Người thì mang theo ghế, người cầm theo xấp báo, tràn ra lòng lề đường, ngồi kín cả dưới chân cầu vượt.
Hồ Gươm ngập trong rác sau đêm giao thừa
Trong không khí Tết còn quanh quất, những ngày đầu năm còn đương mới,
già trẻ lớn bé nam thanh nữ tú chắp tay thành kính, khấn nguyện và mong
cầu một năm phúc lộc, nếu nhỡ có bị sao xấu chiếu mạng thì xin ơn trên
vuốt ve che chở cho nhẹ đi chữ tai ương hết ba trăm sáu mươi lăm ngày
trước mắt.
Theo lời giáo sư tiến sĩ Nguyễn Trường Tiến, hội viên ASEAN Academy
Of Engineering And Technology AAET, Viện Hàn Lâm Kỹ Thuật Và Công Nghệ
ASEAN, từng dày công nghiên cứu về thiên văn lý số theo phương pháp
khoa học, dâng sao giải hạn đầu năm là một tục lệ nằm trong truyền thống
dân gian và tín ngưỡng lâu đời của người Việt mà không ai có thể phủ
nhận:
Mỗi một năm là mỗi người có một vì sao chiếu vào người mình. Sao
đấy có thể là sao La Hầu chẳng hạn, thì người đấy bị rất nhiều điều
tiếng thị phi. Người bị sao Thái Bạch chiếu thì năm đấy mất rất nhiều
tiền. Sao Kế Đô chiếu thì hay gặp rủi ro vận hạn và mất tình. Đấy là ba
sao chính gây hại cho con người. Đầu năm mọi người đi dâng sao giải hạn
để mong tránh tai họa của sao đấy chiếu vào mình.
Nhưng dẫu có đi vái tứ phương để cầu an cầu phước mà thiếu cái tâm hướng thiện thì không thể có điều lành được:
Tất nhiên đấy là đức tin của mỗi người, những người đi dâng sao giải hạn mà ngồi chật ra đường như thế thì
người ta tin là người ta giải được hạn. Niềm tin của mỗi người thì mình
không dám bình luận, chỉ có điều là xin ai giải hạn cho mình? Và thứ
hai là mình có thật tử tế hay không? Bây giờ mình giải hạn mà mình không
tử tế không có tâm có đức thì làm gì có cụ nào Phật với thần thánh nào
mà giúp cái người không tử tế. Một ông ăn trộm ăn cắp thường xuyên, tham
lam thường xuyên, tham những thường xuyên thì chẳng có ai giải hạn cho
ông ấy cả mà chắc chắn theo qui luật của nhân quả là ông ấy không thể giải
hạn được khi ông ấy vẫn ăn cắp, ăn trộm, nói láo nói lếu và tham nhũng.
Xây dựng ý thức giữ vệ sinh chung là cả một quá trình
Thật ra, trong mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay, Thanh Trúc
không có ý đào sâu chuyện sao hạn mà muốn đề cập đến một vấn đề khác, đó
là thói xả rác bừa bãi ngoài đường phố, những chốn tôn nghiêm, những
nơi công cộng… tức những chỗ không phải là nhà của mình.
Báo chí trong nước cho biết sau buổi lễ dâng sao giải hạn hôm mùng
Tám Tết, dù đã có thông báo đủ lộc phát cho mọi người, hàng ngàn người
vẫn ào ào chen lấn nhau xin lộc rồi ùn ùn kéo nhau ra về mà chẳng buồn
nhặt rác hay giấy báo vương vãi đầy long và lề đường.
Trên Internet, nhiều người đọc chia sẻ sau khi đọc bài báo rằng đây
là hiện tượng thiếu văn hóa, vô ý thức, dân trí kém quá, từng ấy người
với từng ấy rác bỏ ngỗn ngang là một cảnh tượng khó coi, rằng trong đám
đông hàng nghìn ấy chắc có lắm kẻ từng chê bai kẻ khác vô ý thức nhưng
khi đến lượt mình thì cũng vô ý thức như thế.
Bạn Ánh, cư dân Hà Nội, hiện làm việc ở Saigon, nhận xét:
Thực ra trong vấn đề giáo dục ý thức rồi giữ gìn vệ sinh chung là
cả một quá trình. Thông thường mọi người chỉ biết riêng cái phần nào đó
của mình và chưa thật để ý chưa có ý thức cao giữ gìn vệ sinh chung thì
cũng là vấn đề dân trí rồi cuộc sống xã hội của mình. Song đây mình phải
thấy rõ là trong cả ngàn con người chỉ cần 10% xả rác thôi thì đó cũng
là khá nhiều cũng làm bừa bộn hết rồi, nhưng không thể nói cả ngàn con
người đó đều thiếu văn hóa cả. Hoặc là một thói quen hoặc là lễ hội đó
đã không tổ chức không chuẩn bị đủ thùng rác cho người ta.
Cũng người Hà Nội, anh Thắng, có mặt và chứng kiến cảnh tượng sau lễ
dâng sao giải hạn trước tổ đình Phúc Khánh, nói rằng chen lấn, xô đẩy, xả rác bừa là chuyện bình thường của người mình:
Nếu mà nhận xét thì cả nước mình cái hiện trang chung đều thế cả,
không chỉ riêng người dân mà cả tầng lớp quan lại. Cách đây ba bốn năm
về trước khi người ta bắt đầu khôi phục lại việc khai ấn đền Trần ngày
rằm tháng Giêng, thì những quan chức chính quyền của tỉnh của trung
ương, là những người được đứng gần khu vực ấy, thì họ đã tranh nhau,
giành nhau, dẫm đạp lên nhau để nhặt những tờ giấy đã đóng ấn đấy. Tức
là tầm cỡ quan chức các ông mà còn tranh nhau như thế huống hồ người
dân.
Về chuyện xả rác tại nơi công cộng hay chốn tôn nghiêm thì sao:
Không chỉ riêng đền Phúc Khánh mà cả đền Bà Chúa Kho này, đền Cổ
Loa này…đại khái những điểm linh thiêng ở mình, thì cái việc người ta
đứng dậy mà không dọn lại chỗ ngồi thì cũng bình thường, người ta quen
rồi. Ở tất cả các nơi ở Việt Nam chứ không riêng miền Bắc, không có lễ
hội nào mà người dân lại không bày rác. Mặc dù người ta rất thành kính
đến cửa Phật mà ăn uống xong người ta ném rác xuống hồ, ném rác xuống vị
trí mình đang đứng, và đốt vàng mã thì vô tội vạ. Cái việc xả rác là
hành động vô ý thức của người dân mà biểu hiện ra ngoài thì đấy là sự vô
văn hóa trong suốt một thời kỳ dài. Cả nước Việt Nam chỗ nào cũng thế,
cơ bản là ý thức kém, xưa giờ vẫn thế và thành thói quen thành rất khó
bỏ.
Tại Sài Gòn, nơi có những đền miếu lịch sử như Lăng Ông, tức lăng Tả
Quân Lê Văn Duyệt nổi tiếng mà người người lũ lượt đi lễ giao thừa xin
lộc đầu năm, cảnh tượng chen lấn và xã rác bừa phứa là nỗi khổ tâm mỗi
năm của ban tổ chức.
Theo một người trong đội nghi lễ thành phố, chị Diễm, giáo viên,
thành viên trong Ban Quí Tế lăng Lê Văn Duyệt và cũng là thành viên
trong Ban Quản Lý lăng Võ Di Nguy, chuyện đừng xả rác nơi tôn nghiêm lẽ
ra phải là ý thức cơ bản mà không phải đợi ai nhắc:
Mía sâu có đốt, nhà dột có nơi, truyền thống nghi lễ của mình rất
tốt đẹp nhưng vẫn không thoát khỏi tình trạng đó. Không phải riêng lăng
Lê Văn Duyệt riêng lăng Võ Di Nguy mà tất cả Chùa Ông Chùa Bà hay ngoài
đường phố đều có tình trạng đó.
Đó là ý thức văn hóa kém, chưa hòa nhập được với quốc tế.
Họ đứng dậy là rác rưởi tùm lum hết nên mới phải có những người như Ban
Quí Tế tụi mình đứng trực, không phải nhắc nhở họ lượm rác mà mình lượm
rác. Giữ gìn môi trường sạch và xanh là giữ gìn chung cho mọi người, họ
xả rác mình phải cho nhân viên quét liên tục, lượm rác liên tục. Họ thắp
nhang một cách bừa bãi thì mình phải cho nhân viên nhắc nhở, và mình
nhắc nhở họ nơi tôn nghiêm làm ơn đừng xả rác. Nhiều khi người ta quên
người ta liệng cái rụp xuống mình cũng thôi nhẹ nhẹ đi lượm bỏ thùng rác
cho rồi.
Sau buổi lễ là tụi mình còn phải đi nhặt rác hay là nhân viên vệ
sinh phải đi nhặt rác. Buồn dữ lắm, cứ lắc đầu trời người Việt Nam mình
chưa hòa nhập được với thế giới về vấn đề giữ sách môi trường xung
quanh. Nói thẳng một cái lễ hội hoa xuân mà đi trên đường nó rác nhiều
dữ lắm.
Không riêng người Việt bối rối mà có lúc người nước ngoài cũng đôi
lúc ngạc nhiên trước hành động vất xả giấy rác tại chỗ rất chi là vô tư
và vô tội vạ của du khách Việt Nam:
Ở Bangkok có luật cấm xả rác bừa bãi với qui định hai nghìn baht
Thai tiền phạt đối nếu bị bắt quả tang liệng rác ra đường. Chính vì thế
thủ đô Bangkok của chúng tôi tương đối sạch sẽ, nhất là khu vực trung
tâm.
Đó là lời một người dân Thái Lan, nơi hàng chục ngàn du khách Việt từ
trong nước bay qua đón Tết Quí Tị bên cạnh người Hongkong, Trung Quốc
và Đài Loan.
Tại sao người bạn Thái Lan này phát biểu như vậy? Mời quí vị nghe anh ta kể tiếp:
Có lần tại phi trường quốc tế Suvarnabhumi của Thái Lan, tôi và
bạn tôi gặp một nhóm du khách người Việt. Nhìn cách ăn mặc thì biết họ
là những người khá giả. Những người này ăn cái gì đó rồi điềm nhiên thả
giấy gói thức ăn xuống đất không một chút ngại ngùng. Sau đó họ bỏ đi
nơi khác.
Nếu chuyện xả rác lung tung bừa bãi của dân mình khiến người nước
ngoài kinh ngạc và người có ý thức trong nước cau mày khó chịu, thì
cũng không ít người tin tưởng rằng đây là một thói quen có thể dứt bỏ và
sửa đổi, chỉ cần một chút ý thức và khá nhiều chú ý, bên cạnh những qui
định những hình phạt nghiêm khắc.
Nếu người ta không thể tìm thấy rác trên đường hoặc đạp dẫm phải rác
rưởi ở những thành phố của Nhật Bản, Thái Lan, Nam Hàn hay Singapore thì
đó không phải là phép lạ mà vì ý thức vệ sinh cao. Ý thức này, những
người lên tiếng trong bài hôm nay tin tưởng là người mình cũng có thể
đạt được:
Việt Nam đang áp dụng đấy, thì dụ sang nay mình lên Suối Tiên dự
lễ, mình thấy có những hình thức phạt , người ta ghi rõ rằng là nếu xã
rác bừa bãi thì phạt một trăm ngàn và mình nghĩ rằng trong tương lai vấn
đề xả rác bừa bãi đó ngày một ngày hai sẽ bị phạt nặng giống như là bây
giờ phạt về luật giao thông.
Nhưng mà Việt Nam mình nó có khác nước ngoài ở chỗ là người nước
ngoài khi nói phạt thì họ biết liền là phạt, còn Việt Nam mình phải ghi
câu phạt đó rồi nhà nước từ từ một thời gian mới bắt đầu phạt.
Trong lúc chị Diễm nói về hình thức phạt, bạn Ánh ở Hà Nội cũng đồng ý
nên phạt nhưng mặt khác phải chú trọng mặt giáo dục và cần có thời
gian:
Từng gia đình phải cùng nói với nhau, cùng nhắc nhở nhau để giữ
gìn vệ sinh và tạo thành cái ý thức. Cái xây dựng đó phải hàng thập niên
chứ cái chuyện làm theo từng đợt từng phong trào không thì chưa chắc nó
đã là thiết thực.
Anh Thắng, từng có cơ hội đi đến nhiều nước ở Đông Nam Á, cho rằng
phạt tiền về tội xả rác bừa bãi cũng là một hình thức kỹ luật cần thiết:
Mình chỉ có thể uốn nắn dần dần bằng cách giáo dục và bằng cách
phạt. Hạn chế xả rác không phải tự nhiên người ta làm được mà phải nâng
cao ý thức của người dân và bằng biện pháp chế tài thật mạnh. Singapore
chẳng hạn, người xả rác nơi công cộng có thể bị phạt hoặc lao động công
ích. Đánh vào đồng tiền tức đánh vào dạ dày thì người ta sẽ dè dặt hơn
trong việc xả rác về sau. Chỉ có thế thôi chứ ngay lập tức mà thay đổi
được hành động xả rác thì hơi khó.
Vừa rồi là câu chuyện rất thường thức về việc không được xả rác nơi
công cộng hay chốn tôn nghiêm hoặc bất cứ nơi nào ngoài đường phố.
Xin quí vị cho Thanh Trúc biết thay đổi nếp nghĩ về chuyện nên bỏ rác
vào thùng hay vất đại xuống đất là chuyện cấp thiết và dễ dàng hay là
khó khăn quá thành cứ từ từ hãy tính, không đi đâu mà vội, thoải mái xả
ra cho người khác dọn là được rồi?
No comments:
Post a Comment