Friday, April 19, 2013

Mặt trận Xuân Lộc 4/1975: Chiến thắng cuối cùng của QLVNCH


Tù binh CS Bắc Việt bị bắt trong trận Xuân Lộc

Một trong những chiến thắng oanh liệt của Quân sử Việt Nam Cộng Hòa là chiến thắng Xuân Lộc. Chiến thắng này làm thế giới kinh ngạc và khâm phục. Oan khiên thay, đây cũng là chiến thắng sau cùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa!
Đầu tháng Tư 1975, sau khi Quân khu I và II gần như bị địch chiếm lần lượt từng tỉnh một, Phan Rang và Xuân Lộc trở thành cửa ngõ để Cộng Sản Bắc Việt tiến vào Saigon trên hai quốc lộ 1 và 20. Thị xã Xuân Lộc thuộc tỉnh Long Khánh là vùng núi thấp đồi cao, rừng thưa với các đồn điền cao su. Long Khánh nằm ở vị trí chiến lược quan trọng vì nằm trên giao điểm hai quốc lộ 1 và 20. Đồng thời Xuân Lộc lại nằm chặn trên đường giao liên giữa chiến khu C và D của Việt Cộng, với các mật khu của chúng như Cù Mi, Xuyên Mộc, Mây Tào, Đất Đỏ của tỉnh Phước Tuy.
Như mặt trận Ban Mê Thuột trước đó, CSBV luôn dùng chiến thuật biển người để tấn công các cứ điểm của VNCH. Ở mặt trận Xuân Lộc CSBV tung vào chiến trường Quân đoàn 4 gồm ba Sư đoàn 6, 7 và 341 cùng các lực lượng pháo binh, chiến xa, phòng không hùng hậu và các đơn vị của Quân khu 7. Mặt trận này do Thiếu tướng CS Hoàng Cầm là Tư lệnh, và Thiếu tướng Hoàng Thế Hiệp là Chính ủy. Cộng quân đồng loạt mở cuộc tấn công từ 3 phòng tuyến : ngã Ba Dầu Giây, Thị xã Xuân Lộc và Gia Rai.
Về phía Việt Nam Cộng Hòa có Sư Đoàn 18 Bộ Binh (Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo, sau được vinh thăng lên Thiếu tướng, là Tư lệnh), gồm các Trung đoàn 43 (Đại Tá Lê Xuân Hiếu ), 48 (Trung Tá Trần Minh Công) và 52 (Đại Tá Ngô Kỳ Dũng), cùng các lực lượng Địa phương quân Nghĩa quân. Sau đó các đơn vị tăng phái cho Xuân Lộc gồm có Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân, Lữ Đoàn 1 Dù (Đại Tá Nguyễn Văn Đỉnh Lữ đoàn Trưởng và Trung Tá Lê Hồng Lữ đoàn Phó) gồm các Tiểu đoàn 1, 2, 8, 9 và Tiểu đoàn 3 Pháo Binh Dù. Phần không yểm do Sư đoàn 3 Không Quân từ Cần Thơ đãm nhiệm. Tất cả các lực lượng trên đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, Đại Tá Lê Xuân Mai Tư lệnh Phó SĐ18BB, Đại Tá Biệt Động Quân Phạm Văn Phúc là Tỉnh trưởng Long Khánh.
Các đơn vị được bố trí như sau :
- Bộ Tư Lệnh hành quân đặt tại Quận đường Xuân Lộc.
- Thị xã Xuân Lộc do Trung đoàn 43/SĐ18BB, Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân và các Tiểu đoàn Địa phương quân bảo vệ.
- Mặt núi Chứa Chan, Gia Rai do Trung đoàn 48/SĐ18BB trấn giữ.
- Ngã Ba Dầu Giây: do Trung đoàn 52/SĐ18BB và một Thiết đoàn Chiến xa trấn giữ.
Tờ mờ sáng ngày 9/4, CSBV pháo kích vào Xuân Lộc với hơn ba ngàn pháo đủ loại khiến dân lành vô tội chết và bị thương vô số. Đến 8:00 giờ pháo ngưng, Cộng quân tấn công vào thị xã nhưng gặp sức kháng cự mãnh liệt của Trung đoàn 43 và lực lượng Địa phương quân, nên đành phải chém vè bỏ tại chổ hơn trăm xác VC và nhiều xe tăng T-45, PT-76 bị bắn cháy bởi hỏa tiển chống chiến xa M-72 và Không quân oanh tạc.Sang ngày 10/4, CSBV dùng hai Sư đoàn 2 và 6 và lực lượng chiến xa ào ạt tấn công khắp bốn mặt vào Xuân Lộc. Quân trú phòng VNCH chống trả ác liệt, hai bên đánh từng ngôi nhà, từng con đường góc phố. Nhiều phòng tuyến có khi bị mất và lấy lại nhiều lần. Các phi tuần phản lực F-5 yểm trợ quân bạn bên dưới hữu hiệu. Cộng quân tổn thất nặng nề sau nhiều ngày giao tranh, khiến sau này trong hồi ký Đại Thắng Mùa Xuân, Văn Tiến Dũng phải thú nhận.
Đến ngày 14/4, Lữ đoàn 1 Dù và Tiểu đoàn 3 Pháo Binh Dù được tăng cường cho mặt trận Xuân Lộc, chưa được nghĩ sau khi rút từ miền Trung về. Cả hai Sư đoàn 3 và 4 Không quân tận dụng tất cả khoảng gần 100 trực thăng hiện có để chuyển quân Dù vào Xuân Lộc. Các đại bác Pháo đội Dù được Chinook thả quanh Bộ Chỉ Huy Hành quân Dù đóng gần Bô Tư Lệnh SD18BB. Hai Tiểu đoàn Dù nhảy thẳng trên trên đầu địch đánh chiếm Bảo Định trên quốc lộ 1, nơi hai Trung đoàn địch thuộc Công trường 6 đang tập trung chuẩn bị tấn công Bộ Tư Lệnh SD18BB. Đồng thời một Tiểu đoàn Dù khác được trực thăng thả xuống khu vườn cây của cố Thống tướng Lê Văn Tỵ Và phần còn lại được thả vào Xuân Lộc giải vây cho lực lượng Địa phương quân Nghĩa quân và Bộ Chỉ Huy Tiểu khu Long Khánh.
Từ ngày 12 đến 14/4, Cộng quân mở cuộc tấn công mạnh vào Trung đoàn 52 tại Ngã Ba Dầu Giây bằng tăng pháo hùng hậu và biển người. Với sức tấn công vượt trội của CSBV, phòng tuyến của Trung đoàn 52 SD18BB trên quốc lộ 1 từ Kiệm Tân đến ấp Phan Bội Châu lần lượt bị tràn ngập.
Chiều ngày 15/4 cuộc chiến trở nên vô cùng ác liệt ngay tại xã Dầu Giây, ngã ba quốc lộ 1 và 20 giữa Chiến đoàn 52 (do Đại Tá Ngô Kỳ Dũng chỉ huy), gồm Trung đoàn 52 và Địa phương quân Tiểu khu Kiệm Tân, Long Khánh với Quân đoàn 4 CSBV, kể cả Sư đoàn 341 vừa từ Thanh Hóa vào, do Tướng Trần Văn Trà trực tiếp chỉ huy thay Tướng Hoàng Cầm, sau khi Tướng Hoàng Cầm “nướng” quá nhiều quân mà không chiếm được Xuân Lộc. Trong trận chiến long trời lỡ đất này, mỗi người lính QLVNCH đã phải chống chọi với 10 quân Bắc Việt với tăng pháo hùng hậu yểm trợ Chiến đoàn 52 bị thiệt hại nặng, thiết giáp pháo binh và binh lính bị tổn thất nặng nề. Khi rút, quân ta chỉ còn vỏn vẹn 200 người.
Đêm 15/4, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn III, với sự đồng ý từ Bộ Tổng Tham Mưu, ra lệnh cho sử dụng bom Daisy Cutter. Ngày hôm sau lúc 10:00 sáng Bộ Tư Lệnh Quân đoàn III được báo cáo về rừng người, chiến xa và dại pháo CSBV tập trung trong thị xã Dầu Giây để chuẩn bị tiến về Saigon, sau khi đè bẹp Chiến đoàn 52 của ta trước đó. Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn ra lệnh Không quân từ phi trường Tân Sơn Nhất chở 2 quả bom Daisy Cutter 15,000 lbs thả xuống Ngã Ba Dầu Giây, vùng tập trung quân Bắc Việt sau khi Chiến đoàn 52 tan rã, khiến gần 10,000 quân Bắc Việt cùng tăng pháo đang di chuyển trên quốc lộ 20 bị xóa sạch. Được biết bom Daisy Cutter là loại bom khổng lồ, cân nặng 15,000 lbs, có kích thước to như chiếc vận tải cơ C130. Bom này được dùng để khai hoang, mở bãi đáp cho cấp Sư đoàn trong bất cứ địa thế nào và tầm sát hại với đường kính 5 miles.
Ngay sau khi QLVNCH sử dụng bom Daisy Cutter (lần đầu và cũng là lần cuối cùng), Hà Nội tố cáo Hoa Kỳ xử dụng bom nguyên tử trên chiến trường Việt Nam. Nhưng việc này đã làm chậm bước tiến của quân CSBV trong thời gian ngắn.
Sau đó, vì không nuốt được Xuân Lộc cộng với tổn thất nặng nề, các đơn vị chủ lực Cộng quân bỏ Xuân Lộc, dùng quốc lộ 20 tiến về Biên Hòa. Nhận định tình hình với Biên Hòa sẽ là mặt trận kế tiếp, ngày 20/4 Tướng Nguyễn Văn Toàn cho lệnh bỏ Long Khánh, rút Sư Đoàn 18 Bộ Binh rút về Biên Hòa. Để rút quân, các lực lượng chiến đấu dùng Liên tỉnh lộ 2, phát xuất từ Tân Phong, Long Giao rút về Phước Tuy, với ba cánh quân SĐ18BB, Tiểu khu Long Khánh và Địa phương quân, đơn vị Dù.
Trong cuộc lui binh này, Lữ đoàn 1 Dù đi bọc hậu sau cùng. Lữ đoàn 1 Dù chạm địch truy kích và thiệt hại đáng kể. Khi lệnh rút quân được ban hành 20/4, tại Bảo Định hai bên vẫn còn giao tranh, nên nhiều anh em thương binh bị bỏ rơi, không kịp di tản. Vì đối với người còn sống đoạn đường 40 cây số trong rừng cao su là đoạn đường máu phải vượt qua. Nổi oan khiên này vẫn còn đeo đuổi người lính VNCH ! Khi ra đến Quốc lộ 1 đông bào xóm đạo chờ sẵn theo chân quân Dù di tản. Thật là hình ảnh cảm động tình quân dân bao lâu nay cho đến ngày tàn cuộc chiến.
Qua cuộc chiến tại Xuân Lộc có thể nói đây là một trong những trận chiến đẫm máu nhất của chiến tranh Việt Nam. Qua 12 ngày giao tranh ác liệt phòng tuyến Xuân Lộc vẫn đứng vững, bằng xương máu của anh em Sư đoàn 18 Bộ Binh, Lữ đoàn 1 Dù, Biệt Động Quân, Thiết Giáp, Pháo Binh, Không Quân và các lực lượng Địa phương quân Nghĩa quân Tiểu khu. Người lính QLVNCH không khuất phục trước biển người, mưa pháo, tiếng gầm rú T-54 cày xé quê hương. Người lính trong gian nguy vẫn bình tĩnh cầm M-72 đứng chờ xe tăng VC đến thật gần mới nhả đạn. Chiến thắng này đã khiến cho các nhà báo ký gỉả ngoại quốc dù có thành kiến cũng phải kinh ngạc, Tướng Cộng Sản phải khâm phục, nhìn nhận thất bại.
Và đây cũng là chiến thắng sau cùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trước khi bị bức tử ngày 30 tháng Tư năm 1975.

******************************************

Vài hình ảnh về mặt trận Xuân Lộc

 Ngày 12 tháng 4 năm 1975, đồng bào bỏ chạy khi Việt Cộng tới Xuân Lộc và người thanh niên xấu số này đã gục ngã trong vòng lửa đạn trên quốc lộ 1

Ngày 13 – 4 – 1975.

Ngày 14 – 4 – 1975, em trai này di tản một mình bằng chiếc xe lăn trên đoạn đường dài từ Xuân Lộc, đang di chuyển trên quốc lộ 1

Ngày 14-4-1975 , dân chúng Xuân Lộc chạy hổn loạn tranh dành leo lên chiếc trực thăng.
Chỉ vì đồng bào miền nam biết rõ giặc cộng rất tàn ác, ngay cả cha mẹ chúng mà chúng còn đem ra đấu tố và giết chẳng nương tay, nên nhất định không chịu ở lại với Việt cộng trong vùng chúng chiếm được,  và chạy theo quốc gia như ảnh trên. Do đó , sau ngày 30/4.1975, cộng sản Bắc Việt đã trả thù dân chúng toàn miền nam, bằng cách cướp bóc tất cả tài sản của dân rồi đầy đi kinh tế mới, hai đợt đổi tiền cướp trắng tài sản của đồng bào, cộng với thủ đoạn ngăn sông cấm chợ khiến cho miền nam Việt Nam đang sung túc bổng trở thành đói khổ không có hột gạo mà ăn.
Ngày 15 – 4 – 1975





No comments:

Post a Comment