Thursday, February 28, 2013

BÊN THẮNG CUỘC - Tập 1 - Phụ Lục

* Phụ Lục 1: Sự thật lịch sử về tăng 390 và tăng 384

Trong suốt hơn hai mươi năm kể từ ngày 30-4-1975, truyền thông trong nước đã mặc nhiên thừa nhận chiếc xe 843 của Bùi Quang Thận đã húc đổ cổng Dinhtrong khi sự thật chính là xe 390. Theo Trung tá Bùi Văn Tùng: “Sau khi biết Thận là người cắm cờ, báo chí vây lấy cậu ấy. Chắc thằng Thận không nói, nhưng các nhà báo suy ra Thận cắm cờ thì 843 của Thận phải là xe vào trước. Khi về tới Long Bình, anh em đã báo cáo lên, xe 390 húc đổ cổng Dinh, nhưng khi nghe báo nói xe 843 anh em cũng cho qua. Về sau, do vụ “ai cắm cờ” đã khá bầm dập nên nhiều người nghĩ, cải chính làm chi cho phức tạp. Sau đó, Việt Nam lại xung đột với Trung Quốc mà chiếc 390 là T59, viện trợ của Trung Quốc, trong khi chiếc 843, T54, viện trợcủa Liên Xô nên càng không ai nghĩ tới việc làm rõ sự kiện này”.

Wednesday, February 27, 2013

BÊN THẮNG CUỘC - Tập 1 - Chương 11

Chương 11: Campuchia

***

Giữa trưa 7-1-1979, khi nghe con rể là Giáo sư Hồ Ngọc Đại đánh thức báo tin, “Quân ta đã vào Phnom Penh”, ông Lê Duẩn chỉ “ừ” rồi ngủ tiếp. Ông Hồ Ngọc Đại nói: “Tôi rất ngạc nhiên. Khi nhận được điện thoại từ Cục Tác chiến tôi cũng không ngờ chuyện long trời lở đất như thế mà ông vẫn ngủ”. Đưa đại quân đến thủ đô một quốc gia khác tưởng nhẹ tựa giấc ngủ trưa của một đấng quân vương nhưng phải mười năm sau Quân đội Việt Nam mới rút được chân ra khỏi đó. Cho dù câu chuyện xảy ra bên ngoài lãnh thổ, mười năm ấy sẽ trở thành một phần lịch sử Việt Nam,lịch sử can thiệp vào một quốc gia khác.

“Pot ở đầu phum ta cuối phum”
Theo Tướng Lê Đức Anh: “Khi đánh Campuchia, trong lãnh đạo Đảng ta có hai ý kiến: một là đánh xong giao lại cho bạn rồi rút về ngay, hai là đánh xong phải giúp bạn xây dựng cho vững rồi mới bàn giao và rút về nước… Anh Lê Duẩn bảo đánh xong giao cho bạn rồi rút cho bộ đội về Nam Bộ làm ruộng” (558). Ông Ngô Điền xác nhận, khi mới lên Phnom Penh, ông Lê Đức Thọ có nói đại ý, “ta cố làm tốt một thời gian, ba tháng, sáu tháng rồi giao cho bạn”. Nhưng làm sao trong ba hoặc sáu tháng những người lính Việt Nam có thể “trở về Nam Bộ làm ruộng” khi Khmer Đỏ chỉ mới bị đánh đuổi chứ chưa bị đánh tan.

BÊN THẮNG CUỘC - Tập 1 - Chương 10

Chương 10: Đổi Mới

***

Từ chỗ tập trung vào tay nhà nước ruộng đất, nhà máy và tất cả các quyền sản xuất, kinh doanh, từ tháng 12-1986, Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu cho phép “các thành phần kinh tế” được làm ăn một cách có giới hạn. Đồng thời, nhà nướccũng từng bước cho tự do lưu thông hàng hóa trong nước, để thị trường điều tiết giá cả thay vì lên kế hoạch và quyết định bằng các mệnh lệnh hành chánh. Việc chấp nhận nền kinh tế vận hành theo các quy luật gần giống như nó vốn có được Đảng gọi là “đổi mới”. Để đi tới quyết định đó, các nhà khởi xướng cũng đã phải mất rất nhiều thời gian để thuyết phục các đồng chí trong Đảng và thuyết phục chính mình.

Hội nghị Đà Lạt
Giữa năm 1983, khi đến làm việc tại nhà máy Viso, một trong những những điển hình xé rào ở Sài Gòn, ông Trường Chinh nói với Giám đốc Nguyễn Quang Lộc: “Nay tôi đến đây để nghe. Chú như một chuyên gia cứ báo cáo hết chứ không phải lễ lạt gì”. Ông Lộc báo cáo xong thì đã mười một giờ trưa. Bác sỹ riêng yêu cầu Trường Chinh nghỉ, nhưng ông nói: “Tôi phải xuống xem nhà máy đã”. Năm ấy Trường Chinh bảy mươi lăm tuổi.

BÊN THẮNG CUỘC - Tập 1 - Chương 9

Chương 9: Xé Rào

***

Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt từng nói trước Hội đồng Nhân dân: “Khác với tất cả các xã hội có giai cấp trước đây, nhà nước xã hội chủ nghĩa chịu trách nhiệm đầy đủ đối với đời sống của nhân dân, vì vậy nhà nước phải nắm toàn bộ khâu lưu thông phân phối, đặc biệt là những nhu cầu thiết yếu đối với đời sống, liên quan đến bữa ăn hàng ngày của nhân dân lao động” (452). Chỉ mấy năm sau, những người như ông Kiệt nhận ra chính tham vọng tốt đẹp đó đã như những bức tường, những hàng rào, giam hãm sự năng động của toàn xã hội. Những nỗ lực “đục thủng” cơ chế “tập trung quan liêu bao cấp” đó về sau sẽ được gọi là “xé rào”.

Bế tắc
Bên ngoài thì giặc dã, bên trong thì bức bối, đói kém, không khí càng trở nên ngột ngạt, nhất là từ giữa năm 1978. Lượng người bỏ nước ra đi càng lúc càng tăng, cỗ xe như đang lao xuống dốc mà không ai nhìn thấy chân phanh ở đâu.
Ông Võ Văn Kiệt quyết định gặp gỡ giới trí thức Thành phố. Với hy vọng có được sự chia sẻ từ những người Sài Gòn vốn được coi là có cảm tình với “Cách mạng”, ông Kiệt đã nói khá chân thành: “Anh em cố gắng ở lại, trong vòng ba năm nữa, nếu tình hình vẫn không thay đổi, tôi sẽ đưa anh em ra phi trường”. Cả hội trường im lặng. Rồi, giáo sư Nguyễn Trọng Văn đứng lên: “Chúng tôi sẵn sàng ở lại, nhưng nếu ba năm nữa mà tình hình không thay đổi thì tôi cho rằng người nên ra đi phải là các anh”.

BÊN THẮNG CUỘC - Tập 1 - Chương 8


Chương 8: Thống Nhất

***

Con gái ông Lê Duẩn, bà Lê Thị Muội, viết: “Gần trưa [30-4] tôi hay tin là ta đã chiếm Dinh Độc Lập… Tôi hấp tấp ra khỏi Viện Di truyền, phóng xe máy về nhà vàlao thẳng vào phòng ba tôi. Ở đấy, một mình ba tôi đang ngồi lặng lẽ… Người ngước mắt cười với tôi, rồi nước mắt bỗng trào ra… Đột nhiên, tôi thấy thời gian như ngưng lại và ánh sáng trong căn phòng cũng không còn là thứ ánh sáng thông thường của trời đất nữa” (382). Nếu như ngày 19-1-1974, Quần đảo Hoàng Sa không bị Trung Quốc chiếm đi, thì Việt Nam dưới thời ông Lê Duẩn đã bao gồm những gì mà Hoàng đế Gia Long mở mang và thâu tóm được. Thống nhất giang sơn đã khó nhưng còn khó hơn khi thống nhất lòng người. Nếu “thời gian ngưng lại” ở thời điểm 30-4-1975, lịch sử chắc chắn sẽ có một cách nhìn khác về vai trò Lê Duẩn.

Nước Việt Nam là một
Việc ông Lê Duẩn phải chờ ở Đà Nẵng cho tới ngày 9-5-1975 mới vào được Sài Gòn để chờ “Trung ương Cục chuẩn bị”, theo ông Trần Quỳnh, khi ấy là trợ lý Lê Duẩn, “đã làm cho anh Ba thoáng có sự lo lắng”.
Cho dù chiến thắng bắt đầu bằng những mệnh lệnh phát đi từ “Tổng Hành dinh”, nhưng đoàn quân tiến về Sài Gòn trong ngày 30-4-1975 còn mang theo cả Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam và Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam. Chấm dứt sự tồn tại của một thực thể chính trị được công nhận bởi hai mươi ba quốc gia sao cho trong ấm, ngoài êm, cũng có nhiều điều lo nghĩ.

Đại sứ quán VN ở Moscow giúp gì cho công dân Việt?


Bốn thiếu nữ Việt Nam, trong đó có một em vị thành niên, trốn khỏi một nhà thổ ở Moscow nhưng sau đó bị chủ chứa bắt lại. Tin đã được loan đi hồi đầu tháng này nhưng tới giờ các nạn nhân vẫn còn bị khống chế và ngay cả thân nhân ở Việt Nam cũng bị đe dọa đến phải lên công an xin rút đơn kiện.

Phát biểu của tổng bí thư đảng về góp ý Hiến pháp bị chỉ trích mạnh mẽ


Trong buổi làm việc với tỉnh ủy Vĩnh Phúc ngày 25/02 vừa qua, tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu rằng những ý kiến đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên đa đảng, đòi tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội, việc đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, có thể được quy là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.

Bài viết khiến nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị đuổi việc

 
  Vài lời với Tổng Bí Thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng
 
Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2 đưa phát biểu tại Vĩnh Phúc của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức... Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!”(*)

ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ NHÂN CÁCH CỦA : HÙNG VƯƠNG – ÂU LẠC


KÍNH GỬI ĐẾN ĐỒNG BÀO NHƯ : THAY LỜI CHÚNG TA MUỐN NÓI 
 
Hoàng Thanh Trúc

 

Tuesday, February 26, 2013

BÊN THẮNG CUỘC - Tập 1 - Chương 4

* Chương 4: Nạn Kiều

***

Năm 1978, Hà Nội phát hiện Bắc Kinh hậu thuẫn cho Pol Pot quấy phá biên giới Tây Nam. Hơn một triệu người Hoa ở Việt Nam đã trở thành mối lo “con ngựa thành Troy” cho một cuộc chiến tranh khi ấy được tin là không tránh khỏi. Ba “phương án” đưa người Hoa ra khỏi Việt Nam đã được triển khai. Bắc Kinh tố cáo Việt Nam gây ra vụ “nạn Kiều”. Việt Nam tố cáo Bắc Kinh “kích động”. Ở giữa “hai làn đạn”, cộng đồng người Hoa ở Việt Nam đã phải trải qua cơn biến động không kể hết đau thương.

Đội quân thứ năm
Đầu năm 1978, ông Lê Duẩn đưa Đỗ Mười vào miền Nam thay thế Nguyễn Văn Linh chỉ huy công cuộc “Cải tạo công thương nghiệp tư nhân”. Sau năm 1986, sự kiện này đã được nêu lên như là một bằng chứng để nói ông Nguyễn Văn Linh là người chống lại cải tạo tư sản. Tuy nhiên, theo ông Trần Phương, người có sáu tháng làm phó cho ông Nguyễn Văn Linh ở Ban Cải tạo công thương nghiệp Trungương: “Trong vấn đề cải tạo, Mười Cúc chỉ khác Đỗ Mười ở cách làm chứ không khác ở quan điểm cải tạo hay không cải tạo. Ở thời điểm ấy, Lê Duẩn chọn Đỗ Mười và đứng sau lưng Đỗ Mười vì ông muốn giải quyết vấn đề người Hoa gấp. Điều mà Lê Duẩn không tin là Mười Cúc làm được”.

BÊN THẮNG CUỘC - Tập 1 - Chương 5

Chương 5: Chiến Tranh

***

Mặc dù từ giữa năm 1977, Pol Pot bắt đầu được nói tới như những bóng ma áo đen, đêm đêm cầm dao quắm lẻn sang giết chóc dọc biên giới Tây Nam, nhưng người dân Việt Nam vẫn sững sờ khi ngày 25-1-1978, tình trạng chiến tranh được Chính phủ công khai thừa nhận. Kể từ khi Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, đất nước trải qua ba mươi năm chiến tranh liên tiếp chiến tranh. Chưa kịp hưởng một ngày thực sự yên vui, trai tráng lại phải khoác lên vai cây súng, lần này là đánh nhau với những “người anh em” Cộng sản.

Biên giới Tây Nam
Ngày 25-1-1978, tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Ngô Điền, vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí Bộ Ngoại Giao, chủ trì họp báo, cho biết nhà cầm quyền Campuchia đã huy động phần lớn lực lượng quân đội của họ đến đóng dọc biên giới, mở những cuộc tiến công quy mô tiểu đoàn, trung đoàn, rồi sư đoàn vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam. Cuộc họp báo của ông Ngô Điền diễn ra bốn ngày sau khi Khmer Đỏ kết thúc một cuộc tấn công kéo dài trên vùng biên giới Tây Nam. Từ ngày 11 đến 19-1-1978, ba trung đoàn Khmer Đỏ đã đánh vào vùng Tịnh Biên, Phú Cường ở bờ đông kênh Vĩnh Tế, sâu hơn 3km trong lãnh thổ Việt Nam.

BÊN THẮNG CUỘC - Tập 1 - Chương 7

Chương 7: Giải Phóng

***

Nhiều người Việt đã cầm súng với niềm tin họ chiến đấu là để giải phóng miền Nam. Trong suốt nhiều thập niên, truyền thông nhà nước đã lặp đi lặp lại điều này như là chân lý. “Giải phóng” là cách nói để mô tả sự kiện kết thúc vào ngày 30-4-1975. “Giải phóng” là từ không chỉ được dùng bởi những người đi từ trong các chiến khu mà còn được nói như một phản xạ tự nhiên của không ít người dân. Có hàng triệu người đã bỏ nước ra đi, nhưng hàng chục triệu người miền Nam vẫn chọn con đường ở lại, rồi chính họ sẽ có những trải nghiệm đáng nhớ về “giải phóng”.

Sài Gòn thay đổi
Chiều 2-5, từ trường Petrus Ký, Ban Kinh tài Thành ủy đưa nhóm ông Võ Văn Kiệt sang “tiếp quản” nhà 222 và 224 đường Phan Thanh Giản (321). Ngôi nhà này vốn là nơi ở của tùy viên quân sự Anh. Người giúp việc cho ông tùy viên lại cũng là một cơ sở bí mật của Cách mạng. Ông Võ Văn Kiệt tới, gia đình rất mừng, và từ hôm đó họ trở thành “cán bộ Thành ủy”.

BÊN THĂNG CUỘC - Tập 1 - Chương 6

Chương 6: Vượt Biên

***

Ngày 7-8-1987, khi Trần Minh Triết (292) lên thuyền, anh kể: “Tôi thấy chuyến vượt biên còn có hai thầy giáo và hai người bạn học cùng lớp của mình”. Những năm ấy, người dân miền Nam nói: “Nếu cây cột đèn mà biết đi chắc nó cũng đã bứng đất mà đi mất”. Nếu như những gì xảy ra trong các trại cải tạo có thể được giữ kín, thì vượt biên lại là vấn đề gây chú ý ngay sau khi có các thuyền nhân tới được vùng biển quốc tế. Những chiếc thuyền đánh cá nhỏ nhoi chở hàng trăm người đối chọi với sóng dữ, với cướp biển, với sự thờ ơ của các quốc gia lân bang đã gây rúng động dư luận.

“Vượt biên”
Vụ vượt biên đầu tiên bị bắt và bị đưa ra công khai do “đám chủ công ty vàng lá Kim Thành” tổ chức. Nhưng, do tính đơn lẻ của nó, chính quyền và dư luận chưa đánh giá vượt biên thực sự là một vấn đề. Báo chí Sài Gòn, kể cả tờ báo của của nhóm các dân biểu đối lập trước 30-4-1975 như Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Dương Văn Ba, cũng coi những người vượt biên này như tội phạm.

Monday, February 25, 2013

BÊN THẮNG CUỘC - Tập 1 - Chương 3

* Chương 3: Đánh Tư Sản

***

Sau khi hàng trăm ngàn binh lính đã được “học tập”, đã nhận thấy “tội lỗi” của mình, còn các sỹ quan thì đã bị giữ trong các trại cải tạo, Sài Gòn lại náo động bởi chiến dịch đánh tư sản mại bản. Theo nhận thức của những người cộng sản, đánh đổ giai cấp tư sản là bước đi tất yếu, là nhiệm vụ của “cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”. Chưa đầy ba năm sau khi chủ nghĩa xã hội được áp dụng ở miền Nam, các nhà doanh nghiệp, với tên gọi mới là “tư sản”, đã phải trải qua hai lần bị “đánh”.

“Chiến dịch X-2”
Vào lúc 7 giờ 30 phút sáng ngày 10-9-1975, Ủy ban Quân quản Thành phố Sài Gòn họp báo, đưa ra “Bản Tuyên bố của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam”, ra lệnh “bắt giữ một số tư sản mại bản có chứng cứ đầu cơ tích trữ, phá rối thị trường: Mã Hỷ, vua lúa gạo; Lưu Tú Dân, lũng đoạn vải vóc; Bùi Văn Lự, nhập cảng, đầu cơ phụ tùng xe máy; Hoàng Kim Quy, thầu cung cấp kẽm gai cho quân đội Mỹ; Trần Thiện Tứ, độc quyền xuất cảng cà phê…” (117). Hơn bảy giờ trước đó, phần lớn các đối tượng nằm trong danh sách sáu mươi tên đánh đợt đầu đã bị bắt.

BÊN THẮNG CUỘC - Tập 1 - Chương 2

Chương 2: Cải Tạo

***

Sau hai mươi năm chia cắt, lịch sử đã đặt nhiều gia đình miền Nam vào những tình huống vô cùng nghiệt ngã. Có những gia đình trong khi vui mừng đón đứa con “nhảy núi” trở về thì đứa con “ngụy” đang phấp phỏng nằm chờ trên gác; có những cán bộ cao cấp từ Hà Nội vô mới biết đứa con mà khi tập kết mình để lại đã trở thành “lính ngụy”. Dù 175 nghìn khẩu súng các loại đã được giao nộp ngay trong mấy ngày đầu tiên sau 30-4, nhưng hơn nửa triệu sỹ quan, binh lính Việt Nam Cộng Hòa tan rã thì vẫn đang nhà ai nấy ở. Tất cả đều căng ra chờ đợi.

Những ngày đầu
Lữ đoàn 203 được lệnh rút về Long Bình lúc 5 giờ chiều ngày 30-4, nhường công việc chiếm đóng Dinh và bảo vệ Sài Gòn cho Quân đoàn IV. Nhưng, theo ông Bùi Văn Tùng, gần một trăm chiếc tăng của ông đã không thể di chuyển, vì giờ đó người dân Sài Gòn bắt đầu đổ ra đường. Sau những giờ phút căng thẳng nhất, như sợi dây căng hết cỡ đã đứt tung ra, mọi người Việt Nam, kể cả những người lính, cho dù ở phía nào, đều cảm thấy chiến tranh kết thúc

BÊN THẮNG CUỘC - Tập 1 - Chương 1

Chương 1: Ba Mươi Tháng Tư

***

Ba mươi tháng Tư năm 1975 là ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ngày mà những người anh em miền Nam buông súng đầu hàng miền Bắc. Ngày chấm dứt hơn hai mươi năm “da thịt tàn nhau, vạ trong tường vách”. Nhưng, không phải cứ súng ống vứt đi là sẽ có hòa bình.

Đi từ bưng biền
Sáng sớm ngày 30-4-1975, “cánh” của ông Võ Văn Kiệt về tới một khu “đám lá tối trời” thuộc huyện Bình Chánh. Hai mươi hai ngày trước, ông Lê Đức Thọ vào Trung ương Cục, sau đó, công bố quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh6, đồng thời trao quyết định cử ông Võ Văn Kiệt làm bí thư Đảng ủy Đặc biệt Ủy ban Quân quản Sài Gòn-Gia Định, cử ông Lê Đức Anh làm phó bí thư kiêm chủ tịch Ủy ban Quân quản, và ông Mười Cúc Nguyễn Văn Linh đảm trách lực lượng nổi dậy phối hợp với quân chủ lực.

BÊN THẮNG CUỘC - Tập 1 - Lời Cám Ơn



Trong quá trình thu thập tư liệu để viết cuốn sách này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ chí tình của nhiều nhân vật lịch sử, sự hợp tác của các nhân chứng, sự đóng góp của các đồng nghiệp, và sự ủng hộ của rất nhiều bè bạn.
Tác giả đặc biệt cám ơn các nhà lãnh đạo đã trả lời phỏng vấn trực tiếp cho cuốn sách này: Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải, Tổng Bí thư Đỗ Mười, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Chủ tịch Nước Lê Đức Anh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Ủy viên Thường trực Thường vụ Bộ chính trị Phạm Thế Duyệt, Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm, Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, Bí thư Trung ương Đảng Hoàng Tùng, các Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nguyễn Đình Liệu, Trần Phương, Đoàn Duy Thành, Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Hà Phan, Bí thư Trung ương Đảng Phan Minh Tánh, Bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Hương, Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Trung tướng Võ Viết Thanh…

BÊN THẮNG CUỘC - Tập 1 - Mấy Lời Tác Giả

Tác giả.
*Huy Đức - Trương Huy San.
*Sinh năm 1962 tại Hà Tĩnh.
*Nhập ngũ tháng 3-1979.
*Học viên trường Sỹ quan Hoá Học (1980-1983).
*Chuyên gia quân sự ở Campuchia (1984-1987).
*Phóng viên báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, và Sài Gòn Tiếp Thị (1988-2009).
*Blogger của trang Osinblog (2006-2010).
*Humphrey Fellow về phân tích chính sách tại Đại học Maryland (2005-2006).
*Nieman Fellow về phân tích chính trị tại Đại học Harvard (2012-2013).
*Liên hệ tác giả qua thư điện tử osinbook@gmail.com.
*Facebook: https://www.facebook.com/BenThangCuocBook.


 *****

Thương yêu tặng Mỹ Đức
và hai con Thạch Thảo, Đức Trung

 
“Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh
Bên nào thắng thì nhân dân đều bại”
(Nguyễn Duy) 

Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm.
Cuốn sách này bắt đầu bằng những câu chuyện xảy ra trong ngày 30-4-1975. Ngày mà tôi, một cậu bé mười ba, trước giờ học chiều, đang vật nhau ven đồi thì nghe loa phóng thanh truyền tin “Sài Gòn giải phóng”. Thay vì tiếp tục ăn thua, chúng tôi buông nhau ra.

Vì sao Vietnam Town khai phá sản?


Ngày 13/2 vừa qua, ban quản lý trung tâm thương mại Vietnam Town trên đường Story Road, trong khu Little Saigon ở San Jose, đã nạp đơn phá sản theo chương 11 luật thương mại Hoa Kỳ.

VN: Thói quen xả rác bừa bãi nơi công cộng

Người thì mang theo ghế, người cầm theo xấp báo, tràn ra lòng lề đường, ngồi kín cả dưới chân cầu vượt.

 Hồ Gươm ngập trong rác sau đêm giao thừa

Quán ăn ở Trung Cộng không tiếp người Việt

Cộng đồng cư dân mạng trong và ngoài nước đang phẫn nộ trước bức ảnh chụp một nhà hàng ở thủ đô Trung Quốc treo bảng từ chối không tiếp khách người Việt.

Sunday, February 24, 2013

Đọc sách: "Bên thắng cuộc"



(Bấm links để xem)

Quyển Một: GIẢI PHÓNG



* Phần I: Miền Nam


* Phần II: Thời Lê Duẩn



***********************************

Quyển Hai: QUYỀN BÍNH


* Phần III: Dấu Ấn Nguyễn Văn Linh
  

* Phần IV: Tam Nhân
 
  Chương 18: Tam Nhân Phân Quyền
  Chương 19: Đại Hội VIII
  Chương 20: Lê Khả Phiêu và ba ông Cố Vấn
  Chương 21: Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa
  Chương 22: Thế Hệ Khác

* Phụ Lục 


***********************************

Saturday, February 23, 2013

Bí ẩn chuyện Hồ Chí Minh bị thất sủng vào cuối đời


Từ trước đến nay, ai cũng nghĩ Hồ chí Minh là một lãnh tụ với quyền uy tuyệt đối, xem ra quyền hạn còn hơn ông vua ngày xưa vì cả nước đều bắt buộc phải kính mến ngưỡng mộ ông như một ông thánh sống.

Tiền dân bay theo bụi đỏ Tây Nguyên


Sự thật không còn thể che giấu mãi, nếu tiếp tục các dự án bauxite ở Lâm Đồng và Đak Nông thì tiền dân sẽ bay theo bụi đỏ Tây nguyên.

Trung Cộng làm lể kỷ niệm cuộc chiến "phản kích tự vệ" chống "bọn tiểu bá VN"


Có lẽ đây là cái tát, là câu trả lời rõ nhất, vạch mặt những kẻ vẫn tìm mọi lý lẽ để biện minh rằng phải giữ hòa bình ổn định, tình “hữu hảo”, “16 chữ vàng, 4 tốt” hòng lấp liếm cho ý đồ rắp tâm bán nước, làm tay sai cho Trung Cộng qua hành động đàn áp, ngăn cấm những người yêu nước khi họ tự tổ chức lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Việt Nam đã hy sinh trong Chiến tranh Biên giới 1979 chống quân Trung Quốc xâm lược, cũng như những quyết định ngấm ngầm bịt miệng, tự bịt miệng báo chí không được đưa tin, bài mỗi khi tới ngày 17-2 hàng năm.

Friday, February 22, 2013

Tội ác CSVN: Đổ Mười và chiến dịch "Cải tạo công thương nghiệp miền Nam"


Chiều 21-3-1978, Hội trường của trường đảng Nguyễn Ái Quốc II, Thủ Đức, như nghẹt thở. Mấy trăm cán bộ cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố phía Nam được triệu tập về đây từ hai, ba ngày trước. Ăn, ngủ ngay tại đây, nội bất xuất, ngoại bất nhập, công an giám sát chặt chẽ. Tôi là phóng viên báo Tiền Phong, Trung ương Đoàn trưng dụng làm “nhiệm vụ đặc biệt” cũng  nằm trong số đó.

CS Bắc Hàn ra quy định kiểu tóc và quần áo trong dân chúng


Phụ nữ ở Bắc Triều Tiên đang khuyến cáo chỉ nên áp dụng 18 kiểu tóc và quần áo khác do chính phủ ấn định. Thẩm mỹ viện ở Bắc Triều Tiên đang phổ biến rộng rãi các loại kiểu tóc được phê chuẩn bởi các nhà lập pháp.

Thursday, February 21, 2013

Bí ẩn "Độc Long Nhãn" ở Cổ Loa Thành


Nhiều cuộc khai quật đã được tiến hành nhưng chưa có lời giải đáp cho hiện tượng cùng một địa hình mà hai hố đất gần nhau ở Khu di tích thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) một có nước một không, nên niềm tin về con mắt của “độc long nhãn” trong truyền thuyết xưa càng được củng cố.

Khai thác tài nguyên ở các hành tinh?


Nạn đói chết 36 triệu người Trung Quốc


Vào thời điểm bí mật này bị lật tẩy, phòng làm việc của một nhà báo chắc trông cũng giống như nơi làm việc của Dương Kế Thằng bây giờ. Sàn lát gạch hoa, khung cửa sổ cáu bẩn, trên bàn chồng hai đống giấy cao ngất, phong bì và sách. Cái máy sưởi từ thời Mao. Tàn thuốc lá và bụi bặm.

Nước Pháp : mục tiêu chính của Hồi Giáo cực đoan


Sau sự kiện 11/9/2001, người ta cứ nghĩ rằng Mỹ luôn là mục tiêu chính của các lực lượng Hồi Giáo cực đoan. Thế nhưng, thời thế đổi thay, đến hiện tại, nước Pháp dường như đã bị đẩy vào vị trí nhạy cảm này. Đó cũng là nhận định của báo chí Pháp, trong đó có tờ báo cánh hữu Le Figaro với bài viết đề tựa : "Pháp, mục tiêu chính của bọn Hồi Giáo cực đoan ".

Hai tù nhân sống sót tố cáo sự khủng khiếp của các trại cải tạo Bắc Hàn


Các trại cải tạo Bắc Triều Tiên là một thế giới của tra tấn và lao động khổ sai. Hai cựu tù nhân đã tố cáo như trên, trong một hội nghị về nhân quyền được các cơ quan phi chính phủ tổ chức tại Genève ngày 20/02/2013.  

Wednesday, February 20, 2013

Bộ phim "Tết Mậu Thân 68": Tội ác của ai?


Cách đây 45 năm đã xảy ra một biến cố quan trọng trong cuộc chiến Việt Nam. Đó là cuộc tấn công của quân cộng sản – gồm bộ đội miền Bắc và quân của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGP) – vào khắp các tỉnh thành của miền Nam VN. Sau chiến thắng 1975, nhà nước cộng sản hàng năm vẫn cho ăn mửng kỷ niệm chiến thắng này, cho dù rất ít chi tiết được ghi lại trong sử sách của họ.

VN: Xét tài sản "phó thủ tướng trở xuống"


Dự thảo luật đang được công bố nhằm sửa đổi luật phòng chống tham nhũng đề nghị trao cho Chủ tịch nước “quyền yêu cầu xác minh tài sản đối với người dự kiến được bổ nhiệm Phó Thủ tướng và Bộ trưởng” cùng nhiều chức vụ khác.

"Thắng Mỹ rồi khổ vì muốn giống Mỹ"


Một trí thức Mỹ vừa có bài nói nước Việt Nam cộng sản ‘thắng Mỹ’ để rồi lại muốn ‘giống Mỹ’ về kinh tế và cũng đang gặp đầy vấn đề từ nợ tín dụng tới thất nghiệp.

Tuesday, February 19, 2013

Nhược điểm kinh tế VN

 Sau một cái Tết khá ảm đạm, dân Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế trong năm con rắn. Người Việt năm nay ăn Tết có vẻ kém khởi sắc và mối lo về kinh tế sẽ lại sớm trở về ám ảnh mọi người. Nhưng đâu là vấn đề, đâu là giải pháp và ai có trách nhiệm giải quyết?

Thanh niên VN nghĩ gì về Trung Quốc?


Trước các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Trường Sa-Hoàng Sa và trước các biểu hiện của chính quyền Hà Nội trong thời gian gần đây mà mới nhất là hành động cấm đoán, cản trở không cho người dân đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trong trận chiến biên giới 1979, thế hệ thanh niên VN nghĩ gì, nói gì và sẽ làm gì trước nguy cơ bành trướng xâm lược của Bắc Kinh?

Ổ tin tặc là một cơ sở của Quân đội Trung Cộng ở Thượng Hải

Với nhiều dẫn chứng cụ thể, một công ty Mỹ chuyên trách an ninh mạng vào hôm nay 19/02/2013, đã đích danh tố cáo quân đội Trung Quốc nuôi dưỡng một đội ngũ tin tặc hùng hậu, tấn công vào Hoa Kỳ trong thời gian qua. 



Thủ tướng "y tá" viết chưa sạch lổi chính tả


Phát hiện thú vị của Mít Tờ Đỗ (Đỗ Hùng): Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viết sai chính tả.

Monday, February 18, 2013

Lê Phong Lan và đồng bọn có còn là con người nữa không?

 
Dối trá, bịp bợm vốn là thói thường của cộng sản bởi cộng sản nghĩa là tội ác mà tội chỉ có thể được che đậy với một lời nói dối, và lời nói dối chỉ có thể được duy trì nhờ tội ác. Và phàm kẻ nào từng đem tội ra làm phương thức để đạt đến cứu cánh thì chắc chắn sẽ buộc phải lấy dối trá làm nguyên tắc.

Tổng quát về trận chiến biên giới phía bắc năm 1979


“Lào Cai, Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn… bị phá tan hoang. Tại Cao Bằng, quân Trung Quốc phá sạch sẽ từng ngôi nhà, từng công trình, ốp mìn cho nổ tung từng cột điện. Nếu như, ở Bát Xát, Lao Cai, hàng trăm phụ nữ trẻ em bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang. Thì, tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9-3, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.”

Trung Cộng tự cho là chủ nhân dầu hỏa tại Biển Đông


Trữ lượng dầu hỏa và khí đốt tại biển Đông mà Bắc Kinh gọi là Hoa Nam vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc lại xem toàn thể tài nguyên thiên nhiên trong khu vực này là của họ. Âm mưu của Bắc Kinh độc chiếm nguồn nhiên liệu giải thích tại sao Hoa Kỳ từng bước can thiệp vào châu Á.

Loại bỏ bộ môn vật tại Thế vận hội, một quyết định khó hiểu


Ủy ban Olympic Quốc tế CIO hôm 12/2 đã gây bất ngờ và khó hiểu khi quyết định loại môn vật, một môn thể thao có lịch sử lâu đời nhất của phong trào Olympic, ra khỏi chương trình thi đấu của Thế vận hội Olympic mùa hè 2020.

Các Hồng Y có thể họp sớm bầu tân Giáo Hoàng


Vatican hôm thứ Bảy cho biết đang xem xét triệu tập hội nghị các Hồng Y để bầu tân Giáo hoàng sớm hơn dự kiến.

Bùi Tín: "Vài chuyện đã rõ về ông Hồ"


Tôi vừa nhận đựơc  bức thư ngỏ của anh về ý kiến của nhà sử học Dương Trung Quốc đối với cuốn sách nhỏ  “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”. Tôi hơi sửng sốt khi được tin này. Vì tôi quen anh Quốc, lại vừa có dịp gặp anh Quốc ở California, Hoa Kỳ 2 năm trước.

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: "Lẽ ra nhà nước phải tưởng niệm 17/2"


Cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc trong giai đoạn 1974-1987, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh phê phán nhà nước 'lảng tránh' kỷ niệm ngày Trung Quốc khởi động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ở biên giới phía Bắc của nước này vào ngày 17/2/1979.

Lãng quên hay phản bội?


Ba mươi bốn năm về trước, lúc 5 giờ 25 phút sáng ngày 17/2/1979, tiếng đại pháo của quân Trung Quốc đồng loạt khai hỏa trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, từ Phong Thổ, Lai Châu đến địa đầu Móng Cái, mở đầu một cuộc chiến, mà đối với giới lãnh đạo Bắc Kinh là “dạy cho quân côn đồ Việt Nam một bài học” như lời của Đặng Tiểu Bình.

Ám ảnh mồ chôn tập thể Pháo Đài Đồng Đăng Lạng Sơn


Thám hiểm khu mồ chôn tập thể

Nhà ông Lợi ngay gần pháo đài. Nhưng khi chúng tôi đề nghị ông dẫn đường vào trong pháo đài, ông nhất quyết từ chối. Một hồi lâu, ông mới miễn cưỡng nhận lời. “Các anh phải chuẩn bị mỗi người một chiếc đèn pin thật sáng nhé. Trong ấy tối lắm đấy”. Nói rồi ông vào trong nhà cầm thêm chiếc dao găm để tự trấn an khi dẫn chúng tôi vào thăm pháo đài.

Saturday, February 16, 2013

Arjen Robben ra tối hậu thư cho Bayern Munich


Không hài lòng với việc phải ngồi dự bị dù đã bình phục chấn thương, ngôi sao người Hà Lan đã đưa ra tối hậu thư dành cho BLĐ Bayern.

Chiến Tranh Việt-Trung (17/2): Biên giới tháng 2 về

Tháng Hai, những cây đào cổ thụ trước cổng đồn biên phòng Lũng Cú, Hà Giang, vẫn chưa có đủ hơi ấm để đâm hoa; những khúc quanh trên đèo Tài Hồ Sìn, Cao Bằng, vẫn mịt mù trong sương núi. Sáng 7-2 nắng lạnh, vợ chồng ông Nguyễn Văn Quế, 82 tuổi, nhà ở khối Trần Quang Khải 1, thị xã Lạng Sơn,   ngồi co ro kể lại cái chết 30 năm trước của con trai mình, anh Nguyễn Văn Đài.

Thoát tù Bắc Việt


Bốn mươi năm trước vào tháng Hai này, 40 tù nhân chiến tranh Mỹ đầu tiên lên chiếc máy bay C-141A từ sân bay Gia Lâm để hồi hương.
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, 591 tù nhân Mỹ được trả về đất mẹ, trong đó có chín người từ Lào, ba người từ Trung Quốc và 69 người từ miền Nam Việt Nam.

E.U: Trung Quốc nên ra tòa án Liên Hiệp Quốc

 
Một nhóm các nhà lập pháp của EU đang viếng thăm Philippines nói với giới chức nước này rằng Bắc Kinh nên tham gia quá trình trọng tài quốc tế về phân xử tranh chấp biển đảo mà Manila đã đề xuất trước Liên hợp quốc, theo truyền thông nước này.

Việt Nam: Nông thôn-Thành thị cách biệt quá lớn


Cuối năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tự hào về việc thu nhập bình quân đầu người năm 2012 của Việt Nam đã gần chạm mức 1.600 USD. Tuy vậy Thủ tướng đã không đề cập đến khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn thành thị đang gia tăng đến mức báo động.

Tập trận Cobra Gold : Công cụ giúp Mỹ củng cố uy thế quân sự ở châu Á


Cuộc thao diễn quân sự hỗn hợp thường niên Cobra Gold (Rắn hổ mang vàng) đã khai mạc ngày 12/02/2013  tại Thái Lan, và sẽ kéo dài cho đến ngày 22/02. Hình thành từ hơn 30 năm nay, mục tiêu cuộc tập trận do Hoa Kỳ và Thái Lan điều phối đã biến đổi theo tình hình khu vực để trở thành một phương tiện giúp Mỹ củng cố sự hiện diện của mình tại châu Á, và đặc biệt là Đông Nam Á.

Quân Đội, Những Người Lính Của Nhân Dân Các Anh Còn Ngủ Đến Bao Giờ ?


Đối với thế giới, uy tín của chính quyền cộng sản Việt Nam đã mất từ lâu, mất một phần khi xảy ra cuộc chiếm đóng Cambodia, mất toàn phần khi làn sóng thuyền nhân tràn lên các đại dương và xác chết của họ trôi khắp bãi bờ các quốc gia khác. 

Nhân ngày lễ "Valentine's Day" nói về tình yêu lứa đôi Cộng Sản

Valentine's - Ngày lễ Tình Yêu - Một ngày được cả thế giới quan tâm và chờ đón. Nó đặc biệt có ý nghĩa đối với những ai đang yêu. Nói về tình yêu thì người Cộng Sản cũng là con người, họ cũng biết yêu thương luyến ái. Họ cũng biết trải nghiệm sự ngọt ngào hay cay đắng của tình yêu. Nhưng vì duy ý chí, cho nên tình yêu nam nữ của người Cộng Sản cũng có những điều khác biệt.

Thursday, February 14, 2013

Ý nghĩa ngày lể Valentine 14/2


1- Nguồn gốc ngày Valentine
Một số các chuyên gia cho rằng nó được khởi nguồn từ thánh Valentinnnfy. Một số các chuyên gia cho rằng nó được khởi nguồn từ thánh Valentin thánh Valentin (Pháp: Valentin, Anh: Valentine, Ý: Valentino) , một người La Mã đã tử vì đạo do từ chối bỏ đạo Thiên Chúa. Ông mất vào ngày 14/02 năm 269, đúng vào ngày mà trước đây người ta gọi là Ngày May Rủi của Tình yêu.

Những quốc gia 'hắt hủi' lễ tình nhân Valentine


Lễ tình nhân 14-2 ngày càng được chào đón ở nhiều nơi trên thế giới, thế nhưng ở một số quốc gia như Ấn Độ, Iran, Indonesia..., những người yêu nhau lại bị ngăn cấm thể hiện tình yêu đôi lứa trong ngày vô cùng đặc biệt này.

Nhược điểm kinh tế của Việt Nam

Sau một cái Tết khá ảm đạm, dân Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế trong năm con rắn. Nhưng đâu là vấn đề, đâu là giải pháp và ai có trách nhiệm giải quyết?

Trung Cộng : Mô hình đô thị hóa không bền vững


Tại Trung Quốc, đi kèm với nền kinh tế phát triển thần tốc là một quá trình đô thị hóa diễn ra ở nhịp độ phi thường. Thế nhưng, đúng như câu "dục tốc bất đạt ", nhà cầm quyền Trung Quốc chú ý đến chuyện "nhanh"mà không xem trọng " tính bền vững ".

Trận Ấp Bắc: Thực Tế và Huyền Thoại




Nhân mùa 30/4 năm nay, sau khi nói chuyện qua phone, cựu tướng Lý Tòng Bá đã gửi tới tòa soạn một bài ký viết tay, trong đó, tướng Bá đã viết lại tỉ mỉ những sự thực về trận Áp Bắc, những sự thực mà một số sách báo ngoại quốc và CS  đã xuyên tạc hay bóp méo sự kiện.

Wednesday, February 13, 2013

Bùi Tín: "Tôi thưa bác Hồ"


Cuốn sách đồ sộ của nhà báo Huy Đức dài hàng nghìn trang Bên Thắng Cuộc đang được bàn luận sôi nổi. Người khen cũng nhiều, người chê cũng lắm. Điều bổ ích là nó giúp cho xã hội nhìn lại cuộc chiến. Có thiếu sót là tác giả không đề cập đến nhân vật Hồ Chí Minh, một nhân vật trung tâm của cuộc chiến.

Tấm bằng liệt sĩ

Với 3 người thân hy sinh cho chế độ, bà mẹ liệt sĩ, Thái Thị Tiển, 90 tuổi, hiện đang cư trú tại Phường Phước Long, Khóm Phước Thái, Tỉnh Khánh Hoà chẳng còn miếng đất để sinh sống 

Trung Cộng bị chế diễu vì phản ứng thiếu dứt khoát đối với Bắc Hàn

Một ngày sau vụ Bình Nhưỡng cứ cho thử nghiệm hạt nhân bất chấp cảnh cáo của Bắc Kinh, cư dân mạng Trung Quốc vào hôm nay 13/02/2013 đã ào ạt chế nhạo giới lãnh đạo Bắc Kinh về phản ứng quá nhẹ nhàng và thận trọng đối với đồng minh. Một số người đã không ngần ngại so sánh Bắc Triều Tiên với một con "chó điên" đã nhục mạ Trung Quốc.