Một ngày trong Đời Ivan Denisovich, tiểu thuyết kinh điển của
Solzhenitsyn, được xuất bản vào tháng này 50 năm trước. Câu chuyện
ngắn gọn đơn giản kể về người tù cố gắng sống sót trong Gulag – hệ thống
trại cải tạo của Liên Xô – nay được coi là một trong những cuốn sách
nổi bật nhất thế kỷ 20.
"Trời vẫn tối, dù một luồng sáng
màu xanh lá đã bừng lên ở phía đông. Làn gió mảnh, gian trá lén lút tiến
về cùng hướng. Chẳng có khoảnh khắc nào tồi tệ hơn lúc anh phải có mặt
để xếp hàng trong đoàn người đi lao động buổi sáng. Trong bóng tối,
trong cái lạnh cứng người, mang theo bụng rỗng và cả ngày đang chờ phía
trước. Anh mất đi sức mạnh phát ngôn..."
Tháng 11/1962, cuốn truyện đã làm rung chuyển cả đất nước Xô Viết.
Alexander Solzhenitsyn miêu tả một ngày trong đời của tù nhân Ivan Denisovich Shukhov.
Nhân vật là hư cấu. Nhưng có cả triệu người như
ông ta – những người dân vô tội, cũng như chính tác giả, từng bị đẩy tới
Gulag trong làn sóng kinh hoàng thời Joseph Stalin.
Gulag
- Tên Gulag xuất phát từ chữ viết tắt của Tổng cục Lao Cải Liên Xô
- Khoảng 14 triệu người từng bị giam trong các trại này giai đoạn 1929 - 1953. Trong đó có 1.6 triệu người chết trong trại
- Các trại Gulag bắt đầu đóng cửa sau cái chết của Stalin năm 1953, chính thức chấm dứt năm 1960
Kiểm duyệt và nỗi sợ hãi đã cản trở sự thật về
những khu trại này tới được công chúng, riêng quyển này vẫn được in.
Liên Xô không bao giờ trở lại được như xưa.
“Chúng tôi hoàn toàn bị tách biệt khỏi thông
tin, và ông ta bắt đầu làm chúng tôi mở mắt,” nhà văn, nhà báo Vitaly
Korotich nhớ lại.
Cuộc sống trong trại từng là những điều “chẳng
dám nghĩ tới”, ông nói. “Tôi đọc đi đọc lại cuốn sách và tôi chỉ nghĩ
tới một điều đơn giản là ông ấy dũng cảm làm sao. Chúng tôi có rất nhiều
nhà văn nhưng chưa từng có người nào dũng cảm thế.”
Chính là lãnh đạo Xô Viết Nikita Khrushchev đã
phê chuẩn cho xuất bản tiểu thuyết của Solzhenitsyn, khoảng một thập
niên sau cái chết của Stalin.
Ông ta nghĩ rằng, cho phép cuốn sách về Gulag ra đời sẽ giúp hạ bệ sự tôn sùng Stalin. Nhưng chuyện không chỉ dừng ở đó.
“Sau khi xuất bản, không gì có thể kìm hãm được
nó,” Korotich kể lại. “Chúng tôi ngay lập tức nhận được bao nhiêu tài
liệu bị cấm xuất bản. Nhiều người từng trong tù bắt đầu nhớ lại thời kỳ
đó."
“Lúc đó không phải là thời của máy tính và máy
in. Sách được in trên giấy cuốn thuốc lá, là cách duy nhất để in được số
lượng lớn. Xô Viết bị phá hủy bởi thông tin, và chỉ một thông tin. Và
làn sóng này bắt đầu từ cuốn Một ngày của Solzhenitsyn.”
Theo tài liệu của ông ta thì Shukhov phải
vào đây vì âm mưu phản quốc. Ông ta đã thú nhận trong một cuộc điều tra –
phải, ông ta đã đầu hàng để phản bội lại đất nước và quay về từ trại tù
chiến tranh để thực hiện nhiệm vụ tình báo cho Đức. Nhiệm vụ này là gì,
cả Shukhov lẫn người thẩm tra ông ta cũng chẳng tưởng tượng được. Họ để
ngỏ nó ở đấy – chỉ là “một nhiệm vụ”. Các cậu trai của công tác phản
gián đánh ông rã người. Lựa chọn cũng đơn giản: đừng ký và mặc áo khoác
gỗ, hay là ký và sống lâu hơn được chút đỉnh...
Các nhà theo học thuyết cộng sản chủ nghĩa cố ẻm
đi vụ này. Nikita Khrushchev bị phế truất, các hoạt động phô bày tội ác
của Stalin bị ngừng, và đến năm 1974 Solzhenitsyn bị bắt và trục xuất.
Nhưng điều đó cũng không cứu được Liên Xô. Một khi Liên Xô tan rã, toàn bộ tội ác của Stalin trở nên rõ ràng.
Bên rìa Moscow, Anatoly Mordashev chỉ cho tôi thấy 13 nấm mộ tập thể trải dài khoảng một cây số trên cánh đồng.
Alexander Solzhenitsyn 1918 - 2008
Từng phục vụ xuất sắc ở Hồng binh trong Thế chiến II
Bị kết án tám năm lao động năm 1945 do viết chỉ trích về Stalin
Một số tác phẩm khác gồm có Cancer Ward and The Gulag Archipelago, ba tập truyện không hư cấu
Giải Nobel văn chương năm 1970
Tước quyền công dân Xô Viết và bị trục xuất năm 1974
Sống ở Hoa Kỳ tới năm 1994 rồi trở lại Nga từ đó
Bị kết án tám năm lao động năm 1945 do viết chỉ trích về Stalin
Một số tác phẩm khác gồm có Cancer Ward and The Gulag Archipelago, ba tập truyện không hư cấu
Giải Nobel văn chương năm 1970
Tước quyền công dân Xô Viết và bị trục xuất năm 1974
Sống ở Hoa Kỳ tới năm 1994 rồi trở lại Nga từ đó
Điều xảy ra ở đây, trường bắn Butovo, được giữ bí mật trong suốt hơn nửa thế kỷ.
Giữa tháng 8/1937 và tháng 10/1938, 20.760 phạm
nhân bị chuyển tới đây và bị cảnh sát mật của Stalin tử hình. Người
dân sống xung quanh được trả lời về tiếng súng nổ là do người ta tập
bắn.
Những người bỏ mạng ở đây là công nhân và nông
dân Xô Viết, là nhà khoa học và dân chơi thể thao, là kỹ sư và nhân viên
văn phòng. Họ bị tuyên là kẻ thù của nhân dân.
Mà đây chỉ là một trong số rất nhiều cánh đồng chết của kỷ nguyên Stalin trải trên khắp Liên Xô.
Mordashev nói với tôi, bây giờ thì nước Nga đã biết sự thật, họ sẽ không bao giờ làm ngơ với những gì đã xảy ra.
Nhưng nước Nga bắt đầu quên rồi.
Tôi tới thăm trường học ở Moscow và nói chuyện với vài học sinh tầm 16 tuổi. Chúng vẫn chưa được học về Stalin trên lớp.
Cuốn Một ngày trong Đời Ivan Denisovich nằm
trong chương trình giảng dạy của trường, nhưng chỉ có ba trong số 21 học
sinh từng đọc. Vậy chúng biết gì về Stalin?
“Tôi cũng không thể nói là mình có thích ông ta hay không vì tôi không biết nhiều,” một học sinh thừa nhận.
“Ở thời Stalin, mọi người chắc chắn là khi học
xong đại học thì sẽ tìm được việc làm và họ có thể sống được,” đứa khác
nói. “Nhưng thời này thì mọi người còn chẳng chắc được việc đó, họ còn
không biết là mình có được đi làm hay không.”
Học sinh thứ ba nói với tôi: “Tôi khá chắc là
Stalin thực sự muốn đưa Liên Xô thành quốc gia lớn, có ảnh hưởng mạnh
tới tất cả mọi người. Ông là hình tượng vĩ đại. Nhưng màu sắc cá tính
của ông thì khá đen tối.”
Trong cuộc trò chuyện của tôi với mấy học sinh,
cảm giác như chúng tôi đang bàn luận về một nhân vật lịch sử xa xôi nào
đó, tách biệt hẳn hiện tại cả nhiều thế kỷ - một lãnh đạo như Oliver
Cromwell hay Ivan Bạo chúa chẳng hạn. Nhưng Stalin chỉ qua đời chưa đầy
60 năm trước.
Theo cuộc khảo sát gần đây, 48% người Nga ngày
nay tin rằng Stalin có ảnh hưởng tích cực tới đất nước. Chỉ có 22% cho
là tiêu cực.
Người vợ góa của Solzhenitsyn, Natalya
Dmitrievna, trách các lãnh đạo thời hiện đại của Nga, trong đó có
Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin, thất bại trong việc đưa đất nước đối
diện với quá khứ.
“Họ chẳng có hoạt động phô bày tội ác thời
Stalin,” bà nói với tôi. “Ở cấp quốc gia, không ai từng tuyên bố cộng
sản chủ nghĩa là tội ác, hay Stalin là kẻ bạo ngược khơi dậy chiến tranh
trong chính nhân dân của mình. Giờ đã quá muộn cho tất cả các ngôn từ,”
bà nói.
“Toàn bộ Đông Âu thời hậu Liên Xô cố gắng kết thúc bằng cách sống cộng sản, ở Ba Lan, ở Đức, ở khắp nơi,” Korotich nhớ lại.
“Ở đây thì không. Chúng tôi cần có Nuremberg như
từng xảy ra ở Đức. Nhưng chúng tôi chưa từng có nó. Và cho tới khi
chúng tôi bàn về các vấn đề chủ nghĩa cộng sản ở cấp độ mà Solzhenitsyn
khởi đầu từ 50 năm trước, chúng tôi sẽ vẫn sống ở đất nước bán-Xô Viết
này, cố gắng hòa nhập với nhân loại, nhưng lại sợ lộ thông tin về lịch
sử của chính mình."
No comments:
Post a Comment