Cách đây 38 năm, hàng triệu người Việt từ miền Trung và vùng cao
nguyên Việt Nam bồng bế nhau theo đoàn quân VNCH di tản vào miền nam
Việt Nam. Ngày 30 Tháng Tư 1975, chính thể Việt Nam Cộng Hòa chính thức
cáo chung.
Vào những ngày cuối Tháng Tư 1975, hàng vạn người đã bỏ nước ra đi
tìm tự do bằng đủ mọi phương tiện; trên những con thuyền bé nhỏ, đến
những tầu chiến hải quân, hay máy bay vận chuyển, hoặc trên những chiếc
trực thăng...
Những ngày sau đó, ở Việt Nam là những nhà tù trá hình được gọi là
"Trung Tâm Cải Tạo", giam giữ hàng triệu quân nhân công chức VHCH để trả
thù. Hàng triệu người Việt tiếp tục vuợt biên, vượt biển tìm tự do
trong mười mấy năm sau đó.
Đối với họ, Tháng Tư 1975 là Tháng Tư Đen và Ngày 30 Tháng Tư luôn là
Ngày Quốc Hận. Trên đường tìm tự do, hàng vạn người đã bỏ thây trên
biển cả hay trong rừng sâu nước độc. Với rất nhiều người, 30 Tháng Tư
cũng là ngày cúng giỗ những người thân đã nằm xuống.
38 năm trôi qua, những sự thật về "chiến thắng", "giải phóng", hay
"xâm lăng" đã hiện rõ, ai là bên thắng, ai là bên thua và chính nghĩa ở
đâu, đã phơi bày. Kỹ thuật tân tiến về thông tin đã làm các mặt nạ "giải
phóng" rơi xuống. Hiện tình đất nước đổi thay, Việt Nam đang phát triển
hay mất dần vào tay Trung Quốc? Sự thật bi đát đã phơi bày và chính
những người trẻ sống và lớn lên trong chế độ như Việt Khang, Đoàn văn
Vươn, Nguyễn Đức Kiên... là những nhân chứng sống hùng hồn cho những ai
còn ảo tưởng về Xã Hội Chủ Nghĩa. Người dân Việt trong nước vẫn tiếp tục
hy sinh và giai cấp độc quyền thống trị chỉ biết có quyền lợi riêng tư
đang ngự trị trên quê hương. Rất nhiều người cho rằng những người cầm
quyền không hề quan tâm đến sự tồn vong của đất nước. Không ít người tự
hỏi, phải chăng "nhà nước" đang góp phần tích cực phục vụ cho âm mưu
biến Việt Nam thành một phần của Trung Quốc.
Thành công xứ người
Những người di tản tìm tự do 38 năm trước đã và đang làm gì tại hải
ngoại? Nhiều người cho rằng cuộc di tản của hàng triệu người Việt ra hải
ngoại có lẽ còn là một cơ may cho sự tồn vong của người Việt. Trong 38
năm qua, những người Việt bỏ nước tìm tự do đã tái tạo cuộc sống mới,
mang lại cho họ và thệ hệ thứ hai nhiều thành quả và hy vọng. Chính
những ngân khoản khổng lồ nhiều tỷ Mỹ Kim người Việt hải ngoại gửi về
cứu trợ thân nhân hàng năm, đã và đang giúp cho kinh tế Việt Nam sống
sót.
Người Việt hải ngoại nói chung và tại Texas nói riêng, đang đi vào
một giai đoạn mới. Có thể nói là họ đã trưởng thành sau một thời gian
dài đau buồn sống lưu vong để trở thành những công dân trực tiếp đóng
góp vào quê hương mới.
Vào Tháng Tư năm nay, lưỡng viện tiểu bang Texas đã đồng chấp thuận,
ngày Thứ Tư 17-4-2013, là ngày vinh danh người Mỹ gốc Việt tại Texas,
"Vietnamese Americans Day In Texas". Đây là kết quả của cuộc vận động
của dân biểu TB Hubert Võ tại cả Hạ viện lẫn Thượng viện Texas trong nỗ
lực vinh danh cộng đồng gốc Việt.
Trong bài diễn văn đọc trước Hạ Viện Texas, Dân biểu Hubert Võ nhắc
đến những gian khổ và hy sinh của người Việt trên đường vượt biên, vượt
biển tìm Tự do sau biến cố 1975. Ông nói rằng, những người Việt sinh
sống tại Texas đóng góp trong sự phát triển kinh tế của tiểu bang, cũng
như làm phong phú thêm Văn Hóa của Texas. Ông cũng thay mặt những người
Việt tại đây, cám ơn người bản xứ đã giúp đỡ và đối xử công bằng với
cộng đồng người Mỹ gốc Việt trong những năm qua. Ông cảm ơn sự can đảm
và hy sinh của cựu chiến binh Hoa Kỳ và gia đình của họ trong cuộc chiến
tranh Việt Nam. Ông cũng nói, dù có sự khác biệt giữa hai nền Văn Hóa,
Phong tục và Ngôn ngữ, nhưng người Mỹ gốc Việt và người bản xứ cùng có
chung một lý tưởng yêu chuộng Tự Do.
Có mặt tại Austin, ông Đinh Quang Tiến, một người ủng hộ DB Hubert Võ chia sẻ:
"Dịp 30/4 thì thường thường tất cả cộng đồng tổ chức kỷ niệm Ngày
Quốc Hận, tức là ngày mất nước, tuy nhiên anh Hubert Võ là dân biểu Việt
Nam, anh ấy nghĩ rằng là qua bao nhiêu năm rồi, người Việt Nam từ năm
1975 đều đã ổn định cuộc sống và thành công. Thế hệ cựu quân nhân đã hy
sinh để nuôi con cháu học thành tài. Đến bây giờ, thế hệ thứ hai đã
thành công và phục vụ trong mọi ngành nghề, công sở, hãng xưởng. Đóng
góp rất nhiều công trình quan trọng cho việc phát triển của nước Mỹ và
tiểu bang Texas. Đó là lý do anh Hubert Võ muốn TB Texas, đã được cộng
đồng Việt Nam đóng góp và xây dựng sự phát triển vững mạnh của đời sống
cũng như kinh tế, nên anh ấy làm một Nghị Quyết cho Quốc hội, cả Thượng
viện và Hạ viện, vinh danh cộng đồng Việt Nam, người Việt Nam trong tiểu
bang Texas này."
Từ Dallas đến tham dự Ngày Người Mỹ Gốc Việt, mặc dù rất phấn khởi về
sự thành đạt của đồng hương nhưng cô Kim Oanh không khỏi bồi hồi khi
nhắc đến Tháng Tư năm 1975:
"38 năm rồi, nhưng cứ tới Tháng Tư là, bây giờ nói thì cũng còn
hơi cảm xúc, cộng đồng Fort Worth và Dallas vẫn hợp tác tổ chức. Màn cảm
động nhất là màn dâng hoa. Mỗi năm, thí dụ như 38 năm thì dâng 38 đóa
hoa. Năm nay cũng vậy, dâng hoa trắng để tang cho ngày mất nước ..."
Trong khi đó, ông Trần Văn Chính, chủ tịch Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị
tại Dallas thì hy vọng một tương lai sáng hơn nữa cho những người Việt
lưu vong:
"Theo ý tôi, những người Việt Nam tỵ nạn mà được vinh danh tại một
xứ sở tạm dung thì rất là quan trọng. Tôi hy vọng rằng sau buổi lễ hôm
nay sẽ có nhiều tiến bộ hơn để những người Việt lưu vong như chúng tôi
thì sẽ còn nhiều công việc khác để làm hơn nữa ..."
Vẫn mong ngày về
Còn ông Quang từ Houston thì vẫn hy vọng một ngày về, dù ông cũng hãnh diện với sự thành công của người Việt tại Texas:
"Chúng tôi hy vọng một ngày nào đó chúng tôi và tất cả mọi người
Việt Nam đang tỵ nạn sẽ trở về lại Việt Nam mà không còn cộng sản."
38 năm đã trôi qua, với nhiều người Việt tỵ nạn Cộng Sản, mây mờ vẫn
chưa tan, hương khói giỗ kỵ vẫn còn mỗi khi Tháng Tư về, nhưng có lẽ hận
thù đã trở thành quá khứ. Những người Việt tha hương vẫn mong có một
ngày về xây dựng lại quê hương, nhưng phải là một quê hương Việt Nam Tự
do và Dân chủ.
Cho đến bây giờ, Ngày 30 Tháng Tư vẫn là Ngày Quốc Hận đối với họ,
một ngày tưởng niệm và cầu nguyện. Họ cầu nguyện tiếng nói của Nguyễn
Đức Kiên, những lời ca của Việt Khang làm cho con dân đất Việt tỉnh thức
để thấy được nạn Bắc xâm quá gần kề. Họ cầu nguyện cho Công Lý Sự Thật
được soi sáng khắp nơi, đặc biệt đến với lớp dân nghèo khó đang bị lãng
quên và không có cả quyền làm người.
No comments:
Post a Comment