Tấm hình dưới đây được chụp vào rạng sáng ngày 14 tháng Tư năm 2013, một
nhóm người tị nạn Việt Nam đổ bộ vào cầu tàu Đảo Giáng Sinh (Christmas
Island) của Úc. Sau gần 40 năm sống với chế độ cộng sản, nhóm khoảng 40
người Việt Nam dùng tàu đánh cá vượt biển lần nữa, theo lời kể của những
người chúng kiến tại bãi biển.
(Ảnh - Chris Brummitt, Associated Press, May 9, 2013)
Chỉ trong năm nay, 460 người Việt Nam gồm đàn ông, đàn bà và trẻ em đã đến bờ biển Úc. Sự tăng vọt nầy liên quan đến sự vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền, dù rằng sự suy sụp kinh tế cũng có thể giải thích cho chuyến đi đầy mạo hiểm nầy.
Chiếc ghe gỗ chở người tị nạn Việt Nam cập vào đảo Giáng Sinh vào buổi
sáng tháng Tư năm nay xuất phát từ tỉnh Kiên Giang, miền Nam Việt Nam
cách đảo Giáng Sinh 2300 cây số.
Sau khi đến Úc, những người tị nạn Việt Nam nầy bị giam cách ly. Nhà cầm
quyền không tiết lộ bất cứ chi tiết nào về tôn giáo, nguyên quán của họ
tại Vi ệt Nam.
Được phỏng vấn qua điện thoại từ trại giam Villawood Immigration
Detention Center, ngoại ô thủ đô Sydney, ông Trương Chi Liêm từ chối cho
biết về trường hợp của ông, nhưng ông nói “thà tôi chết ở đây chớ không
trở về Việt Nam”.
Người đàn ông 23 tuổi nầy đã rời Việt Nam 5 năm qua và bị giam tại Nam
Dương 18 tháng trên đường tìm đến Úc. Ông nói nếu người Việt Nam chỉ ra
đi vì lý do kinh tế, họ sẽ không chấp nhận hành trình nguy hiểm nầy, đối
diện với đàn áp, đe dọa bởi chánh quyền họ mới phải chấp nhận ra đi.
Một số người Việt đến nước Úc từ Việt nam qua ngả Nam Dương, theo cùng
hành trình mà những người Nam Á và Trung Đông đã đánh dấu từ nhiều thập
niên trước dù là chặng đường nầy dài và đầy gian nguy.
Chánh quyền Úc và Việt Nam liệt những người nầy là dân tị nạn kinh tế,
không cho họ được hưởng quyền tị nạn chánh trị, nhưng những nhà hoạt
động xã hội, những luật sư Việt nam tại Úc phản bác lại cách thức phân
loại nầy và họ nghi ngờ cách thức thanh lọc của Úc.
Những nhà hoạt động xã hội, những luật gia nầy nêu lên những quan ngại
rằng nếu Úc không cho họ định cư, Việt Nam không chấp nhận họ hồi hương.
Họ sẽ đi đâu.
Vấn đề tị nạn là vấn đề nhạy cảm với chánh quyền Việt Nam, nó phơi bày
bề trái cuộc sống mà họ tuyên truyền rằng cuộc sống của người dân trong
nước rất tốt đẹp.
Ngay sau chiến thắng của người cộng sản, người Việt bị ngược đãi, hành
hạ, bỏ nước ra đi gây chấn động lương tri nhân loại. Thảm trạng đó làm
se lòng người Hoa Kỳ và đồng minh họ, và họ lập tức chấp nhận tình trạng
tị nạn của người Việt Nam. Gần 900,000 người Việt vượt biển, vượt biên
bằng đường bộ được chấp nhận định cư tại Hoa Kỳ, Canada và Úc.
Việt Nam vẫn duy trì chế độ độc đảng. Nhà cầm quyền cộng sản gia tăng
đàn áp, bỏ tù dài hạn những người bất đồng chính kiến, kể cả những nhà
báo mạng, những vị lãnh đạo tôn giáo đòi hỏi quyền tự do tôn giáo. Tổ
chức Theo Dỏi Nhân Quyền (Human Rights Watch) cáo buộc nhà cầm quyền Hà
Nội tra tấn tù nhân thường xuyên. Nhóm Thiên Chúa Giáo đã công bố những
phúc trình về những cái chết đầy nghi vấn của những người bị giam giữ
trong nhà tù Việt Nam.
Những quan sát viên độc lập về nhân quyền cho biết tình trạng đàn áp tại Việt Nam trong hai năm qua gia tăng nghiêm trọng.
Những thuyền nhân vừa mới đến Úc nầy, theo ông Kaye Bernard, người ủng
hộ dân tị nạn, cho rằng một nhóm trong họ là những người Thiên Chúa Giáo
biểu tình đòi tự do tôn giáo gần nhà thờ Chánh Tòa Hà Nội, những người
khác là dân oan khiếu kiện việc họ bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam
cướp đất họ.
Ông Peter Hansen, một luật sư, và là chuyên gia về Việt Nam cố vấn cho
một số người tị nạn, trong những khiếu nại mà ông lưu ý, ông cho rằng
ông không thể giải thích được lý do tại sao con số người tị nan gia tăng
trong năm nay, nhưng có điều ông biết chắc là những người nầy không
phải đi tị nạn kinh tế. Và ông cũng lưu ý chánh quyền Úc là chưa có
những qui chế cho những người tị nạn tôn giáo của những giáo phái nhỏ ở
Việt Nam.
Nước Úc là điểm chọn lựa của nhiều người tị nạn, nhưng trong năm nay họ
đã có quá nhiều người tị nạn đến rồi. Trước áp lực của dân chúng, chánh
quyền Canberra đã tìm cách làm nản lòng người tị nạn bằng cách giam họ
nơi các đảo để cách ly với luật sư họ. Những nhà phê bình cho rằng Úc
tránh né trách nhiệm quốc tế khi áp dụng các biện pháp nầy.
Úc có chủ đích gây khó khăn cho người tị nạn Việt nam để chánh quyền Hà
Nội nhận lại những công dân họ, nhưng họ thất vọng vì Hà Nội không bày
tỏ dấu hiệu nào muốn nhận những người mà họ cho rằng không thể nào sống
với họ được. Họ muốn phủi gánh nặng đó cho nhà cầm quyền Úc.
Trong 101 người tị nạn Việt Nam đến Úc năm 2011, chỉ có 6 người bị từ chối cấp qui chế tị nạn ở Úc.
Gần 40 năm sống dưới thiên đường xã hội chủ nghĩa, nơi mà người cộng sản
cho rằng người dân của họ có mọi quyền tự do một ngàn lần hơn người dân
tại các nước tư bản. Tại sao người Việt Nam vẫn liều chết trong những
chiếc thuyền đánh cá nhỏ cố vượt đại dương để đi tìm điều gì? Điều nầy
một lần nữa xác nhận rằng với người cộng sản, chúng ta không thể nào
biết được khi nào họ bắt đầu sự chân thật, và khi nào họ chấm dứt sự lừa
dối.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sẵng (Danlambao) - Viết theo bản tin của hãng Thông Tấn AP ngày 9 tháng 5 năm 2013
------------------------------------------------
40 years on, fleeing Vietnamese take to seas again
HANOI, Vietnam (AP) — Nearly 40 years after hundreds of thousands of
Vietnamese fled the country's Communist regime by boat, a growing number
are taking to the water again.
This year alone, 460 Vietnamese men, women and children have arrived on
Australian shores — more than in the last five years combined. The
unexpected spike is drawing fresh scrutiny of Hanoi's deteriorating
human rights record, though Vietnam's flagging economy may also explain
why migrants have been making the risky journey.
The latest boat carrying Vietnamese cruised into Australia's Christmas
Island one morning last month, according to witnesses on the shore. The
hull number showed it was a fishing vessel registered in Kien Giang, a
southern Vietnamese province more than 2,300 kilometers (1,400 miles)
from Christmas Island, which is much closer to Indonesia than it is to
the Australian mainland.
Many Vietnamese who have reached Australia have been held incommunicado.
The government doesn't release details about their religion and place
of origin within Vietnam, both of which might hint at why they are
seeking asylum.
Truong Chi Liem, reached via telephone from the Villawood Immigration
Detention Center on the outskirts of Sydney, would not reveal details of
his case but said, "I'd rather die here than be forced back to
Vietnam."
The 23-year-old left Vietnam five years ago but who was detained en
route in Indonesia for 18 months. He said Vietnamese simply looking to
make more money shouldn't attempt a boat journey, but he also said, "If a
person is living a miserable life, faced with repression and threats by
the authorities there, then they should leave."
Some Vietnamese reach Australia via Indonesia, following the same route
that the far more numerous asylum seekers from South Asia and the Middle
East have blazed for more than a decade. Others set sail from Vietnam
itself, a far longer and riskier journey.
In separate statements, the Australian and Vietnamese governments said
the overwhelming majority or all of the arrivals were economic migrants,
which would make them ineligible for asylum. Several Vietnamese
community activists in Australia and lawyers who have represented
asylum-seekers from the Southeast Asian country dispute that
categorization or raised questions over the screening process Australia
uses.
Those activists and lawyers also raise concerns about what will become
of the migrants, saying that while Australia doesn't want to keep them,
Vietnam doesn't want to take them back.
"Vietnam's attitude is that, 'These are people who will never be our
friends, so why should we take them back?'" said Trung Doan, former head
of the Vietnamese Community in Australia, a diaspora group.
In a statement, the Vietnamese government said it is "willing to cooperate with concerned parties to resolve this issue."
Asylum-seekers are a sensitive issue for Vietnam because their journeys
undermine Communist Party propaganda that all is well in the country.
They also hark back to the mass exodus after the Vietnam War.
Those Vietnamese who fled persecution by the victorious Communists in
the immediate aftermath of the war triggered a global humanitarian
crisis. Their plight resonated with the U.S. and its allies, and they
were initially given immediate refugee status. In 1989, they had to
prove their cases pursuant to the Geneva Convention, and acceptance
rates quickly fell as a result. Nearly 900,000 Vietnamese did make it
out by boat or over land, with the United States, Canada and Australia
accepting most of them.
Vietnam remains a one-party state that arrests and hands long prison
sentences to government critics, including bloggers and Roman Catholic
activists. Human Rights Watch alleges torture in custody is routine.
Christian groups have reported on alleged suspicious deaths in custody.
Most independent human rights activists say that repression has increased over the last two years.
Little is known about the background of those that have made the trip this year.
At least some of those who have arrived in the recent past are Roman
Catholics who took part in a protest near a cathedral in the capital,
Hanoi, said Kaye Bernard, a refugee advocate who has met some arrivals
from Hanoi. Others are said to be involved in land disputes with local
authorities.
"I don't think you can generalize but there has been an increase in
repression in Vietnam. The sentences are getting longer. There is more
fear," said Hoi Trinh, an Australia lawyer of Vietnamese descent who
heads an organization helping asylum-seekers. "If more people are more
fearful, then more of them will flee."
Peter Hansen, a lawyer and Vietnam expert who advised in some appeals
involving recent arrivals from Vietnam, said the small number of cases
he was aware of didn't involve intellectuals, bloggers or political
dissidents most targeted in the current campaign by the government. But
he cautioned that current Australian guidelines on the validity of
claims from Vietnam didn't take into account the reality of persecution
against certain religious sects in specific parts of the country.
"I can't account for why there has been a significant increase this
year, but I can tell you now that I'm absolutely certain that there is a
proportion of that number who weren't motivated to come here for
economic reasons," he said.
Neighboring countries like Cambodia have continued to receive small
numbers of asylum-seekers since the 1990s. Many thousands of Vietnamese
have left the country to work in Asia or beyond, either illegally or as
exported labor. Many don't return after their contracts end.
Australia appears to be the destination of choice, but the country is
already facing a record number of asylum-seekers this year. Under public
pressure, the Australian government has made it more difficult for
people to be considered for asylum and often detained migrants on
isolated islands away from lawyers. Critics say Canberra is avoiding its
responsibilities under the U.N. refugee conventions by taking these
measures.
Along with other nationalities, the Vietnamese are kept in detention,
either on the mainland, on Christmas Island or on the Pacific islands of
Nauru and Manus. Families and unaccompanied children are kept in
lower-security detention facilities. Four Vietnamese, including a
teenager, escaped from one such center in Darwin earlier this week,
according to authorities.
Australia's desire to get tough on Vietnamese arrivals appears to have
run into a problem: The government in Hanoi has shown no interest in
accepting the asylum-seekers, according to activists and lawyers.
Australia can't simply put the migrants on the first plane to Hanoi.
They need to have travel documents issued to them by Vietnamese
authorities, who must first confirm their identities.
Of the 101 Vietnamese who arrived in Australia in 2011, only six have so
far been returned to Vietnam. Very few, if any, have been granted
asylum, according to lawyers and activists.
_____
Follow Chris Brummitt on Twitter at twitter.com/cjbrummitt
No comments:
Post a Comment