Khoảng giữa tháng 4 năm 1975, TĐ12ND trực thuộc Lữ đoàn 4 Nhảy Dù (LĐ4ND) được đặt trong tình trạng ứng chiến cho bộ Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô (BTL/BKTĐ), TĐ (-) bố trí trong khuôn viên của Thảo cầm viên Sài Gòn còn 1 Đại đội nằm tại khu vực BỘ Canh Nông ở góc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phan Thanh Giản với nhiệm vụ trấn giữ cầu Phan Thanh Giản.
Khoảng giữa trưa ngày 28/04/1975,
Trung tá Lê Minh Ngọc, LĐT/LĐ4ND, cho lệnh Thiếu tá Nguyễn Văn Ngiêm,
TĐT/TĐ12ND, trình diện BTL/BKTĐ để nhận lệnh hành quân. Tại đây,
TĐ12ND được thông báo tình khu vực sắp hành quân và nhận lệnh cho xuất
quân ngay.
Lệnh Hành Quân:
Tình hình -
*Quân CS: Một lực lượng VC cấp đại đội
đã bắt đầu chiếm đóng phía đông đầu cầu xa lộ (Tân Cảng) và khu vực
phía đông của cầu. Địch sử dụng hỏa lực Thượng liên đặt trên lầu của
hồ tắm Thiên Nga (nằm cách đầu cầu khoảng 100m) khống chế phần giữa
cầu khiến đơn vị Địa Phương Quân (ĐPQ) từ phần đầu cầu phía Tây không
thể tiến qua phản công được. Chúng đang tìm cách chiếm nốt cây cầu.
Giao thông trên xa lộ giữa Sài Gòn và Biên Hòa bị gián đoạn.
*QLVNCH: Hai Đ/ĐPQ dưới quyền chỉ huy
của Trung tá Tiểu khu phó Tiểu khu Gia Định (TKGĐ) đang phản công để
tái chiếm đầu cầu nằm về hướng Biên Hòa. Hải quân Tân Cảng cung cấp
tàu bè làm phương tiện vượt sông cho TĐ.
*Nhiệm vụ: TĐ phối hợp với TKTĐ và
Hải quân Tân Cảng để phản công tái chiếm phần cầu bị địch chiếm giữ
và khai thông xa lộ trong thời gian ngắn nhất.
*Ý định hành quân: T Đ sẽ sử dụng
của Hải quân Tân Cảng để vượt sông từ hai mặt nam và bắc của cây cầu
và hai cánh quân sẽ tấn công các vị trí của địch từ hai gọng kìm này.
Cánh quân A gồm BCH/TĐ và các ĐĐ 120, 123, 124 sẽ vượt sông từ khu
vực cư xá Thanh Đa, cánh quân B do Thiếu tá TĐP Nguyễn Trọng Nhi sẽ
vượt sông từ khu vực Tân Cảng với 2 Đ 121 và 122.
*Diễn tiến - Khoảng 1500g toàn bộ TĐ dùng GMC từ Thảo cầm viên qua cầu Thị Nghè theo đường Hùng Vương rồi theo Hàng Xanh tới cầu Kinh. Tại đây cánh quân A được mấy chiếc giang đỉnh chở qua bờ sông Sài Gòn. Cánh quân B di chuyển bộ dọc theo các khu vực nhà ven sông để di chuyển về cầu Tân Cảng. ĐĐ 121 của Trung úy Nguyễn Văn Nam được Thiếu tá Nhi chỉ định nằm lại tại chân cầu làm lực lượng trừ bị và hỗ trợ cho cánh quân B vượt sông, phần còn lại gồm BCH nhẹ cùng Đ 122 của Đại úy Đỗ Việt Hùng được xà lan Hải quân đưa qua sông. Có lẽ do những tiếng súng nổ rền vang trên cầu nên ĐĐ 122 đổ bộ lên bờ đông sông Sải Gòn không bị địch phát hiện. Khoảng 1630g, ĐĐ 122 lặng lẽ vượt mấy con rạch nhỏ nằm song song với xa lộ và tấn công lên các lều của mấy quán giải khát dựng dọc theo bờ nam của xa lộ. Súng bắt đầu nổ và các binh sĩ nhảy dù nhanh chóng chiếm được một số lều do VC chiếm tại đó. Mục tiêu cuối cùng là quán Cây Dừa cũng bị chiếm sau hơn 30 phút giao tranh. Một số địch nhảy xuống mấy con rạch để chạy trốn cũng bị rượt bắt, một số ít đầu hàng, còn phần đông bị thương do đạn bắn theo hoặc do lựu đạn ném xuống rạch.
Người lính Việt Nam Cộng Hòa giữ vững tay súng bảo vệ cầu Tân cảng, cửa ngỏ vào thủ đô Sài Gòn sáng 29/04/1975
Trong khi đó, cánh quân A sau khi vượt sông bắt đầu tiến nhanh qua khu làng Báo Chí rồi trực chỉ hồ tắm Thiên Nga. ĐĐ 124 của Trung úy Nguyễn Văn Tùng tiến chiếm chùa Kỳ Quang. Chùa này nằm cùng phía với hồ tắm Thiên Nga ở phía bắc ven xa lộ và cách hồ tắm khoảng hơn 400m. Từ chùa ĐĐ124 tấn công từ hướng đông thẳng xuống hồ tắm. ĐĐ 123 của Trung úy Sơn Bum dưới sự yểm trợ của súng cối 81 mm của ĐĐ 120 của Trung úy Thượng cũng bắt đầu tiến sát và tấn công hồ tắm từ hướng bắc. Khoảng 1800g làm chủ hồ tắm. Địch bỏ lại khoảng trên 10 xác chết. Trên lan can lầu xác hai xạ thủ thượng liên chân đều bị xích vào thành lan can. Cánh quân A bắt đầu lục soát về phía chân cầu. Đến 1900g TĐ hoàn tất nhiệm vụ chiếm lại phần dầu cầu nằm ở hướng đông cùng dọn dẹp sạch sẽ khu vực này. Tổng kết hành quân, TĐ12ND tổn thất không đáng kể, địch để lại khoảng hơn 40 xác chết. TĐ bắt được hơn 20 tù binh, phần đông đều thuộc TĐ4 đặc công của quận Thủ Đức.
TĐ được lệnh bố trí phòng thủ khu vực phía đông của cầu. Khoảng 2000g Trung tá Lê Minh Ngọc cho lệnh TĐ gởi 1 ĐĐ lên trấn giữ khu vực ngã tư xa lộ - Thủ Đức.
Ngày 29/4/75 - Tình hình trong ngày
vô sự. Khoảng 2200g một số quân xa chở binh sĩ và gia đình cùng
thiết giáp từ hướng Biên Hòa đổ về Sải Gòn đều bị TĐ chận lại bên
này cầu. Một vị Đại tá thuộc Quân đoàn III và một vị Trung tá mang
bảng tên Quý yêu cầu TĐ cho đám gia đình quân nhân qua cầu vào Sài
Gòn đồng thời cũng cho Thiếu tá Nhi biết là trên Biên Hòa đã được
lệnh rút về Sải Gòn. Thiếu tá Nghiêm quyết định cho đám này qua ngoại
trừ mấy xe thiết giáp nằm lại phòng thủ chung với TĐ. Thiếu tá
Nghiêm cũng cho lệnh rút ĐĐ 123 của Đại úy Hùng đang trấn giữ tại ngã
tư xa lộ - Thủ Đức rút về. Tình hình trong đêm tương đối yên lặng.
Ngày 30/4/75 - Khoảng 0730g TĐ nhận
lệnh cho đoàn thiết giáp của Quân đoàn III vào Sài Gòn để họ bố trí
dọc khu vực đường Hàng Xanh. Khoảng 1000g Tướng Dương Văn Minh cho
lệnh buông súng. TĐ họp các ĐĐT để cho họ biết tin này và sau đó để
họ tùy nghi. Thiếu tá Nhi đã ngậm ngùi vứt hộp bấm ngòi nổ của khối
thuốc nổ cỡ 2000kg TNT gài tại cần Tân Cảng xuống sông Sài Gòn.
Trúc Lâm Yên Tử
Thương quá những người lính QLVN CH.
ReplyDeleteHọ là những người anh hùng, xả thân bảo vệ
tổ quốc và đồng bào. Họ luôn tâm niệm
Tổ-Quốc, Danh-Dự và Trách-Nhiệm.
https://youtu.be/nLvAR76ByXY?si=WDfvZhjcO_IQajd7
ReplyDelete