là sẽ được mở khóa.
Thứ hai, nếu bị từ chối dịch vụ mở khóa điện thoại tại tiệm, người tiêu dùng có thể tự mày mò trên mạng để tìm các nhu liệu giải mã khóa. Tuy đây là một hành động trái luật, cũng như việc giải mã các chương trình ứng dụng cho điện thoại và tablet, số người vẫn thực hiện điều này là không nhỏ.
“Chỉ cần google, hàng chục trang mạng sẽ hiện ra hướng dẫn cách mở khóa điện thoại,” anh Duy Ngô cho biết.
Ðiều đáng nói nhất là sự chống đối mạnh mẽ của người dân có thể khiến luật cấm mở khóa sớm bị hủy bỏ. Và người tiêu dùng đã ký một thỉnh nguyện thư yêu cầu chính quyền hủy bỏ luật này. Từ ngày 24 đến 30 Tháng Giêng, có gần 43,000 người ký tên xin bỏ luật cấm mở khóa điện thoại.
“Thật không thể chấp nhận được. Vậy ai là người sở hữu thực sự cái điện thoại của tôi?” ký giả Derek Khanna viết trong bài báo “Ðiều luật kỳ quặc nhất năm 2013: Mở khóa điện thoại bây giờ là phạm pháp.”
Ông Khanna cũng đề cập đến việc luật này do Thư Viện Quốc Hội đề ra, và được Quốc Hội Mỹ thông qua, không khảo sát ý kiến của người dân.
“Không người tiêu dùng nào muốn một điều luật như thế này cả,” ông Khanna khẳng định.
Với suy nghĩ tương tự, ông Nguyễn Trường nói: “Luật này chỉ làm lợi cho các hãng điện thoại.”
Ông Trường, cũng như nhiều người khác khắp các tiểu bang Hoa Kỳ, đã ký tên vào thỉnh nguyện thư xin hủy bỏ luật cấm mở khóa điện thoại. Nếu ước tính dựa theo số người đã tham gia, thỉnh nguyện thư sẽ được Tòa Bạch Ốc xem xét trong vài ngày tới, khi có được 100,000 chữ ký.
Từ nay cho đến ngày 23 Tháng Hai, người dân có thể ký tên hoặc theo dõi thỉnh nguyện thư trên tại trang mạng: https://petitions.whitehouse.gov/petition/make-unlocking-cell-phones-legal/1g9KhZG7
No comments:
Post a Comment