Sự kiện mất điện ở sân bay Tân Sơn Nhất nhanh chóng được đưa vào sách giáo khoa các trường hợp tai nạn hi hữu của ngành hàng không thế giới. Ngay cả thời điểm chiến tranh trước năm 1975 ở miền Nam Việt Nam, cũng chưa bao giờ xảy ra.
Mặc dù Ngành hàng không CSVN vội vã giải thích sự kiện ngày 20/11 vừa qua, là do các thiết bị tích điện trong bộ lưu điện UPS cung cấp cho trung tâm kiểm soát không lưu gặp trục trặc, gây mất điện. Tuy nhiên giới chuyên môn Hàng không trong nước chỉ rõ rằng phải có người phá hoại thì 4 nguồn điện dự phòng cho sân bay mới bị ngắt toàn bộ như vậy. Hành động này được khẳng định là có một âm mưu phá hoại.
Thậm chí tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, Viện trưởng Viện Điện - Điện tử- Tin học EEI trong nước còn nhấn mạnh rằng không hiểu vì sao chuyện này có thể kéo dài hơn một giờ.
Chỉ một ngày sau đó, âm mưu của việc phá hoại sân bay Tân Sơn Nhất bị hé lộ. Chủ đích của việc phá hoại này, nhằm tạo áp lực để đòi xây cho được sân bay Long Thành. Chủ mưu cho hành động phá hoại sân bay Tân Sơn Nhất là một nhóm lãnh đạo cộng sản tại Sài Gòn, Bộ Quốc phòng và Quân khu 7, Bộ Giao thông Vận tải và Cục Hàng không. Dự án xây sân bay Long Thành với gói tài trợ từ nhiều quốc gia lên đến 18,7 tỉ Mỹ kim đang là món lợi của giới quan chức quen ăn tham nhũng thèm khát nhắm tới.
Từ 40 năm nay, các đời lãnh đạo cộng sản tại Sài Gòn, của Bộ Quốc phòng và của Tổng cục Hàng Không đã chia nhau gần hết các miếng đất chung quanh sân bay Tân Sơn Nhất. Từ tổng diện tích 3500 hecta, giờ đây sân bay Tân Sơn Nhất chỉ còn 1500 hecta. Bây giờ các lãnh đạo cộng sản mới lên, hết phần lợi lộc để chia nên đang thèm thuồng tạo ra Dự án Sân bay Long Thành.
Dự trù nếu sân bay Tân Sơn Nhất không còn sử dụng nữa, đất đai nơi này được phân lô để bán cho các dự án, có thể thu về đến 10 tỷ Mỹ kim. Dĩ nhiên, người hưởng lợi cũng chỉ là giới cầm quyền CSVN mà thôi.
Nguyễn Khanh (SBTN)
No comments:
Post a Comment