Một trí thức Mỹ vừa có bài nói nước Việt Nam cộng sản ‘thắng Mỹ’ để rồi lại muốn ‘giống Mỹ’ về kinh tế và cũng đang gặp đầy vấn đề từ nợ tín dụng tới thất nghiệp.
Phó Giáo sư Gary McDonnell từ Đại học North Michigan (NMU) có bài
ngắn trên báo ở Mỹ chia sẻ quan điểm của ông về quan hệ Mỹ –
Việt thông qua mấy chiếc ghế ‘Made in Vietnam’ vợ chồng ông mua
về nhà ở Hoa Kỳ qua mạng Amazon.com.
Lấy đó là ý ẩn dụ cho quan hệ
tình cảm của người Mỹ với nước Việt Nam thông qua cuộc chiến
tranh và nay là kinh tế, ông McDonnell đặt câu hỏi vậy nước Việt
Nam ngày nay là gì.
“Việt Nam nay là tư bản hay cộng sản?”
Ông nói ông tự tìm hiểu một chút, và nhận xét Việt Nam không thuộc loại nào.
“Sau chiến tranh, những người cộng sản
Việt Nam lập ra chế độ kiểm soát tài sản và thương mại hà
khắc, gây ra hậu quả là đói nghèo lan ra, và sự đau khổ của
người dân Việt Nam...”
“Giới có học bỏ nước ra đi. Và phải đến
thập niên 1990 chính quyền mới mời gọi đầu tư nước ngoài và
có động thái tiến dần đến tự do hóa kinh tế.”
'Tư bản bè phái'
"Vì việc áp dụng luật tùy tiện, đầu tư nước ngoài trở nên ngần ngại, và thanh niên ngày càng khó kiếm việc"
Thế nhưng, theo ông Gary McDonnell, tiến sỹ môn kinh tế học, thì thể chế chính trị Việt Nam vẫn là cộng sản.
“Nước này vẫn là cộng sản, vẫn ngăn chặn
ngôn luận và báo chí, và có một khu vực kinh tế lớn là do
nhà nước nắm,”
Ông trích báo New York Times nhận xét rằng
các vấn đề của Việt Nam là của một thứ "chủ nghĩa tư bản bè
phái với ít nhiều màu sắc cộng sản".
Nhưng giống như ở Trung Quốc, chính quyền cho tư nhân làm chủ một số khu vực doanh nghiệp.
Nhờ kinh tế cởi mở hơn, người dân Việt Nam
được hưởng lợi nhưng nhiều vấn đề mang tính thể chế cũng
xuất hiện và trở nên ngày một nghiêm trọng.
Ngoài các vụ đầu cơ địa ốc, xây cất bất
động sản, nay mức nợ không trả nổi trong khu vực kinh tế nhà
nước cho thấy "nguồn tài nguyên vẫn bị kiểm soát bởi chính
phủ tham nhũng và bất tài", theo tiến sỹ McDonnell.
"Vì việc áp dụng luật tùy tiện, đầu tư nước ngoài trở nên ngần ngại, và thanh niên ngày càng khó kiếm việc."
Theo ông, hóa ra câu chuyện cũng khá quen
thuộc với người Mỹ khi chính họ cũng gặp cảnh nợ tín dụng,
cứu trợ tài chính, thất nghiệp và đầu tư sai mấy năm qua.
Đây là điểm trớ trêu, theo Gary McDonnell,
vì "dù đã 'chiến thắng' nhưng người Việt Nam lại cuối cùng đi
ôm vào một hệ thống kinh tế với các vấn đề chẳng mấy khác
của Hoa Kỳ.
BBC
No comments:
Post a Comment