Friday, February 8, 2013

"Vạn lý trường thành trong lòng đất" của Trung Cộng


Vạn lý trường thành trong lòng đất là nơi lưu trữ tên lửa đạn đạo chiến lược, đầu đạn hạt nhân, nhiên liệu phân hạch plutonium và uranium, cùng hệ thống điều khiển các tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Báo chí phương Tây nhắc rất nhiều đến cụm từ này, nhất là sau khi Tiến sĩ Phillip Karber công bố bản báo cáo công trình nghiên cứu của ông về "công trình đặc biệt" này của Trung Quốc.


Giai đoạn I của dự án "Vạn lý trường thành trong lòng đất" của Trung Quốc.

Bản báo cáo của Tiến sĩ Karber ít nhiều đã tác động đến các chiến lược an ninh mới của Mỹ. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra, Vạn lý trường thành trong lòng đất này là gì?, Nó hình thành như thế nào? Và tại sao nó lại tác động đến an ninh nước Mỹ?.

Vạn lý trường thành trong lòng đất là cách gọi ví von dành cho hệ thống đường hầm được xây dựng trong lòng đất làm nơi lưu trữ, triển khai và hệ thống điều khiển của lực lượng Nhị pháo (cách gọi Lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc).


Theo một clip được đăng tải trên tờ
Akarlin giới thiệu về lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc, công trình này bắt đầu xây dựng từ năm 1966 cùng thời điểm với việc Trung Quốc bắt đầu thành lập lực lượng Nhị pháo (tên nước này gọi lực lượng tên lửa chiến lược), đến năm 1979 đã hoàn thành được 1/3 so với hiện tại.

Các loại máy đào công suất lớn đã được sử dụng cho giai đoạn III của dự án. Các loại máy này đã đẩy nhanh tiến độ và kích thước của đường hầm.


Hệ thống đường hầm này được đào ở độ sâu từ 8-18 mét dưới lòng đất với chiều cao từ 12-13 mét. Theo các số liệu mới được công bố gần đây, có khoảng 20.000 công nhân cùng với 8342 kỹ sư làm việc trong hệ thống đường hầm này. Tổng cộng có khoảng 60.000 người đã làm việc từ khi bắt đầu xây dựng hệ thống đường hầm này, 1,51 tỷ mét khối đất đá đã được đào.


Cơ sở ngầm này được xây dựng dưới dãy núi Jianzishan, tỉnh Tứ Xuyên, tổng cộng có khoảng 130 đường hầm khác nhau với tổng chiều dài khoảng 21 km trong giai đoạn đầu của dự án. Trong giai đoạn này, việc đào đường hầm chủ yếu bằng sức người với các công cụ khá thô sơ.


Trung Quốc bắt đầu triển khai giai đoạn 3 của dự án trong giai đoạn 1999-2009. Các đường hầm được xây dựng với kích thước rộng hơn đủ điều kiện triển khai các loại xe chở tên lửa hạng nặng. Công nghệ đào hầm cũng được cải tiến với sự xuất hiện của các loại máy đào chuyên dụng hạng nặng, giúp đẩy nhanh tốc độ đào hầm so với trước rất nhiều.


Các đường hầm giai đoạn 3 được xây dựng với công nghệ hiện đại, hệ thống thông gió, chiếu sáng đầy đủ. Các công nhân làm việc bên trong đường hầm được tổ chức với kỷ luật rất cao, họ luôn hát bài hát
Bảo vệ người lính tên lửa của chúng tôi mỗi khi bắt đầu vào ca hay hết ca làm việc.

Một góc của trung tâm điều khiển "Vạn lý trường thành trong lòng đất" của Trung Quốc.

Tháng 12/2009, giai đoạn 3 của dự án được hoàn thành với tổng chiều dài đường hầm đạt con số kỷ lục 2.500 km. Hệ thống đường hầm này tạo nên một mạng lưới chằng chịt trong lòng đất. Theo báo cáo từ công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Karber, hệ thống đường hầm này đang lưu trữ khoảng 3.000 đầu đạn hạt nhân, cao gấp 10 lần so với con số ước tính của tình báo Mỹ.

Hệ thống đường hầm được xây dựng kiên cố hóa với khả năng chịu được vụ tấn công hạt nhân từ trên mặt đất. Vạn lý trường thành trong lòng đất sẽ cung cấp cho lực lượng Nhị pháo một căn cứ an toàn để bảo vệ các tên lửa chiến lược của mình.


Sự bí hiểm của hệ thống đường hầm này đã khiến chính quyền Washington “ăn ngủ không yên”. Quả thật, Mỹ có quá ít thông tin về hệ thống đường hầm này. Mỹ thực sự không thể biết được những gì đang được chứa đựng dưới hệ thống đường hầm này, điều đó càng làm cho khả năng răn đe hạt nhân của Trung Quốc trở nên mơ hồ hơn. Mới đây Tổng thống Obama đã ký đạo luật Ủy quyền quốc phòng quốc gia, giao cho Lầu Năm Góc và Bộ chỉ huy chiến lược tìm cách vô hiệu hóa mối đe dọa này.

Infonet

No comments:

Post a Comment