Chechnya, một trong những nước cộng hòa nhỏ ở khu vực Bắc Caucasus của
nước Nga, nơi cư dân đa số theo Hồi giáo, từng là quang cảnh nơi diễn ra
hai cuộc xung đột đẫm máu giữa quân nổi dậy đòi ly khai và chính phủ
Nga trong hai thập kỷ qua.
Năm 1994, Tổng thống Boris Yeltsin đã điều động 100.000 binh sĩ Nga vào
Chechnya để lật đổ ông Dzhokhar Dudayev, thủ lãnh ly khai trong vùng.
Hành động can thiệp quân sự này đã gây ra một cuộc xung đột kéo dài 2
năm cướp đi sinh mạng của hàng ngàn binh sĩ Nga và hàng chục ngàn thường
dân Chechnya. Ông Dudayev bị giết chết trong một cuộc không kích của
Nga hồi tháng Tư năm 1996.
Năm 1999, Tổng thống Vladimir Putin, người kế vị ông Yeltsin, một lần nữa lại can thiệp quân sự tại Chechnya, sau khi các chiến binh Hồi giáo có căn cứ đặt tại Chechnya, thực hiện một cuộc xâm nhập vũ trang vào khu Dagestan lân cận.
Trong khi cuộc nổi dậy tại Chechnya thoạt đầu chủ yếu chỉ có tính cách quốc gia, phong trào này theo năm tháng, ngày càng thiên về tôn giáo và chịu dấu ấn của Hồi giáo.
Thủ lãnh của cánh cực đoan của phong trào nổi dậy, Shamil Basayev, hợp tác với các phần tử chủ chiến Hồi giáo quốc tế như Ibn al-Khattab, một công dân Ả rập Xê-út có liên hệ mật thiết với mạng lưới al-Qaida của Osama bin Laden, là tổ chức đã chiến đấu chống lực lượng Sô-Viết tại Afghanistan trong những năm của thập niên 1980, và tiếp tục chiến đấu tại Checnya vào giữa thập niên 1990.
Ông Basayev bị giết hồi tháng Bảy năm 2006.
Trong khi các phần tử nổi dậy Hồi giáo hoạt động ít hơn tại Chechnya trong thời gian gần đây, phần lớn do chế độ cai trị dưới bàn tay sắt của ông Ramzan Kadyrov, lãnh tụ Chechnya thân Nga, các phần tử nổi dậy Chechnya tiếp tục tấn công cảnh sát và các giới chức tại các nước cộng hòa lân cận ở vùng Caucase, kể cả Dagestan, Ingushetia và Kabardino-Balkaria.
Họ cũng tiếp tục tấn công các mục tiêu Nga bên ngoài vùng Bắc Caucase: Tháng 1 năm 2011, một chiến binh Hồi giáo từ Ingushetia đã thực hiện một vụ đánh bom tự sát tại phi trường Domodedovo của Moscow, giết chết 37 người.
Năm 1999, Tổng thống Vladimir Putin, người kế vị ông Yeltsin, một lần nữa lại can thiệp quân sự tại Chechnya, sau khi các chiến binh Hồi giáo có căn cứ đặt tại Chechnya, thực hiện một cuộc xâm nhập vũ trang vào khu Dagestan lân cận.
Trong khi cuộc nổi dậy tại Chechnya thoạt đầu chủ yếu chỉ có tính cách quốc gia, phong trào này theo năm tháng, ngày càng thiên về tôn giáo và chịu dấu ấn của Hồi giáo.
Thủ lãnh của cánh cực đoan của phong trào nổi dậy, Shamil Basayev, hợp tác với các phần tử chủ chiến Hồi giáo quốc tế như Ibn al-Khattab, một công dân Ả rập Xê-út có liên hệ mật thiết với mạng lưới al-Qaida của Osama bin Laden, là tổ chức đã chiến đấu chống lực lượng Sô-Viết tại Afghanistan trong những năm của thập niên 1980, và tiếp tục chiến đấu tại Checnya vào giữa thập niên 1990.
Ông Basayev bị giết hồi tháng Bảy năm 2006.
Trong khi các phần tử nổi dậy Hồi giáo hoạt động ít hơn tại Chechnya trong thời gian gần đây, phần lớn do chế độ cai trị dưới bàn tay sắt của ông Ramzan Kadyrov, lãnh tụ Chechnya thân Nga, các phần tử nổi dậy Chechnya tiếp tục tấn công cảnh sát và các giới chức tại các nước cộng hòa lân cận ở vùng Caucase, kể cả Dagestan, Ingushetia và Kabardino-Balkaria.
Họ cũng tiếp tục tấn công các mục tiêu Nga bên ngoài vùng Bắc Caucase: Tháng 1 năm 2011, một chiến binh Hồi giáo từ Ingushetia đã thực hiện một vụ đánh bom tự sát tại phi trường Domodedovo của Moscow, giết chết 37 người.
VOA
No comments:
Post a Comment