Theo những tài liệu chưa được chứng thực, kho báu mà quân đội phát xít Đức
cất giấu bao gồm 18 thùng vàng và bạch kim, được chôn giấu ở khu hồ
rộng 988 mẫu Anh phía bắc Thủ đô nước Đức. Khi Hồng quân Liên Xô sắp
giành quyền kiểm soát Berlin, kho báu được đem đi cất giấu theo lệnh của Hermann Goering, quan chức cấp cao trong chính quyền Hitler.
Nhẫn vàng bị quân đội Phát xít cướp từ những nạn nhân trong các trại tập trung. |
Tài liệu lịch sử dẫn lời Eckhard Litz, một trong những
nhân chứng cho biết, ông nhìn thấy khoảng 30 tù nhân từ các trại tập
trung dỡ các thùng xuống khỏi xe tải hạng nặng đỗ ở Stolpsee. Sau đó,
những thùng này được đưa lên thuyền để đến giữa hồ trước khi bị ném
xuống nước và mất dấu giữa hồ nước mênh mông.
Ông Litz nhớ lại: “Khi những chiếc thùng cuối cùng bị
ném xuống nước, những người làm công việc vận chuyển bị đưa trở lại bờ,
sau đó là tiếng súng máy nhả đạn. Họ bị những binh sĩ giám sát công
việc vận chuyển giết chết ngay khi hoàn thành công việc”.
Chính vì lẽ đó, người săn lùng kho báu Yaron Svoray sẽ phải sử dụng những thiết bị dò sonar thế hệ mới nhất cùng với hệ thống radar hiện đại nhằm xác định vị trí kho báu.
Tuy nhiên, Svoray không phải người đầu tiên tham vọng sở hữu kho vàng huyền thoại của quân đội Đức Quốc xã.
Trong những năm 1980, các mật vụ Đông Đức đã cử hàng loạt thợ lặn tới
xác định vị trí kho vàng nằm sâu dưới đáy hồ. Họ là những thợ lặn Hải
quân dày dạn kinh nghiệm cũng như sở hữu khả năng làm việc dưới nước
vượt trội nhưng không có bất kể thông tin nào về dấu vết kho vàng được
ghi nhận.
Sự việc lắng xuống cho tới 2 năm trước đây, một nhóm
các doanh nhân cũng nỗ lực xác định vị trí kho vàng 1,5 tỷ USD. Bất chấp
những cố gắng của họ, kho vàng vẫn bặt vô âm tín dưới đáy nước mênh
mông. Tuy nhiên, những điều đó không làm nản lòng Svoray bởi người đàn
ông mang quốc tịch Israel này tin vào sự tồn tại của kho báu dưới lòng hồ.
Quân đội Đức Quốc xã và đặc biệt là Hermann
Goering luôn tìm cách tích lũy số lượng lớn tài sản trong các kho tàng
bị đánh cắp hay từ chính những nạn nhân trong các trại tập trung. Svoray
không chỉ nung nấu mong ước tìm thấy kho vàng mà ông còn muốn lấy lại
những gì người Do thái đã bị quân đội Đức Quốc xã cướp mất trong những năm Thế chiến thứ II. “Mục tiêu cuối cùng của tôi là đòi lại một chút công lý từ chúng”, Svoray chia sẻ.
Infonet
No comments:
Post a Comment