Lãnh đạo Việt Nam có thể có sự lựa chọn từ một nhìn
nhận tích cực, hoặc trái lại là tiêu cực từ biến động đang diễn ra hiện
nay ở Ukraine để áp dụng vào tình hình trong nước, theo một cựu quan
chức thuộc ngành ngoại giao của Việt Nam.
Góc nhìn tích cực là chiêm nghiệm quy luật nhân quả trong ứng xử đối với các nguyện vọng của nhân dân và nhân dân, tránh các sai lầm bạo lực, trong khi cách nhìn tiêu cực có thể là việc tiếp tục thiên về hướng học hỏi cách thức đàn áp, ngăn chặn dân chủ và các phong trào của nhân dân một cách tham vọng hơn, theo ông Đặng Xương Hùng, nguyên Phó Vụ trưởng, Bộ Ngoại giao, nguyên Lãnh sự Việt Nam tại Geneva, Thụy Sỹ.
Trao đổi với BBC hôm 23/2/2014 trên tư cách một nhà quan sát, một cựu quan chức từng có nhiều năm làm việc trong ngành ngoại giao ở châu Âu, ông Xương Hùng nói:
"Ukraine cũng là bài học để mà họ có thể nhìn, nếu học tích cực hơn, thì họ nhìn theo một quan điểm tích cực, tức là quan hệ nhân - quả,
"Tôi muốn nói tới quan hệ ai bắn vào nhân dân... chính người đó sẽ là những người có tội với nhân dân với đất nước,
"Còn nếu họ không nhìn theo hướng tích cực, họ sẽ rút ra ở đấy những bài học về đàn áp, bài họ về làm sao ngăn chặn tất cả những sự bùng lên của nhân dân, rồi bài học về sự gọi là có những thay đổi nhất định để có thể mị dân, để có thể làm dịu đi tình hình của nhân dân."
'Đảng đang cân nhắc gì?'
Theo ông Xương Hùng, nội bộ giới lãnh đạo Việt Nam có những phân hóa trong cách nhìn và xử trí các vấn đề về khủng hoảng, biến động chính trị, hoặc các làn sóng dân chủ đòi cải tổ, dân chủ, nhân quyền trong nước. Ông nói: "Bất cứ một thời điểm nào ở trong lực lượng lãnh đạo Việt Nam cũng có những xu hướng nhìn nhận khác nhau, tuy nhiên, họ thống nhất ở cái là bộc lộ ra phía ngoài... thì thống nhất, nhưng phía trong không hẳn trong giới lãnh đạo Việt Nam có thể thống nhất được làm sao để khỏi xảy ra những binh biến, làm sao tiếp tục duy trì chế độ hiện nay,"Nhưng mà rồi sau đó tìm ra những biện pháp, những cách đối phó hữu hiệu nào đó để không cho tình hình Việt Nam giống như ở Campuchia, giống như ở Thái Lan, giống như ở Ukraine," ông nói.
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC hôm Chủ Nhật, sau khi Quốc hội Ukraine chỉ định quyền Tổng thống thay thế ông Viktor Yanukovych và đang chuẩn bị thành lập nội các lâm thời, ông Xương Hùng đề cập và phân tích 4 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến việc Tổng thống Yanukovych 'bị lật đổ', nội các bị giải thế và bản thân nhà lãnh đạo rơi vào tình thế phải "trốn chạy."
Ông Đặng Xương Hùng gần đây đã xin cư trú chính trị tại Thụy Sỹ, sau khi công bố quyết định ly khai Đảng Cộng sản Việt Nam trên tư cách một đảng viên và một quan chức của chính phủ.
BBC
No comments:
Post a Comment