Quảng trường Thiên An Môn (Tiananmen Square) được coi như là quảng trường lớn nhất thế giới với kích thước 800m x 500m, có sức chứa một triệu người. Nằm giữa lòng thành phố Bắc Kinh, Thiên An Môn là tâm điểm mọi sinh hoạt chính trị của người dân thủ đô.
Phía bắc là tháp Thiên An với tấm chân dung Mao Trạch Ðông, phía tây là Sảnh Ðường Nhân dân (nơi Quốc Hội nhóm họp), phía đông là Viện Bảo Tàng Cách Mạng, và ngay giữa quảng trường là đài tưởng niệm liệt sĩ.
Chữ Thiên An Môn có nghĩa là "Cổng Trời Bình An - Heavenly Peace Gate." Thế nhưng "Cổng Trời" đã không còn bình an nữa. Năm 1989 nơi đây xảy ra một biến cố được cả thế giới biết đến. Nó làm thay đổi đời sống chính trị của người dân Trung Quốc và góp phần làm thay đổi nước Trung Hoa hiện đại.
Ngày 4 tháng 5, 1989, nhân dịp lễ tang cựu bí thư Hồ Diệu Bang, các sinh viên tập trung tại quảng trường Thiên An Môn. Với sự ủng hộ của các công đoàn công nhân và dân chúng, sinh viên bắt đầu biểu tình đòi tự do báo chí, đổi mới chính phủ và chấm dứt nạn tham nhũng:
Chính phủ ra lệnh thiết quân luật, công an Bắc Kinh được điều động:
Sinh viên bắt đầu tuyệt thực và quyết định chiếm đóng Thiên An Môn:
Chai Ling - thủ lĩnh sinh viên
Lý tưởng chung:
"Chính phủ phải thành thực"
"phản đối tin tức lường gạt" - "tôi cần được nói"
Thể hiện:
"Trả dân chủ cho nhân dân" - "phản đối phong tỏa tin tức"
Quyết tâm:
"Di Thư (di chúc)"
"Tuyệt thực"
"Đói chết - chuyện nhỏ"
Đại học Bắc Kinh
Đại học Nhân Dân
Đại học Thanh Hoa
Kịch Viện
Đại học Chính Pháp
"Tuyệt thực - tuyệt thủy"
Đại học KH-KT Bắc Kinh
and more.. were all together to say:
Kế đến là các thành phần khác, những người ủng hộ và góp phần cho phong trào:
Giáo viên đại học cảnh quan (cảnh quan = cảnh sát, ko phải cảnh quang)
Đội ngũ y, bác sĩ
"Người tàn tật - ủng hộ sinh viên"
Trung học sinh
Nhân dân nhật báo (vẫn là tờ báo lớn hiện nay)
"Quân nhân tàn phế - ủng hộ sinh viên - phản đối hủ bại"
Các pháp quan kêu gọi cứu lấy sinh viên
cho đến cả cảnh sát, quân nhân
Tất nhiên, không phải ai cũng phản động, vẫn còn đó những lực lượng trung kiên:
có điều, không hiểu họ nghĩ gì về dòng chữ "Vì nhân dân phục vụ" ở phía sau, trong bức này:
Công an Bắc Kinh ủng hộ sinh viên:
Quân đội được điều đến:
Sinh viên tìm cách thuyết phục quân đội:
Sinh viên quyết định không rời Thiên An Môn:
Bức tượng Nữ thần Dân chủ được dựng lên:
Bạo lực bắt đầu:
Bức ảnh lịch sử:
Quân đội tái chiếm Thiên An Môn, biểu tình chấm dứt:
Chính quyền yêu cầu báo chí rút lui và
rạng ngày 4 tháng 6, đám biểu tình bị giải tán, hàng ngàn người bị tàn
sát ngay tại quảng trường Thiên An Môn. Con số chính thức là bao
nhiêu thì Bắc Kinh không nói và không ai biết được. Con số bán chính
thức từ bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là 2.600 người.
Bạo lực bắt đầu:
Bức ảnh lịch sử:
Quân đội tái chiếm Thiên An Môn, biểu tình chấm dứt:
Ngày 3 tháng 6 năm 1989, thủ tướng Lý Bằng xuống lệnh hành quân. Bộ đội dàn ra trên đường phố, đánh đập và bắt giữ bất cứ ai kháng cự. Quảng trường Thiên An Môn bị khóa chặt. Ðêm mùng 3 rạng mùng 4 tháng 6, cảnh sát ném lựu đạn cay và đánh đập mọi người với dùi cui và roi điện. Tiếng súng nổ vang ở ngoại vi thành phố. Lúc 2 giờ sáng xe thiết giáp ủi bằng các chướng ngại vật do sinh viên dựng lên. Bộ đội nã súng vào đoàn biểu tình. Từng đoàn xe tăng tiến vào quảng trường cán nát các thây người.
Lệnh của chính quyền: 1. Bắn bỏ ai kháng cự. 2. Quãng trường phải được dọn dẹp sạch sẽ trước khi trời sáng (sáng ngày mùng 4 chỉ còn lại các vết máu). 3. Tất cả những người lãnh đạo cuộc biểu tình đều phải bị bắt.
Cuộc đàn áp kéo dài vài ngày sau đó. Bộ đội nã súng vào bất cứ ai có thái độ khiêu khích hay cản đường. Các trường đại học bị lục soát, các nhân vật bất đồng chính kiến bị bắt đi. Hơn 1,500 người bị bắt, trong đó có ít nhất 6 lãnh tụ sinh viên trong danh sách 21 người bị truy nã. Lệnh giới nghiêm được ban hành. Sáng ngày 8, một sự im lặng ngột ngạt bao trùm thành phố. Trong số 21 sinh viên nằm trong danh sách truy nã của chính quyền, khoảng phân nửa đã lần lượt trốn ra nước ngoài. Hai trong số những người thoát được là Chai Ling và Quang Ðán. (Cả hai hiện đang sống tại Hoa Kỳ.)
Chính quyền tuyên bố thắng lợi trước "Cuộc nổi loạn phản cách mạng." Một số đơn vị bộ đội từ chối không tham gia vào cuộc thảm sát đã bị giải giới sau đó. Tất cả các xác chết đều bị dọn sạch trong đêm theo lệnh của chính quyền. Các phóng viên nước ngoài ước lượng số người chết là 3,000. Số người bị thương, theo thông tin chính thức của nhà cầm quyền, là 7,000.
Cuộc biểu tình ở Thiên An Môn đã bị dập tắt nhưng dư âm của nó không bao giờ tắt. Nó mãi mãi khắc ghi vào lịch sử Trung Quốc như một cuộc tranh đấu hào hùng của những người trẻ tuổi cho dân chủ. Ngày nay dù các thông tin về biến cố Thiên An Môn bị chính quyền cấm phổ biến, nhưng trong lòng mỗi người dân Trung Quốc, kể cả những người lãnh đạo, nó vẫn nhắc nhở rằng có những người đã đổ máu cho dân chủ. Trung Quốc đã không còn như xưa kể từ sau biến cố Thiên An Môn. Trung Quốc đã thực sự thay đổi, và sẽ còn tiếp tục thay đổi.
(Sưu Tầm)
Xin phổ biến lại bài này, bạn nhé.
ReplyDeleteố kề
Delete